Một số giải pháp cần thực hiện để chuẩn bị cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo vệ hiến pháp Ở trung quốc và giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM

3.3. Một số giải pháp cần thực hiện để chuẩn bị cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam

việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Từ những hạn chế, bất cập trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp trên đây cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu để đề xuất giải pháp hữu hiệu phục vụ việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì,

mục đích của Nhà nước pháp quyền là bảo vệ các quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong khi đó, cơ chế bảo hiến lại chính là bảo đảm để các quyền của công dân không bị vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và là bảo đảm để mọi chủ thể phải chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Hiện nay trong giới khoa học pháp lý, xung quanh vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam như thế nào, tổ chức theo mô hình nào còn có nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể là:

Quan điểm thứ nhất cho rằng Việt Nam cần thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách (Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến) để thực hiện chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập của cơ chế bảo hiến hiện nay. Theo quan điểm này, cơ quan bảo hiến chuyên trách do Quốc hội thành lập, có vị trí độc lập với chính Quốc hội và các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp, tư pháp. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này là xem xét, phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; xem xét, phán quyết đối với hành vi của cán bộ, công chức nhà nước xâm phạm đến quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; xem xét tính hợp hiến của cuộc trưng cầu ý dân, của cuộc bầu cử; giải thích Hiến pháp. Tuy nhiên, đối với văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành thì những người theo quan điểm này cho rằng cơ quan bảo hiến chuyên trách không có quyền huỷ bỏ mà chỉ có

quyền đình chỉ thi hành (hoặc tuyên bố không áp dụng) nếu văn bản đó trái Hiến pháp và đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định;

Quan điểm thứ hai cho rằng, cơ quan bảo hiến chuyên trách chỉ cần thiết cho một Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, khi mà quyền tư pháp độc lập và ngang bằng với quyền lập pháp. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên không thể có một cơ quan nào đứng trên Quốc hội để phán xử hành vi của Quốc hội. Vì vậy, quan điểm này cho rằng không nên thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách mà trao cho hệ thống cơ quan tư pháp (cụ thể là Toà án) chức năng kiểm soát lập pháp và hành pháp. Theo đó, trong một vụ việc cụ thể, công dân có thể yêu cầu Toà án xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng đối với mình; nếu Toà án cho rằng yêu cầu này là có căn cứ thì có quyền từ chối áp dụng văn bản đó và kiến nghị cơ quan đã ban hành văn bản để có cách thức xử lý. Như vậy, Toà án không có quyền trực tiếp huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ tuyên bố không áp dụng văn bản đó trong từng trường hợp cụ thể. Cùng với thẩm quyền này, Toà án cũng được trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp;

Quan điểm thứ ba cho rằng, một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng cơ chế bảo hiến chuyên trách là phải có một hệ thống tư pháp phát triển, trong sạch, một đội ngũ chuyên gia pháp luật có bản lĩnh chính trị, chí công vô tư, có trình độ hiểu biết pháp luật, đồng thời, ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân phải cao… Vì vậy, trong điều kiện nước ta

hiện nay, chưa nên thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách mà cần tiếp tục duy trì cơ chế bảo hiến hiện hành. Theo đó, chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng thực hiện, trong đó đặc biệt đề cao vai trò giám sát tối cao của Quốc hội, hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân. Quan điểm này cho rằng, cần tiếp tục duy trì và tăng cường hiệu quả của cơ chế bảo hiến hiện hành như tăng cường công tác thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến trước khi thông qua luật, pháp lệnh và công tác kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực để phát hiện và xử lý kịp thời văn bản trái Hiến pháp.

Trong tương lai, khi cơ chế quyền lực đã có nền tảng vững chắc thì chúng ta sẽ hướng tới thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách như mục tiêu của Đảng đã đề ra. Vấn đề là chúng ta nên lựa chọn mô hình nào để phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam.

Trong điều kiện của Việt Nam, trong điều kiện văn hóa pháp luật Việt Nam Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa pháp luật Pháp (trong thời kỳ Pháp thuộc) và văn hóa pháp luật Nga (trong thời Xô Viết) đều là những nền pháp luật thuộc văn hóa pháp luật Châu u. Hơn nữa, trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh thế thị trường và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Việt Nam lại tiếp tục chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu u lục địa. Bộ máy nhà nước cũng chịu ảnh hưởng nhiều của mô hình Cộng hòa nghị viện vì vậy mô hình tòa án Hiến pháp là mô hình phù hợp nhất đối với Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải có quyết tâm chính trị của chính

quyền cũng như sự giác ngộ chính trị của nhân dân.Cần phải gạt bỏ khỏi đầu óc tư duy chính trị ấu trĩ và lỗi thời rằng: trong nhà nước xã hội chủ nghĩa có một cơ quan nào đó, có một tập thể nào đó, có một con người nào đó không thể mắc sai lầm, họ luôn luôn đúng, luôn luôn sáng suốt, họ là thánh thần. Quốc hội gồm những con người bằng xương bằng thịt, họ không phải là thánh thần vì vậy những luật do Quốc hội làm ra cũng có thể vi hiến, cũng có thể có những khuyết tật. Cần phải có một cơ quan bảo hiến cho Việt Nam trong một thời tương7 lai ngắn nhất, gần nhất.

Một phần của tài liệu Bảo vệ hiến pháp Ở trung quốc và giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w