Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo vệ hiến pháp Ở trung quốc và giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM

3.1. Thực trạng cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam

3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, Hiến pháp được xác định là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lý cao nhất. Bảo đảm tính tối cao của Hiến Pháp trong hệ thống pháp luật luôn là vấn để được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Gần 70 năm lịch sử lập hiến Việt Nam gắn với các bước thăng trầm của cách mạng Việt Nam, phục vụ cho mục tiêu giải phóng đất nước, thống nhất tổ.quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cho - đến nay, đất nước chúng ta có 5 bản Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980,1992, 2013). Trong đó, Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 là Hiến pháp của thời kỳ trước đổi mới, Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới về mọi mặt, đem lại nhiều tín hiệu khả quan cho đất nước.

Hiến pháp.năm 2013 là bản Hiến pháp mới nhất (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014). Nói Chung vấn đề bảo hiến trước đối mới chưa được quan tâm nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau như quan điểm, điều kiện lịch sử, nhiệm vụ của Nhà nước..nhiều quy định trong các văn bản pháp luật còn mâu thuẫn với nhau và với quy định của Hiến pháp nhưng mặc nhiên vẫn tồn tại.

Vấn đề này ở Hiến pháp thời kỳ đổi mới,đặc biệt tại bản Hiến pháp mới nhất – Hiến pháp năm 2013 đã cơ bản được nhiều người quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có giải pháp hiệu quả.

Cụ thể, quy định về bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hoạt động bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm do nhiều chủ thể thực hiện:

+ Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Ủy ban thường

vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thuộc Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

+ Cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Thủ tướng

chính phủ, Bộ trường. Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp;

+Cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm

sát nhân dân tối cao;

+ Bảo vệ Hiến pháp bằng chế định Chủ tịch nước.

Thứ hai, về nội dung hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam:

Một là, về giải thích hiến pháp.

Giải thích hiến pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội – chủ thể thuộc nhánh lập pháp. UBTVQH là một thiết chế đặc biệt xuất hiện ở những quốc gia có sự ảnh hưởng của mô hình pháp luật Xô Viết như Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Lập luận để trao quyền giải thích hiến pháp cho UBTVQH thường được diễn giải như sau: nhánh lập pháp làm ra luật nên có khả năng hiểu và xác định đúng nhất hiệu lực, phạm vi áp dụng của đạo luật; chỉ có Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân mới là tiếng nói của dân trong hoạt động giải thích; Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Hiến pháp là đạo luật tối cao nên Toà án là cơ quan có địa vị thấp hơn nên không thể giải thích một văn bản của cơ quan cấp trên.

Hai là, về giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành. Giám sát kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Theo quy định hiện hành, thẩm quyền giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các chủ thể có thẩm quyền, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân;

Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các chủ thể có thẩm quyền. Ủy ban pháp luật của Quốc hội còn giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mình phụ trách;

Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp;

Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.

Việc giám sát, kiểm tra được thực hiện đối với cả các văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực,

Ba, là, về xử lý văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp

Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trải với Hiển pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao trái với Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trải với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trãi với văn bản về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành và hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hủy bỏ hoặc bãi bỏ.

Thứ ba, về chủ thể có quyền yêu cầu bảo vệ Hiến pháp.

Khi phát hiện vi phạm Hiến pháp, theo quy định hiện nay chỉ một số chủ thể có thẩm quyền mới có thể yêu cầu việc bảo hiến như quy định thể thẩm quyền của các cơ quan ở trên. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện vi phạm có thể kiến nghị để các chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc kiểm

tra, giám sát và xử lý những văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp.

Thứ tư, về thủ tục bảo hiến. Thông qua hoạt động giám

sát, kiểm tra, tự kiểm tra để phát hiện những nội dung, những văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp. Từ đó, xem xét, đánh giá nội dung, mức độ trái pháp luật của văn bản và hướng xử lý; biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra (nếu có). Các cơ quan, người có thẩm quyền có thể đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung trái Hiến pháp;

hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp.

Như vậy, xét dưới góc độ pháp lý, hoạt động bảo hiến ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:

Một là, thẩm quyền bảo hiến được giao cho nhiều cơ quan

cùng thực hiện, hình thành cơ chế bảo hiến phi tập trung;

Hai là, hoạt động bảo hiểm thực hiện thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra của các chủ thể có thẩm quyền: khi phát hiện có hành vi vi phạm Hiến pháp, các chủ thể này tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý;

Ba là, hoạt động bảo hiến chủ yếu ở Việt Nam là xem xét và bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Bảo vệ hiến pháp Ở trung quốc và giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w