Các nhân tỗ ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng tại NHCSXH

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 22 - 34)

1.3 Phát triển hoạt động tín dụng tại NHCSXH

1.3.3 Các nhân tỗ ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng tại NHCSXH

Những vấn đề bên trong NHCSXH là những nhân tổ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển HĐTD tại NH

- Chính sách về sản phâm: NHCSXH cần tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phù hợp từng đối tượng chính để KH lựa chọn gói sản phẩm phù hợp. Sự linh hoạt và phù hợp của chính sách sản phâm có thể hỗ trợ nhân viên tín dụng trong việc đưa ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục sản phẩm cho vay hiệu quả.

- Chính sách về giá cả (lãi suất, phí): Với các sản phẩm là các khoản tín dụng ngân hàng cung cấp ở đây thì giá cả chính là lãi suất cho vay, phí dịch vụ. Các đối

tượng của NHCSXH đều là các đối tượng chính sách, có điều kiện kinh tế khó khăn

nên chính sách về giá rất quan trọng

- Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng hợp lý vừa góp phần nâng cao chất lượng, giảm thiêu rủi ro tin dụng vừa đảm bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho KH, tạo điều kiện nhằm mở rộng tín dụng.

- Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ tín dụng: Yếu tố con người là nhân tố quan trong trong bắt cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Công tác tô chức nhân viên cán bộ là quá trình xây dựng và định rõ các công việc, mối liên hệ giữa các phòng ban trong NH một cách hợp lý, nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ.

- Chính sách tuyên truyền quảng cáo: Nhận diện thương hiệu và truyền bá sản

phẩm là yếu tố góp phần thúc đây HĐTD của NHCSXH.

12

- Kiểm soát nội bộ: Theo dõi và giám sát các hoạt động nghiệp vụ của

NHCSXH là quá trình liên tục đề thu thập thông tin về tình hình tín dụng, từ đó phát

hiện các vi phạm pháp luật, quy chế, thể lệ, chính sách và nguyên tắc cho vay, nhằm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

1.3.3.2 Các nhân tổ khách quan

- Yếu tố KH: KH cần có đạo đức tốt, tình hình tài chính ổn định, khả năng

thanh toán đầy đủ và khả năng chống đỡ rủi ro. Đồng thời, mục đích sử dụng vốn vay phải cam kết được sử dụng đúng mục đích của chính phủ để hỗ trợ đối tượng chính sách.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong HĐTD.

Trong nền kinh tế phát triển, đối tượng chính sách có nhiều cơ hội và việc làm ôn định, là tiền đề quan trọng trong việc trả vốn và lãi cho NH. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đòi hỏi sự thận trọng hơn trong việc quản lý rủi ro và đảm bảo tính an toàn của vôn.

- Môi trường chính trị xã hội: Sự ôn định trong chính trị và xã hội đóng vai trò quan trọng làm nền tảng cho sự tin tưởng của nhân dân vào đường hướng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ban hành chính sách tiến bộ và phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế đề hỗ trợ các đối tượng chính sách

- Môi trường pháp lý: pháp luật có những quy định về HĐTD, bắt buộc mọi chủ thê tham gia trong quan hệ tín dụng đều phải tuân theo, phải thực hiện tốt nghĩa vụ và được bảo vệ quyên lợi.

CHUONG 2: THUC TRANG VE HOAT DONG TIN DUNG TAI NHCSXH TINH THAI BINH GIAI DOAN 2021-2023

2.1 Giới thiệu khái quát về NHCSXH tỉnh Thái Bình

2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH tỉnh Thái Bình

Vào năm 2003, đồng loạt các NHCSXH tại các tỉnh và thành phố trên địa bàn

toàn quốc được thành lập. Trong số đó, NHCSXH tỉnh Thái Bình cũng được khai

trương và bắt đầu hoạt động vào ngày 1 1/3/2003. Lễ khai trương NHCSXH tỉnh Thái

Bình đánh dấu sự khởi đầu chính thức của NH trong lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau 20 năm hoạt động, chi nhánh đã vượt qua nhiều thử thách và khó khăn, từng bước hoàn thiện nâng cao và đạt được nhiều thành công dang ké cho tỉnh trong lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đóng góp của đơn vị đã đóng vai trò

quan trọng trong mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa

ban tinh Thái Bình. Hiện tại, trụ sở của NHCSXH tỉnh Thái Binh đặt tại Số 140, phố

Lê Lợi, Phường Đề Thám, Thành phố Thái Bình, Tinh Thái Bình với mã số thuế là

0100695387-012. Các phòng giao dịch đều có mặt tại các huyện thành phố: phòng giao dịch Thành phố, Phòng giao dịch Đông Hưng, phòng giao dịch Hưng Hà, phòng giao dịch Quỳnh Phụ, phòng giao dịch Thành phố Vũ Thư, phòng giao dịch Kiến Xương, phòng giao dịch Tiền Hải.

Về tô chức bộ máy hoạt động, hiện nay NHCSXH tỉnh Thái Bình có tổng 7

phòng giao dịch, Số lượng Cán bộ công nhân viên tại đơn vị gồm 109 người, trong

đó: 7 Giám đốc, 7 Phó giám đốc, 23 cán bộ Tổ kế toán ngân quỹ, 58 cán bộ Tổ kế

hoạch nghiệp vụ tín dụng và 14 bảo vệ.

Tình hình lao động tạ NHCSXH tỉnh Thái Bình có định biên nhân sự ổn định.

Trong lĩnh vực quản lý nhân sự, NHCSXH tỉnh Thái Bình quan tâm đặc biệt đến vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, không phụ thuộc vào bat ky diéu kién kinh tế nào. Đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định đối với sự thành công của các tô chức, doanh nghiệp và cơ quan đơn vị. Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, sự hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và công nghệ,

14

đội ngũ cán bộ với kỹ năng và kiến thức phong phú trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này đặc biệt nhân mạnh tầm quan trọng của việc quản lý nguồn nhân lực và phân bổ cán bộ một cách hợp lý, ảnh hưởng sâu rộng đến hiệu quả làm việc của NHCSXH tỉnh Thái Bình cũng như các tổ chức NH khác.

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại NHCSXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2023

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Số Số Số

Chỉ tiêu lượng | Tỷlệ | lượng | Tỷlệ | lượng | Tỷ lệ

(người) (người) (người)

Tổng số lao động 104 100% 104 100% 109 100%

Phân theo trình độ

Sau đại học 3 3% 4 4% 8 7%

Đại học 79 76% 78 75% 80 73%

Cao đẳng 10 10% 10 10% 10 9%

Phổ thông 12 12% 12 12% 12 11%

Phân theo giới tính

Nam 32 31% 32 31% 33 30%

Nữ 72 69% 72 69% 76 70%

(Nguôn: NHCSXH tỉnh Thái Bình)

Tổ chức bộ máy tại NHCSXH được thiết kế một cách tinh gọn nên số lượng nhân viên ở mức trung bình

Về trình độ chuyên môn, tỷ lệ cán bộ có bằng Đại học chiếm phần lớn và không có sự biến động đáng kể. Phần trăm cán bộ có trình độ cao hơn Đại học là khoảng 7%. Do đó, cần khuyến khích cán bộ tham gia các khóa đảo tạo sau Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn và cách tiếp can van dé, đề đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.

Về giới tính, sô lượng nhân viên nữ cao hơn khoảng I.5 lân so với nhân viên

nam. Tinh chat công việc liên quan đến việc cần thận, ti mi và làm việc liên quan đến chứng từ, nên phù hợp với giới tính nữ hơn.

Tổng kết lại, việc phân bé va giao việc lao động tại NHCSXH được thực hiện một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả và tăng cường năng suất lao động trên mọi lĩnh vực hiện nay. Cán bộ NH làm việc độc lập và cộng tác thông qua đơn vị được giao phó. Điều này giúp duy trì số lượng cán bộ ôn định và phù hợp với xu hướng tăng cường năng suất lao động trong ngành.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021- 2023

Kế thừa thành tựu hoạt động của NH từ trước đây, từ năm 201 1 đến nay, hoạt

động của NHCSXH tỉnh Thái Bình đã phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và chất lượng trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh tích cực của tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam, với việc công bố Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, vai trò của NHCSXH đã trở nên ngày càng quan trọng hơn trong việc đạt được các mục tiêu này. NHCSXH đã hiểu sâu hơn về trách nhiệm và nhiệm vụ được giao phó, và đã tiễn thêm một bước phát triển trong quá trình thực hiện Chiến lược Phát trién NHCSXH, đặc biệt tại chi nhánh tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2011- 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. NHCSXH không chỉ hoàn thành các mục tiêu về tín dụng, mà còn đóng góp quan trọng vào thành công của công tác giảm nghèo bền vững.

Do mục tiêu hoạt động của NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH tỉnh Thái Bình được thể hiện qua HĐTD và hoạt động nguồn vốn của chỉ nhánh.

2.1.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Thái Bình

Hoạt động TD luôn là một vấn đề trọng tâm của bất kỳ NH nào và được đánh

giá trên tông dư nợ của NH đó. Theo báo cáo từ NHCSXH tỉnh Thái Bình, Cơ cầu dư

nợ bình quân chỉ nhánh được thê hiện qua bảng sau:

16

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ bình quân tại NHCSXH tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2021-2023

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2021 2022 2023

1 Téng du ng 3.330.449 3.758.840 4.268.051

2 Số lượt KH giao dịch 129.589 142.922 157.493

3 Dư nợ bình quân 25,7 26,3 27,1

(Nguôn: NHCSXH tỉnh Thái Binh)

Trong giai đoạn từ 2021-2023, tổng dư nợ tại các chương trình TD chính sách tăng tưởng liên tục từ khoảng 3.330 tỷ đồng lên đến gần 4.300 tỷ đồng. Doanh số cho vay tại chỉ nhánh đều tăng trưởng đều qua các năm, tăng khoảng 12% đến 13,5%. Số lượt KH đến giao dịch từ năm 2021 là 129 nghìn người và tăng lên 157 nghìn người vào năm 2023, cùng trên đà tăng tưởng cùng dư nợ từ 10% đến 13%. Dư nợ bình quân từ 25,7 đến 27,1 triệu đồng / KH. Số dư nợ bình quân này so sánh với các NHTMCP rất nhỏ, tuy nhiên do tính chất đặc thù của NH cung cấp dịch vụ cho các đối tượng chính sách nên mức dư nợ này hợp lý.

2.1.2.2 Kết quả hoạt động nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Thái Bình

- Phân cấp trong huy động vốn của NHCSXH

Hàng năm, NHCSXH trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cho Chi

nhánh NHCSXH cấp tỉnh; Cấp tỉnh tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH

tỉnh phân bỗ chỉ tiêu kế hoạch đến các địa bản cấp huyện để tổ chức triển khai thực hiện. Trường hợp NHCSXH cấp tỉnh muốn huy động vốn vượt số kế hoạch được NHCSXH giao đối với từng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cụ thê thì sẽ phải lập tờ trình báo cáo NHCSXH cấp trên để điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Trong khi chờ ý kiến phê duyệt điều chỉnh kế hoạch, Chi nhánh được phép huy động vượt tối đa không quá 10% kế hoạch huy động vốn đã được thông báo trong thời gian tối đa là 15 ngày.

Về lãi suất huy d6ng vén, Chi nhanh duge phép ty quyét dinh mirc 14i suat huy động tại đơn vị trên cơ sở không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NH Thương mại Nhà nước (gồm NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, NH Ngoại thương, NH Đầu tư, NH Công thương) trên cùng địa bàn và mức lãi suất huy động tối đa theo Quyết định tại từng thời kỳ của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam.

Đối với nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương, Chi nhánh được phép thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao theo tình hình thực tế tại địa phương. Việc tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác hiện nay được thực hiện trên cơ sở Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/2/2017 của Bộ Tài chính (quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn NSĐP ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác).

- Các hình thức huy động vốn đang triển khai tại NHCSXH chỉ nhánh tỉnh Thái Bình hiện nay gồm:

+ Huy động tiền gửi có trả lãi của tổ chức và cá nhân trên địa bàn (tiền gửi thanh toán vả tiền gửi tiết kiệm), bao gồm: huy động tại trụ sở NHCSXH Thành phố, trụ sở các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện và huy động tại các điểm giao dịch của NHCSXH tại các xã, phường, thi trấn. Gồm các hình thức cụ thể như sau:

+ Tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân gồm các Tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD, các cơ quan, đơn vị; các tổ trưởng tổ TK&VV, cán bộ NHCSXH và cá nhân khác. Tiền gửi thanh toán được giao dịch thanh toán qua tài khoản và hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

+ Tiền gửi ký quỹ của người lao động đi xuất khâu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho người lao động làm việc tại hàn Quốc (EPS). Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1465/QĐ-TTg ngày 14/8/2013, người đi xuất khâu lao động tại Hàn Quốc phải thực hiện ký quỹ 100 triệu đồng tại

NHCSXH trên địa bàn, thời hạn gửi ký quỹ đi Hàn Quốc là 5 năm 4 tháng. Lãi suất

tiền gửi theo Hợp đồng NHCSXH ký với KH. Nếu KH có vay vốn đi lao động có thời hạn tại Nước ngoài thì lãi suất tiền gửi ký quỹ bằng lãi suất cho vay; đối với trường

18

hợp không vay vốn thì lãi suất sẽ áp dụng LS tiền gửi 12 tháng đối với số thang chan năm, số tháng lẻ sẽ áp dụng LS kỳ hạn 4 tháng hoặc không kỳ hạn theo HĐ ký với KH. Hết 12 tháng, lãi sẽ nhập gốc dé tính cho kỳ hạn tiếp theo.

+ Tiền gửi trong thời gian ân hạn (12 tháng kê từ ngày ký hợp đồng tín dụng) của

KH vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây mới, sửa chữa hoặc cải tạo nhà để ở

theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Người vay có thé thỏa thuận gửi 1 lần đủ số tiền

cho cả 12 tháng hoặc gửi định kỳ hàng tháng. Số tiền gửi này được áp dụng lãi suất bằng lãi suất cho vay. Hết 12 tháng sau khi vay vốn, toàn bộ số tiền gửi của KH sẽ được chuyền sang trả gốc cho món vay.

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại trụ sở NHCSXH và tại điểm giao dịch xã

của NHCSXH đối với KH là tô chức hoặc cá nhân. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,

áp dụng lãi suất không kỳ hạn, được gửi vào và rút ra nhiều lần. Khác với tiền gửi thanh toán, chủ tài khoản làm thủ tục mở tài khoản còn người gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn sẽ được phát sô tiết kiệm không kỳ hạn đề theo dõi số tiền gửi vào, rút ra và số dư trên số tiết kiệm.

+ Tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn tại trụ sở NHCSXH và tại điểm giao dịch xã của

NHCSXH đối với KH là tô chức hoặc cá nhân. Các hình thức trả lãi gồm: trả lãi đầu kỳ, trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ hàng tháng; Các kỳ hạn gồm có: 1 tháng, 2 tháng, 3 thang, 6 thang, 9 thang, 10 thang, 11 thang, 12 thang, 18 thang, 24 thang.

- Quy trình huy động vốn từ tổ chức, cá nhân (gọi chung là KH gửi tiền) của NHCSXH như sau:

Khách hàng gửi Ngân hàng và khách hàng thực hiện giao

tiền dịch gửi tiền

|

Ngân hàng sử dụng tiền để hoạt động

Khách hàng rút gốc, lãi, tất toán

Sơ đồ 2.1: Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ chức và cá nhân

của NHCSXH tỉnh Thái Bình

Từ năm 2003 khi chỉ nhánh được thành lập với tổng nguồn vốn 105 tỷ đồng,

đến ngày 31/12/2023, tổng nguồn vốn của NHCSXH đã đạt 4.056 tỷ đồng. Trong

tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh, có hai thành phần chính là: Nguồn vốn do Trung ương điều chuyển và Nguồn vốn Chỉ nhánh huy động trên địa bàn. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chỉ nhánh được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn từ TW và nguồn vốn huy động tại

NHCSXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2023

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn vốn/năm 2021 2022 2023

Nguồn vốn từ trung ương 3.295.828 3.706.066 4.154.755

Ty trong 97,83% 97,91% 97,16%

Nguồn vốn Chỉ nhánh huy động

73.164 79.031 121.533

trên địa bàn

Tỷ trọng 2,17% 2,09% 2,84%

Tổng nguồn vốn hoạt động 3.368.991 3.785.097 4.276.288

(Nguôn: NHCSXH tỉnh Thái Bình) Từ bảng số liệu trên cho thấy: Nguồn vốn Trung ương điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong cơ cầu nguồn vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Bình. Tỷ trọng nguồn vốn từ Trung ương chiếm từ 97,16% - 97,83% Tổng nguồn vốn hoạt động. Tuy nhiên cũng có sự dịch chuyền nhẹ, tăng Tỷ trọng nguồn vốn từ việc chi nhánh huy động trên địa bàn. Từ năm 2021 là 2,17% lên 2,84% trong năm 2023. Đây là kết quả của sự vảo cuộc tích cực và chỉ đạo tăng cường, đây mạnh hoạt động huy động vốn đề tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn và nỗ lực của cán bộ toàn Chi nhánh để có thêm nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay được nhiều hơn các đối tượng chính sách trên địa ban. Tuy ty trọng tăng không lớn nhưng đó cũng phản ánh nỗ lực từng bước của các cán bộ chi nhánh trong việc huy động.

Cơ cấu nguồn vốn chỉ tiết tại địa phương cũng được phản ánh qua bảng sau:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 22 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)