Giá trị tham khảo về cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Trung Quốc cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo vệ hiến pháp Ở trung quốc và giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM

3.2. Giá trị tham khảo về cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Trung Quốc cho Việt Nam

Có thể thấy cơ chế bảo vệ hiến pháp của Trung Quốc và Việt Nam tương đối giống nhau, khi mà cơ quan đẹp pháp đồng thời là cơ quan bảo hiến. Tuy nhiên vẫn có một số quy định khác biệt trong cơ chế bảo vệ hiến pháp của hai quốc gia, trong đó có nhiều quy định về bảo vệ hiến pháp ở Trung Quốc mà pháp luật Việt Nam cần học tập, cụ thể như:

3.2.1. Về ban hành và giải thích pháp luật:

Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 tại Điều 58 quy định chủ thể thực hiện quyền lập pháp của Nhà nước: Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện quyền lập pháp. Điều 67 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của UBTVQH Trung Quốc: (i) Sửa đổi Hiến pháp, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp; (ii) Ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật mà các văn bản này không do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc ban hành và sửa đổi; (iii)

Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, có thể bổ sung hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc ban hành, nhưng không được mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của những văn bản pháp luật này;

(iv) Giải thích pháp luật.

Như vậy, UBTVQH Trung Quốc được Hiến pháp trao cho quyền lực lập pháp như một Quốc hội. Việc Ủy ban Thường vụ có quyền lực lập pháp do cơ quan thành lập ra nó là Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc tổ chức mỗi năm có một phiên họp, với số lượng đại biểu hùng hậu (gần 3.000 thành viên) sẽ không đảm bảo tính chuyên nghiệp, tinh hoa và thống nhất. Các đại biểu không có tính gắn kết cao, hoạt động sẽ rời rạc, hoạt động không thường xuyên và mang tính hình thức nên rất khó đưa ra được ý kiến tập trung, vì vậy đồng nghĩa với việc ảnh hưởng và quyền lực thực sự nằm trong một Ủy ban thường trực gồm khoảng trên 160 thành viên được bầu từ các đại biểu Đại hội với tần suất họp và làm việc thường xuyên mỗi tháng một lần, đó chính là UBTVQH Trung Quốc.

Tuy nhiên đối với Việt Nam, theo Điều 74 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, UBTVQH được giao: “Ra pháp lệnh về

những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”. Có thể nói rằng đây là 02 nhiệm vụ vô cùng quan

trọng, nó thể hiện quyền hạn của UBTVQH mà không một cơ quan nào có được.

Ủy ban Thường vụ “ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao” là một chức năng rất gần với “lập pháp” của Quốc hội (pháp lệnh phải nằm trong chương trình lập pháp của Quốc hội), thực chất là bổ sung vào những vấn đề thiếu vắng

luật hoặc luật điều chỉnh không đầy đủ. Có ý kiến cho rằng pháp lệnh trong một chừng mực nào đó còn tồn tại do chủ yếu của sự vắng luật chứ không phải là do luật chưa điều chỉnh một cách đầy đủ - sự thiếu hụt của luật. Với việc ngày càng nâng cao vai trò lập pháp của Quốc hội, UBTVQH hiện nay chỉ được phép làm pháp lệnh trong phạm vi chương trình cho phép của Quốc hội và có thể bị Chủ tịch nước phủ quyết. Chính những đặc điểm này đã hạn chế chức năng ra pháp lệnh của UBTVQH nhằm tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội.

UBTVQH thời gian qua mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể thực hiện chức năng giải thích pháp luật một cách hiệu quả. Điều này có thể lý giải bởi các lý do sau: (i) UBTVQH không có các chất liệu đời sống từ phía người dân để cân bằng với các quy phạm hiến định, pháp định từ phía cơ quan nhà nước; (ii) Họ nhìn các quy định hiến định và pháp định dưới con mắt của người trong cuộc chứ không phải dưới con mắt của chủ thể phản biện, chủ thể đánh giá; (iii) Tư cách của họ không hoàn toàn độc lập với các chủ thể lập pháp, lập hiến, bởi vì họ là chủ thể đắc lực tham gia vào quá trình lập pháp, lập hiến đó.

Như vậy có thể thấy, nếu như UBTVQH Việt Nam chỉ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng pháp lệnh (văn bản dưới luật) thì UBTVQH Trung Quốc lại là cơ quan làm luật.

Theo Hiến pháp năm 2013, UBTVQH Việt Nam chỉ được quy định giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thì Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 trao cho UBTVQH Trung Quốc thẩm quyền giải thích pháp luật. UBTVQH Trung Quốc – một chủ thể mang quyền lực nhà nước có quyền giải thích mọi văn bản có

nội dung chứa quy phạm pháp luật, điều này khác với Việt Nam chưa có bất cứ một quy định nào về giải thích các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác (ngoài quy định giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh).

Nhu vậy, trên cơ sở tham khảo pháp luật về bảo vệ hiến pháp của Trung Quốc, pháp luật Việt Nam có thể quy định mở rộng hơn thẩm quyền ban hành và giải thích pháp luật của ủy ban thường vụ quốc hội Để có thể thực hiện hiệu quả và toàn diện hơn chức năng bảo vệ hiến pháp.

3.2.2. Về việc giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và luật của các cơ quan nhà nước khác.

Với tư cách là cơ quan thường trực của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, UBTVQH của Việt Nam và UBTVQH của Trung Quốc đều đóng vai trò quan trọng nhất định trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực nhà nước. Cả hai cơ quan đều có thẩm quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp. Phạm vi giám sát của UBTVQH hai nước đều bao gồm: Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh hoặc tương đương. Tuy nhiên, các quy định của Hiến pháp hai quốc gia về quyền kiểm soát của hai cơ quan cũng có những điểm khác biệt quan trọng, cụ thể:

Một là, đối với thẩm quyền bãi bỏ các văn bản, UBTVQH của Việt Nam chỉ có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

Nếu các văn bản đó trái với Hiến pháp hoặc luật thì UBTVQH đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất. UBTVQH có quyền bãi bỏ các

văn bản có cùng tính chất vi phạm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thậm chí có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nếu Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của người dân.

UBTVQH của Trung quốc bãi bỏ các văn bản pháp quy hành chính, quyết định và mệnh lệnh trái với Hiến pháp và pháp luật của Quốc vụ viện; bãi bỏ các văn bản pháp quy và quyết định có tính địa phương do cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương ban hành trái với Hiến pháp, pháp luật và văn bản pháp quy hành chính.

Hai là, UBTVQH của Trung Quốc có một đặc quyền tương tự như Quốc hội Trung Quốc mà UBTVQH Việt Nam không có đó là quyền thành lập các ủy ban điều tra lâm thời. Theo Điều 71 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc, UBTVQH Trung Quốc nếu thấy cần thiết có thể thành lập ủy ban điều tra đối với các vấn đề đặc biệt và căn cứ vào báo cáo của ủy ban điều tra để ra các quyết định tương ứng. Ủy ban điều tra khi tiến hành điều tra, tất cả các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội và công dân có liên quan đều có nghĩa vụ cung cấp tài liệu cần thiết khi cơ quan này yêu cầu.

Một phần của tài liệu Bảo vệ hiến pháp Ở trung quốc và giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w