PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ BACTROCERA SPP
TRÊN CÁC THỨC ĂN KHÁC NHAU
4.2.1. Đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Bactrocera spp. trên các giống nhãn
4.2.1.1. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục quả phương đông B. dorsalis
a. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến kích thước và khối lượng các pha phát dục của ruồi đục quả B. doralis
Kích thước và khối lượng cơ thể là những yếu tố quan trọng để nghiên cứu sự phát triển của quần thể côn trùng nói chung và ruồi đục quả nói riêng. Các chỉ tiêu này có mối liên quan chặt chẽ tới sức khỏe và khả năng sinh sản của ruồi đục quả. Thức ăn pha sâu non có ảnh hưởng đáng kể đển kích thước và khối lượng các pha phát dục của ruồi đục quả. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của 05 giống nhãn đến kích thước và khổi lượng các pha phát dục của ruồi đục quả B. dorsalis được thể hiện ở bảng 4.8.
Chiều dài: chiều dài cơ thể của sâu non tuổi 1 và sâu non tuổi 2 không có sự khác biệt rõ rệt khi nuôi bằng các giống nhãn khác nhau. Ở giai đoạn sâu non tuổi 3, loài B. dorsalis nuôi bằng nhãn giống Ido có kích thước nhỏ nhất (8,171mm) trong khi kích thước chiều dài nuôi bằng các giống nhãn khác không có sự khác biệt rõ rệt. Chiều dài pha nhộng của ruồi đục quả B. dorsalis đạt cao nhất khi nuôi bằng giống nhãn Miền thiết và T2, lần lượt là 5,510mm và 5,319mm. Ở pha trưởng thành thì cả trưởng thành đực và trưởng thành cái khi nuôi bằng giống Miền thiết và T2 vẫn là các công thức có kích thước chiều dài lớn nhất, lần lượt là 7,112mm, 8,865 mm đối với Miền thiết và 8,865mm, 8,689mm đối với T2.
Chiều rộng: số liệu tại bảng 4.9 cho thấy sâu non tuổi 2 khi nuôi bằng giống nhãn Ido cho kích thước chiều rộng thấp nhất (1,16mm) trong khi không có sự khác biệt rõ rệt khi nuôi bằng các giống khác. Ở pha sâu non tuổi 3, ruồi đục quả
B. dorsalis nuôi bằng giống nhãn Miền thiết và T2 cho chiều rộng lớn nhất, lần
lượt là 1,835 mm và 1,806mm, các giống nhãn khác (Hương chi, Ido và Tiêu da bò) cho kích thước chiều rộng thấp hơn và không có sự khác biệt rõ rệt. Pha nhộng của loài B. dorsalis có chiều rộng thấp nhất khi nuôi bằng giống nhãn Hương chi và Tiêu da bò, cao nhất khi nuôi bằng giống Miền thiết. Đối với pha trưởng thành, trưởng thành cái có kích thước chiều rộng lớn nhất khi nuôi bằng giống T2 (2,569mm), tiếp đó là giống Miền thiết (2,347mm) và Ido (2,353mm), thấp nhất là khi nuôi bằng giống Tiêu da bò (2,104mm).
Khối lượng các pha phát dục cũng có sự sai khác đáng kể khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau. Kết quả theo dõi khối lượng một số pha phát dục của
B. dorsalis khi nuôi bằng các giống nhãn khác nhau được thể hiện ở Bảng 4.9.
Ở pha sâu non tuổi 3 và pha nhộng, ruồi đục quả B. dorsalis khi nuôi bằng giống nhãn T2 đều cho khối lượng lớn nhất, lần lượt là 18,243 mg và 12,156 mg.
Khối lượng của trưởng thành đực không có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa thống kê khi nuôi bằng 5 giống nhãn khác nhau trong thí nghiệm. Khối lượng trưởng thành cái loài B. dorsalis nuôi bằng giống nhãn Miền thiết (15,347mg) và T2 (15,087mg) cho khối lượng lớn nhất, tiếp đó là giống Tiêu da bò (14,015mg) trong khi đó Hương chi là giống nhãn cho khối lượng trưởng thành cái thấp nhất (12,46mg).
Từ kết quả nghiên cứu này có thể thấy giống nhãn Miền thiết và T2 phù hợp với sinh trưởng của ruồi đục quả B. dorsalis. Nếu so sánh theo nhóm giống theo vùng miền thì loài B. dorsalis khi nuôi bằng giống nhãn Hương chi có kích thước, khối lượng nhỏ nhất trong nhóm giống nhãn phía Bắc trong khi đó trong nhóm giống nhãn phía Nam, dường như nuôi sâu non bằng nhãn Tiêu da bò có kích thước nhỉnh hơn so với Ido.
Chiều dài của sâu non tuổi 1 RĐQ B. dorsalis khi nuôi bằng các giống nhãn tương đương với khi nuôi bằng đu đủ, ổi hay chuối trong nghiên cứu của Waqar & cs. (2018a). Trong khi đó, chiều dài của sâu non tuổi 3 khi nuôi bằng giống nhãn Miền thiết và T2 có phần lớn hơn so với nuôi bằng đu đủ (8,44m) ổi (8,94mm) và chuối (8,34mm).
Về khối lượng, nhộng của B. dorsalis khi nuôi bằng các loại quả đu đủ, ổi hay chuối dao động từ 45mg đến 52,1mg, lớn hơn nhiều lần so với nuôi bằng các giống nhãn trong thí nghiệm này (Waqar & cs., 2018a) .
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến kích thước các pha phát dục của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
Thức ăn Trứng SN tuổi 1 SN tuổi 2 SN tuổi 3 Nhộng TT đực TT cái
Chiều dài (mm)
Hương chi 1,212a±0,019 2,507a±0,089 5,882a±0,100 8,967b±0,151 4,948a±0,064 6,815ab±0,132 8,196a±0,088 Miền thiết 1,192a±0,018 2,503a±0,072 5,775a±0,113 9,285b±0,160 5,510b±0,093 7,112b±0,077 8,865b±0,207 T2 1,214a±0,021 2,506a±0,087 5,877a±0,101 9,167b±0,119 5,319b±0,067 7,263b±0,107 8,689b±0,072 Tiêu da bò 1,212a±0,019 2,507a±0,089 5,882a±0,100 8,968b±0,151 4,948a±0,064 6,917ab±0,1141 8,464ab±0,066 Ido 1,114a±0,048 2,449a±0,092 5,772a±0,138 8,171a±0,077 4,903a±0,064 6,552a±0,116 8,460ab±0,104
F/ χ2 5,919 0,622 0,033 10,377 33,095 5,467 13,344
df 4 4 4 4 4 4 4
P 0,205 0,961 1,000 <0,001 <0,001 0,001 0,010
Chiều rộng (mm)
Hương chi 0,264a±0,006 0,460a±0,020 1,260b±0,020 1,720a±0,016 2,125a±0,035 2,068a±0,072 2,165ab±0,064 Miền thiết 0,291a±0,013 0,477a±0,029 1,373b±0,059 1,835b±0,056 2,427c±0,063 2,707c±0,081 2,347b±0,050 T2 0,263a±0,006 0,460a±0,020 1,321b±0,026 1,806b±0,022 2,362bc±0,035 2,603c±0,028 2,569c±0,057 Tiêu da bò 0,265a±0,007 0,433a±0,017 1,211b±0,033 1,722a±0,016 2,125a±0,035 2,338b±0,055 2,104a±0,056 Ido 0,269a±0,008 0,530b±0,020 1,160a±0,020 1,688a±0,005 2,174ab±0,064 2,223a±0,046 2,353bc±0,050
F/ χ2 1,928 12,732 23,046 14,641 8,000 49,585 29,853
df 4 4 4 4 4 4 4
P 0,112 0,013 <0,001 0,006 <0,001 <0,001 <0,001
Ghi chú: n: số cá thể theo dõi (n=20). Điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 28±0,5 , ẩm độ 70-80%℃
Các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05 với kiểm định Kruskal Wallis (chiều dài pha trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, nhộng, trưởng thành cái; chiều rộng pha trứng, nhộng); kiểm định One Way ANOVA (chiều dài sâu non tuổi 3, trưởng thành đực; chiều rộng sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2 và sâu non tuổi 3 trưởng thành đực và trưởng thành cái); χ2 -, df - và P - là giá trị của kiểm định Kruskal Wallis với mẫu phân bố không chuẩn; F -, df - và P - là giá trị của kiểm định One Way ANOVA với mẫu phân bố chuẩn;
65
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến khối lượng một số pha phát
dục của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
Thức ăn Sâu non tuổi 3
(mg)
Nhộng (mg)
Trưởng thành đực (mg)
Trưởng thành cái (mg)
Hương chi 17,060b±0,282 11,290ab±0,308 10,360a±0,699 12,460a±0,727 Miền thiết 17,790bc±0,238 11,810bc±0,403 11,304a±0,203 15,374c±0,285 T2 18,234c±0,201 12,156c±0,254 11,297a±0,185 15,087c±0,207 Tiêu da bò 16,005a±0,328 10,896ab±0,403 10,476a±0,203 14,015b±0,285 Ido 16,030ab±0,444 10,485a±0,366 10,742a±0,343 13,080ab±0,028
F/ χ2 29,926 4,597 8,307 30,375
df 4 4 4 4
P <0,001 <0,001 <0,081 <0,001
Ghi chú: số cá thể theo dõi n=20. Đơn vị tính : miligram (mg). Điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 28 ±0,5,℃ ẩm độ 70-80%. Các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05 với kiểm định Kruskal Wallis (sâu non tuổi 3, nhộng, trưởng thành cái); kiểm định One Way ANOVA (trưởng thành đực); χ2 -, df - và P - là giá trị của kiểm định Kruskal Wallis với mẫu phân bố không chuẩn; F -, df - và P - là giá trị của kiểm định One Way ANOVA với mẫu phân bố chuẩn;
Như vậy, có thể thấy ruồi đục quả B. dorsalis khi nuôi bằng thức ăn là giống nhãn Miền thiết và T2 có kích thước của hầu hết các pha phát dục lớn hơn khi nuôi bằng những giống nhãn còn lại; B. dorsalis khi nuôi bằng nhãn Hương chi hoặc Tiêu da bò có kích thước nhỏ nhất trong số các giống nhãn thí nghiệm.
b. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến thời gian phát dục và vòng đời của loài B.
dorsali
Thời gian phát dục các pha là yếu tố quan trọng để xác định loại thức ăn phù hợp hoặc không phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của côn trùng nói chung và ruồi đục quả nói riêng. Các loại quả tươi khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến thời gian phát dục của ruồi đục quả. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các giống nhãn khác nhau đến thời gian phát dục của ruồi đục quả B.
dorsalis được thể hiện ở Bảng 4.10.
Đối với ruồi đục quả B. dorsalis cái, giai đoạn sâu non tuổi 1 và tuổi 2 thì khi nuôi bằng Hương chi và Tiêu da bò có thời gian phát dục dài hơn hẳn khi nuôi bằng 3 giống nhãn còn lại. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 3 khi nuôi bằng nhãn giống Miền thiết có thời gian phát dục ngắn nhất (chỉ 2,06 ngày), tiếp đó là T2 (3,62 ngày) và Ido (3,55 ngày); và lớn nhất là giống Hương chi (5,42 ngày) và Tiêu da bò (5,50 ngày). Thời gian tiền đẻ trứng khi nuôi bằng giống nhãn Miền thiết là thấp nhất, chỉ có 10,35 ngày trong khi đó nuôi bằng các giống khác không có sự khác biệt rõ rệt dao động từ 13,93 – 14,55 ngày.
66
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến thời gian phát dục và vòng đời của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
Thời gian phát dục (TB±SE) (ngày) Giống nhãn n
Trứng Sâu non
tuổi 1
Sâu non tuổi 2
Sâu non
tuổi 3 Nhộng Trước
trưởng thành
Tiền đẻ trứng
Thời gian vòng đời Ruồi cái
Hương chi 64 2,05a±0,03 2,63b±0,09 2,53b±0,13 5,42c±0,30 11,09a±0,55 23,72d±0,58 14,33b±0,68 37,46d±0,90 Miền thiết 62 2,03a±0,13 1,24a±0,05 1,74a±0,08 2,06a±0,06 10,27a±0,35 17,35a±0,34 10,35a±0,16 27,71a±0,26 T2 61 2,08a±0,12 1,25a±0,06 1,46a±0,06 3,62b±0,10 10,31a±0,16 18,72b±0,20 13,93b±0,09 32,66b±0,21 Tiêu da bò 65 2,05a±0,03 2,65b±0,09 2,42b±0,15 5,40c±0,30 11,06a±0,55 23,57d±0,58 14,25b±0,68 37,82d±0,69 Ido 66 2,06a±0,10 1,21a±0,05 1,80a±0,05 3,55b±0,07 11,14b±0,11 19,76c±0,18 14,55b±0,13 34,30c±0,20
χ2 1,456 193,658 55,859 152,489 20,262 130,483 96,271 177,526
df 4 4 4 4 4 4 4 4
P 0,834 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Ruồi đực
Hương chi 70 2,00a±0,00 2,76c±0,07 2,63c±0,13 5,90c±0,34 10,89a±0,47 24,17d±0,62 Miền thiết 56 1,98a±0,13 1,32a±0,06 1,73ab±0,08 1,91a±0,05 10,04a±0,28 16,98a±0,31 T2 54 2,09a±0,13 1,26a±0,06 1,54a±0,07 3,61b±0,10 10,07a±0,19 18,57b±0,24 Tiêu da bò 69 2,00a±0,00 2,74c±0,07 2,39c±0,13 5,90c±0,34 10,81a±0,48 23,84d±0,60 Ido 64 2,02a±0,11 1,77b±0,12 1,86b±0,05 3,31b±0,10 11,00b±0,14 19,95c±0,17
χ2 1,346 165,984 57,331 158,195 14,425 142,365
df 4 4 4 4 4 4
P 0,854 <0,001 <0,001 <0,001 0,006 <0,001
Ghi chú: n là số cá thể theo dõi, Điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 28±0,5 , ẩm độ 70-80%. Các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ ℃ 0,05 với kiểm định Kruskal Wallis; χ2 -, df - và P - là giá trị của kiểm định Kruskal Wallis.
67
68 Thời gian vòng đời của B. dorsalis dài nhất khi nuôi bằng nhãn Hương chi (37,46 ngày) và Tiêu da bò (37,82 ngày); ngắn nhất là nuôi bằng nhãn Miền thiết (27,71 ngày), sau đó là T2 (32,66 ngày).
Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả B. dorsalis đực khi nuôi trên các giống nhãn khác nhau cũng ghi nhận giá trị thấp nhất khi nuôi bằng giống nhãn Miền thiết, tiếp đó là T2. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 3 đạt dài nhất khi nuôi bằng nhãn Hương chi (5,90 ngày) và Tiêu da bò (5,90 ngày), tiếp đó là T2 (3,61 ngày) và Ido (3,31 ngày); ngắn nhất là nuôi bằng Miền thiết (1,91 ngày). Tương tự xu hướng của sâu non tuổi 3, thời gian trước trưởng thành của loài B. dorsalis khi nuôi bằng giống nhãn Miền thiết là ngắn nhất (16,98 ngày), tiếp đó là T2 (18,57 ngày) và dài nhất là khi nuôi bằng Hương chi (24,17 ngày) và Tiêu da bò (23,84 ngày).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Zhu & cs. (2022) , pha nhộng của RĐQ B. dorsalis khi nuôi bằng các giống nhãn Hương chi, Ido và Tiêu da bò kéo dài hơn so với khi nuôi bằng cam (10,62 ngày), đào (9,90 ngày) và táo (10,30 ngày).
Rõ ràng, thời gian của hầu hết các pha phát dục cũng như thời gian vòng đời của ruồi đục quả B. dorsalis đực, cái khi nuôi sâu non bằng giống nhãn Miền thiết là ngắn nhất, tiếp đó là giống nhãn T2 và dài nhất là khi nuôi bằng nhãn Hương chi.
c. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến một số chỉ tiêu sinh sản của B. dorsalis
Kích thước, khối lượng lượng đặc biệt là kích thước của sâu non và nhộng có mối liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản của ruồi đục quả. Thông thường ruồi đục quả với khối lượng và kích thước lớn hơn sẽ có khả năng sinh sản tốt hơn (Singh & cs., 2010). Các chỉ tiêu sinh sản của B. dorsalis khi sâu non được nuôi trên 5 giống nhãn khác nhau và trưởng thành được bổ sung thức ăn nhân tạo là men khô trộn đường theo tỷ lệ 1:4 được thể hiện ở bảng 4.11.
Số lượng trứng đẻ trong một ngày tương đối đồng đều, không có sự sai khác rõ rệt giữa 4 giống Hương chi, Miền thiết, T2 và Tiêu da bò, dao động từ 11,21 đến 12.69 trứng/ruồi cái/ngày, lớn hơn hẳn khi nuôi sâu non bằng giống
69 Ido (9,14 trứng/ruồi cái/ngày). Thời gian đẻ trứng và tuổi thọ của trưởng thành cái loài B. dorsalis khi nuôi bằng giống nhãn T2 là dài nhất (lần lượt là 50,88 ngày và 68,35 ngày), tiếp đó là Miền thiết (lần lượt là 46,97 ngày và 60,94 ngày).
Thời gian đẻ trứng của ruồi đục quả Phương đông khi nuôi sâu non bằng giống nhãn Hương chi và Tiêu da bò là ngắn nhất, đều đạt 11,25 ngày. Xét về chỉ tiêu tuổi thọ của trưởng thành cái thì B. dorsalis nuôi bằng nhãn Ido có thời gian ngắn nhất, chỉ đạt 43,95 ngày.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến một số chỉ tiêu sinh sản
của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
Chỉ tiêu theo dõi n Thời gian đẻ
trứng (ngày)
Tuổi thọ trưởng thành cái (ngày)
Số trứng đẻ hàng ngày (trứng/ruồi
cái/ngày)
Tổng số trứng đẻ (trứng/ruồi cái)
Hương chi 64 11,25a±0,81 48,69b±1,33 12,69b±0,78 142,76a±12,84 Miền thiết 62 46,97c±0,22 60,94c±0,35 11,61b±0,12 544,50c±4,47
T2 61 50,88d±0,29 68,35d±0,32 11,21b±0,10 570,38c±5,66 Tiêu da bò 65 11,25a±0,80 48,73b±1,34 12,61b±0,76 141,86a±12,84
Ido 66 26,09b±0,47 43,95a±0,47 9,14a±0,15 239,29b±6,15
F/ χ2 280,35 210,94 8,53 532,73
df 4 4 4 4
P <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Ghi chú: n: số cá thể theo dõi; Điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 28±0,5 , ẩm độ 70-80%. Các chữ khác℃ nhau trong cùng một cột biểu diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05 với kiểm định Kruskal Wallis (tuổi thọ của trưởng thành cái, thời gian đẻ trứng, tổng số trứng đẻ ); kiểm định One Way ANOVA (Số trứng đẻ trong ngày); χ2 -, df - và P - là giá trị của kiểm định Kruskal Wallis với mẫu phân bố không chuẩn; F -, df
- và P - là giá trị của kiểm định One Way ANOVA với mẫu phân bố chuẩn;
Tỷ lệ thuận với thời gian đẻ trứng và số trứng đẻ trong ngày, tổng số trứng đẻ của ruồi đục quả B. dorsalis khi nuôi sâu non bằng giống nhãn Miền thiết (544,5 trứng/ruồi cái/ngày) và T2 (570,38 trứng/ruồi cái/ngày) là lớn nhất và không có sự sai khác rõ rệt khi nuôi bằng hai giống này. Tổng số trứng đẻ khi nuôi bằng nhãn Hương chi và Tiêu da bò đạt thấp nhất, lần lượt là 142,76 trứng/ruồi cái/ngày và 141,86 trứng/ruồi cái/ngày.
Thời gian đẻ trứng và tổng số trứng đẻ của ruồi đục quả B. dorsalis trong
thí nghiệm này được chia thành 3 nhóm riêng biệt, cụ thể là nhóm cao Miền thiết
70 và T2, nhóm trung bình là Ido và nhóm thấp là Hương chi và Tiêu da bò. Khi nuôi sâu non RĐQ B. dorsalis bằng cam, đu đủ và táo người ta đã ghi nhận thời gian đẻ trứng dài hơn hẳn dao động từ 59,35 ngày đến 73,48 ngày và tổng số trứng lớn hơn nhiều lần, dao động từ 723,21 trứng đến 1.157,33 trứng (Zhu &
cs., 2022).
d. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của loài B. dorsalis.
Các chỉ tiêu về sức tăng quần thể gồm thời gian một thế hệ, thời gian nhân đôi quần thể, giới hạn phát triển, hệ số nhân của một thế hệ hay tỷ lệ tăng tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với thức ăn pha sâu non. Các loại quả tươi khác nhau với các đặc điểm sinh hóa khác nhau cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu về sức tăng quần thể. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 5 giống nhãn khác nhau đến một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của B.
dorsalis được thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến một số chỉ tiêu sức tăng
quần thể của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
Giống nhãn n
Thời gian 1 thế hệ (T)
(ngày)
Thời gian nhân đôi quần thể (DT) (ngày)
Giới hạn phát triền
(λ))
Hệ số nhân của một thế
hệ Ro (cái/cái)
Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) (cái/cái/ngày)
Hương chi 64 40,05a±0,63 6,61c±0,17 1,110a±0,003 66,26a±6,13 0,105a±0,003 Miền thiết 62 41,13a±0,16 5,04a±0,02 1,147c±0,001 286,08c±2,35 0,138c±0,001 T2 60 48,87c±0,12 5,94b±0,01 1,124b±0,00 300,19d±2,98 0,117b±0,001 Tiêu da bò 64 40,04a±0,63 6,60c±0,17 1,111a±0,003 66,76a±6,18 0,105a±0,003 Ido 66 46,89b±0,46 5,90b±0,06 1,125b±0,001 246,52b±3,77 0,117b±0,001
F/ χ2 206,956 117,505 144,159 263,650 142,371
df 4 4 4 4 4
P <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Ghi chú: *TB±SE; n: số cá thể theo dõi; Điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 28±0,5 , ẩm độ 70-80%. Các℃ chữ khác nhau trong cùng một cột biểu diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05 với kiểm định Kruskal Wallis (thời gian một thế hệ, thời gian nhân đôi quần thể, Hệ số nhân một thế hệ, tỷ lệ tăng tự nhiên);
kiểm định One Way ANOVA (giới hạn phát triển); χ2 -, df - và P - là giá trị của kiểm định Kruskal Wallis với mẫu phân bố không chuẩn; F -, df - và P - là giá trị của kiểm định One Way ANOVA với mẫu phân bố chuẩn;
71 Thời gian một thế hệ (T) của loài B. dorsalis đạt giá trị lớn nhất khi nuôi bằng giống nhãn T2 (48,87 ngày) trong khi giá trị này khi nuôi bằng các giống nhãn Hương chi, Miền thiết và Tiêu da bò là thấp nhất và không có sự khác biệt rõ rệt ở mức có ý nghĩa thống kê. Thời gian nhân đôi quần thể (DT) khi nuôi bằng giống nhãn Miền thiết là ngắn nhất (5,04 ngày).
Hệ số nhân của một thế hệ Ro là chỉ số quan trọng về sự phát triển quần thể, phụ thuộc chặt chẽ vào số lượng trứng đẻ của côn trùng. Tỷ lệ này đạt giá trị cao nhất khi nuôi bằng nhãn giống T2 (300,19 cái/cái), tiếp đó là giống nhãn Miền thiết (286,08 cái/cái) trong khi đó giá trị Ro của loài B. dorsalis khi nuôi bằng giống Hương chi và Miền thiết là thấp hơn nhiều lần, chỉ đạt lần lượt là 66,26 cái/cái và 66,76 cái/cái. Tỷ lệ tăng tự nhiên khi nuôi bằng giống nhãn Miền thiết là cao nhất (0,138 cái/cái/ngày), giá trị này đạt thấp nhất khi nuôi bằng giống Hương chi và Tiêu da bò, đều là 0,105 cái/cái/ngày.
Từ các thông số đặc điểm sinh học như kích thước, khối lượng, thời gian phát dục, các đặc điểm sinh sản hay các chỉ tiêu sức tăng quần thể cho thấy RĐQ
B. dorsalis sinh trưởng phát triển tốt nhất theo chiều giảm dần từ Miền thiết→ T2
→ Ido→ Tiêu da bò và Hương chi. Xu hướng này có mối tương quan nghịch với độ Brix của các giống nhãn theo kết quả được trình bày tại bảng 4.28 Các giống nhãn có độ Brix càng thấp thì càng thích hợp với RĐQ B. dorsalis. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Than The Anh & cs. (2022), thời gian phát dục các pha của B. dorsalis dài hơn, số lượng trứng đẻ trong ngày thấp nhất khi nuôi bằng thức ăn giàu đường so với khi nuôi bằng thức ăn tiêu chuẩn hay thức ăn giàu protein. Như vậy, có thể hiểu hàm lượng đường có mối tương quan nghịch với sự sinh trưởng phát triển của ruồi đục quả B. dorsalis.
4.2.1.2. Ảnh hưởng của các giống nhãn đến một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục quả ổi B. correcta
Kết quả điều tra ngoài đồng và nghiên cứu tập tính lựa chọn ký chủ của loài
B. correcta đều cho thấy loài B. correcta không đẻ trứng thành công vào trong quả nhãn của cả 5 giống nhãn trong thí nghiệm trừ trường hợp quả nhãn có vết châm cơ giới. Nghiên cứu này nhằm tìm đáp án cho câu hỏi, trong trường hợp không có rào cản là vỏ quả thì liệu đặc tính sinh hóa của cùi nhãn của 5 giống nhãn trong thí nghiệm có ảnh hưởng thế nào đến các chỉ tiêu sinh học của B.
correcta.