Điều kiện để thực hiện giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 58 - 86)

CHUONG 2: THUC TRANG VE HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2023

3.2 Điều kiện để thực hiện giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của

3.2.1 Cơ hội trong việc thực hiện mục tiêu

- Điểm sáng trong nền kinh tế của tỉnh Thái Bình năm 2023 là được quan tâm và đầu tư phát triển nhiều dự án, khu công nghiệp mới. Năm 2023, với việc thu hút

gần 3 tỷ USD vốn FDI, Thái Bình đã lập nên kỳ tích, tự hào đứng trong tốp 5 tỉnh,

thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đầu tư kết cầu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo quyết liệt, có nhiều sáng tạo, đạt kết quả tốt. Thái Bình luôn nằm trong tốp đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. Một số điểm nghẽn, nút thắt tồn tại từ lâu đã được giải quyết. Thành phố Thái Bình được chỉnh trang, tiếp tục đầu tư hoản thiện hạ tầng và các thiết chế đô thị, bắt tay vào đầu tư không gian mới để sớm trở thành đô thị loại I, đô thị cảnh quan ven sông văn minh, hiện đại, có bản sắc...

- Co sở hạ tầng của tỉnh cũng được đồng bộ hóa, kết nối với những thành phố lân cận như Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định,... thúc đây giao thương, thuận tiện cho việc vận chuyển. Tỉnh Thái Bình nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng đây mạnh việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, quy hoạch nhiều khu công nghiệp có quy mô và chất lượng hàng đầu đề thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.

- Tỉnh Thái Bình có kinh tế chính trị ôn định luôn là điểm đến hấp dẫn đối với

các nhà đầu tư. Tính đến năm 2020, trong 5 năm liên tiếp, Thái Bình là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng.

48

- Các cơ chế chính sách áp dụng tại khu kinh tế ven biển Thái Bình có mức độ khuyến khích, ưu đãi cao nhất theo pháp luật hiện hành áp dụng đối với các khu kinh tế ven biển đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút được nhiều nhất các nguồn lực đầu tư trong Và ngoài nước.

- Các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính luôn được tỉnh Thái Bình chú trọng đơn giản hóa, tối ưu áp dụng cho các khu kinh tế trọng điểm đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư hơn nữa

- Đi cùng các cơ hội trên tạo công ăn việc làm, cả nền kinh tế cùng phát triển, giúp giảm số lượng đối tượng thuộc diện chính sách về nghèo và cận nghèo mà chuyên dịch cơ cấu sang đối tượng cần hỗ trợ để tạo công ăn việc làm

3.2.2 Thách thức trong việc thực hiện mục tiêu

- Đi kèm với việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế là van đề liên quan tới giải phóng mặt bằng và ôn định của người dân trong diện quy hoạch.

Nếu tỉnh Thái Bình chưa sát sao với nhân dân, chưa có phương án tạo công ăn việc làm cũng như tái định cư thì có thê dẫn đến việc những người dân trong diện chính sách xã hội sẽ càng bị áp lực do không thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Nền kinh tế tỉnh Thái Bình còn non trẻ, những năm trở lại đây mới thu hút vốn nguồn vốn từ ngoài tỉnh, việc định hướng và triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI chỉ là bước đầu, việc triển khai cụ thể vẫn còn gặp nhiều thách thức.

- Về nội tại NHCSXH vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác nhân sự, quy trình cũng như việc triển khai chính sách tín dụng xã hội tới đối tượng áp dụng.

Từ những thực trạng, cơ hội và thách thức nêu trên tác giả đề xuất những giải

pháp trọng tâm dé cải thiện, phát trién vé HDTD của NHCSXH tỉnh Thái Binh.

3.3. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Thái Bình

3.3.1 Giải pháp về đối tượng khách hàng

Đề đáp ứng được 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu

cau va du diéu kién tiép can cac san phẩm dịch vụ của NHCSXH tỉnh Thái Bình thì

định kỳ hàng quý, hàng năm tổ chức thực hiện việc đánh giá, đối chiếu dữ liệu của

UBND tỉnh Thái Bình để nắm bắt kịp thời, chính xác danh sách những hộ nghẻo, hộ

gia đình được hưởng chính sách xã hội. Việc xác định và phân bổ danh sách từ cấp Tỉnh tới các cơ quan cấp Huyện đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng, đủ về đối tượng KH của NHCSXH từ đó có những biện pháp quản lý chặt chẽ đảm bảo nguyên tắc cấp tín dụng chính sách xã hội.

Ngoài việc áp dụng đúng đối tượng để tránh việc trục lợi chính sách, hưởng ưu đãi thì việc liên tục cập nhật danh sách KH còn có công dụng là phương tiện để các cán bộ tín dụng có thể truyền thông các sản phẩm, dịch vụ kịp thời tới tệp KH.

3.3.2 Giải pháp tăng tưởng quy mô tín dụng

Hiện nay, NHCSXH tỉnh Thái Bình đã có chỉ nhánh và phòng giao dịch đến hầu khắp huyện nhưng chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm. Trong khi người nghèo thường ở những vùng nông thôn xa nên họ rất e ngại khi đến NH vay vốn. Điều này gây khó khăn cho người nghèo ở vùng nông thôn xa xôi khi họ muốn tiếp cận dịch vụ vay vốn. Chính vì vậy, để hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người nghèo ở nông thôn, các NH này nên mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch thường trực xuống đến cấp xã để dễ dàng hiểu được người nghèo và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận tín dụng. Người dân có thé dé dang tiếp cận dịch vụ vay vốn mà không phải đi chuyền xa xôi.

Hàng tuần, NHCSXH tỉnh chỉ đạo NHCSXH thành phố và huyện tổ chức các

buổi làm việc tại trụ sở của UBND xã trong một ngày, theo lịch cố định, nhằm xử lý các hồ sơ vay vốn của hộ nông dân tại xã đó. Điều này đồng nghĩa với việc hộ nông dân phải đợi đến ngày làm việc này hoặc tìm đến trụ sở của tổ chức tín dụng đề gửi đơn xin vay vốn. Do đó, có nhu cầu tăng số ngày làm việc trong tuần của NHCSXH lên 2-3 ngày để có thể tăng cơ hội tiếp xúc của hộ nghèo với NH. Việc này sẽ giúp tối ưu hóa khả năng tương tác với cộng đồng nông dân và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ để tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Bằng cách mở rộng các buổi làm việc và tăng cường sự hiện diện tại các xã, NHCSXH có thê tối ưu hóa quy trình vay vốn cho

50

hộ nghèo và đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu tài chính của họ. Điều này cũng giúp tăng cường sự linh hoạt và sự tiện lợi trong quá trình xử lý hồ sơ, tạo ra một môi trường tài chính tích cực và ổn định hơn cho cả NH và cộng đồng địa phương.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông theo các phương thức mới cần được ưu tiên thực hiện. Thứ nhất là truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng chính thống như truyền hình, báo chí, qua trang tin điện tử chính thức của NHCSH (Website) để giới thiệu những thông tin, sự kiện nội bộ và các tin tức kèm sự kiện có liên quan tới hoạt động của NHCSXH. Do đối tượng của NHCSXH tỉnh Thái Bình đa số là hộ nghèo đều có hạn chế trong việc tiếp cận thông tin trực tuyến vì vậy giải pháp truyền thông trực tiếp luôn được duy trì đều đặn, có thé ké đến là các hội nghị, hội thảo, triển lãm, qua các tờ rơi, áp phích, tranh tường tại những nơi đông đúc để dễ dàng tiếp cận đối tượng người vay vốn.

Việc triển khai đồng bộ có hiệu quả từ cơ quan Tỉnh tới địa phương là phương pháp tăng trưởng quy mô KH, khi có tệp KH mới cùng đồng nghĩa với quy mô của NHCSXH tinh Thái Bình được mở rộng thêm.

3.3.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng

- Tăng cường biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Trong quá trình trước khi cho vay, cán bộ NH kết hợp cùng UBND xã, phường xác định cho vay đúng đối tượng chính sách cần hỗ trợ. Sử dụng cơ sở dữ liệu và thông tin từ các đối tác để xác nhận đối tượng chính sách ngăn chặn tình trạng vay ké, cho vay không đúng đối tượng được vay. Nhiều trường hợp mặc dù không thuộc

diện nghèo nhưng cô tình vay lãi suất thấp và đi gửi tại nơi khác với lãi suất cao hơn

để thu khoản chênh lệch. Cán bộ NH phối hợp với UBND địa phương để xác minh

thông tin về hoàn cảnh kinh tế, hộ khẩu, và các yếu tố khác của người vay. UBND cung cấp danh sách các hộ gia đình vay vốn theo các chương trình tín dụng chính sách. Từ đó NH ưu tiên cho vay đối với các đối tượng chính sách được đề xuất bởi cơ quan chính sách xã hội. Hợp tác chặt chẽ với cơ quan chính sách xã hội và các tổ chức địa phương đề đảm bảo thông tin về đối tượng chính sách được chia sẻ và kiếm tra một cách chính xác.

Sau khi cho vay, NH phối hợp với các tổ chức địa phương, hội đoàn thé, UBND xã phường để tô chức các lớp tập huấn về sử dụng vốn vay hiệu quả cho người vay , nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân về tài chính cũng như tín dụng chính sách. Cán bộ NH nên có khác khóa học ngắn hạn hướng dẫn người dân cách sử dụng các dịch vụ tài chính an toàn, hiệu quả và khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

Nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân về tài chính và tín dụng chính sách là một giải pháp quan trọng đề thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi của chính người vay vốn

- Tăng cường biện pháp xử lý nợ xấu

NH coi trọng và xác định việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu. NHCSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nhằm rà soát, nắm chặt thông

tin hộ vay đi làm ăn xa, bỏ đi khỏi nơi cư trú có nợ xấu và lãi tồn đọng cao để có biện

pháp thu hồi. Để công tác này phát huy hiệu quả, chi nhánh tỉnh Thái Bình cử các

chòng giao dịch NHCSXH huyện cử cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn trực tiếp phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan Thuế, Công an, rà soát thông tin noi ở, làm việc mới của hộ vay. Sau đó, NHCSXH huyện gửi thông báo thu hồi nợ đến công ty, doanh nghiệp... và người vay vốn còn nợ xấu, lãi tồn cao. Đồng thời, cán bộ tín dụng liên hệ, trao đổi qua điện thoại với hộ vay về thông tin nợ, dư nợ xấu, lãi tồn...

đê người vay có biện pháp trả phù hợp. Phòng giao dịch sẽ tiếp tục phối hợp cùng các tổ vay vốn, hội đoàn thể đôn đốc thu số nợ còn tồn đọng quá hạn. Chú ý tìm hiểu nguyên nhân, với trường hợp quá khó khăn do nguyên nhân khách quan thì có hướng tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời. Với trường hợp chây ì, trốn nợ thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện việc củng cố, kiện toàn các Tổ TK&VV tại các xã. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ TK&VV trong bình xét, cho vay đúng đối tượng cũng như kiểm tra giám sát hoạt động vốn vay thường xuyên, phát hiện và tháo gỡ kịp thời, hạn chế sử dụng sai mục đích, nhằm phát huy tối đa hiệu quả các nguồn vốn vay, trong thực hiện phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và làm giàu ở địa phương.

52

- Cải tiễn hồ sơ thủ tục cho vay vốn

Thực tế cho thay, các hộ nghèo thường có ngần ngại về việc vay vốn do cảm thấy thủ tục quá phức tạp, đặc biệt là khi yêu cầu xác nhận từ nhiều đơn vị cấp xa. Dé giải quyết van đề này, NHCSXH tiếp tục đây mạnh việc cải tiến thủ tục vay vốn thông qua việc hợp tác chặt chẽ với Hội phụ nữ xã hoặc Hội nông dân. Thủ tục vay vốn được cải tiến theo hình thức sau: Hội phụ nữ/Hội nông dân xã sẽ dựa trên đơn xin vay vốn của các hộ, đánh giá tình hình cụ thể và lập danh sách những hộ cần vay vốn.

Cán bộ tín dụng từ NHCSXH sẽ đến tận xã, tham gia thâm tra cùng với đại diện của UBND xã và Hội phụ nữ/Hội nông dân, để xem xét tình trạng cụ thể của từng hộ và sau đó quyết định việc cho vay

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong quá trình thực hiện các HĐTD ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, yếu tổ con người đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất của dịch vụ tín dụng, cũng như uy tín và vị thế của NHCSXH. NH đảo tạo cán bộ về năng lực chuyên môn, nâng cao kiến thức chuyên sâu về tín dụng chính sách xã hội, hiểu rõ các quy định về cho vay vốn và thu hồi nợ, có khả năng thâm định hồ sơ vay vốn và đánh giá rủi ro. Về bản lĩnh chính trị, cán bộ cần vững vàng về tư tưởng, đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Về đạo đức nghề nghiệp cán bộ cần có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo cho người nghèo và các đối tượng chính sách, giữ gìn bí mật thông tin KH, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự. Cán bộ NH cũng cần nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống và kỹ năng tin học văn học và sử dụng công nghệ thông tin.

Thường xuyên có các chương trình đảo tạo và kiểm tra cán bộ về kiến thức về các chương trình tín dụng chính sách xã hội mới, Kỹ năng quản lý nguồn vốn, kiểm tra, giám sát, phát hiện, phòng ngừa rủi ro, xử lý tình huống, xử lý nợ, tuyên truyền, tư vấn tín dụng chính sách xã hội. NH tạo điều kiện, nâng cấp môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để cán bộ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, khen thưởng kịp thời những cán bộ có thành tích xuất sắc.

3.3.4 Giải pháp khác

- Tăng cường nguồn vốn Chỉ nhánh huy động trên địa bàn.

Ban lãnh đạo Chỉ nhánh chủ động xắp xếp lịch làm việc với cấp ủy, UBND tỉnh và các huyện đề cấp ủy, chính quyền nhằm tăng cường sự quan tâm và nâng cao năng lực, hiệu suất hoạt động của NHCSXH. Điều này bao gồm việc đặc biệt quan tâm đến việc bố trí ngân sách hàng năm để chuyên vốn sang NHCSXH, bổ sung nguồn ủy thác đề phục vụ nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. UBND Tỉnh tham mưu bằng văn bản, chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện việc cân đối ngân sách và bồ trí vốn chuyên sang NHCSXH để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và tạo việc làm trong địa bàn. Đây được định rõ là một công việc thường xuyên trong chương trình và kế hoạch hằng năm của mỗi địa phương.

Trong thời gian sắp tới, NHCSXH tỉnh Thái Bình cần tăng cường công tác tuyên truyền và phô biến một cách toàn diện đến tất cả người dân trên địa bàn, không chỉ về các chương trình tín dụng ưu đãi mà còn về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH. Tránh tình trạng chỉ tập trung tuyên truyền tại các điểm giao dịch xã, thị trấn trung tâm mà không chú ý đến các vùng nông thôn xa xôi, nơi mà trình độ nhận thức và hiểu biết về NHCSXH còn hạn chế. Đồng thời, cần tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Họ cần sở hữu trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng truyền đạt tốt, am hiểu và có kiến thức sâu sắc về xã hội, để có thể đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm giao dịch cũng cần được tăng cường, đây là điều rất quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động này.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở

Tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền và các Đoàn thê (Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ) việc hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay: Đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả; thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ, kịp thời. Phát huy vai trò của các Hội, Đoàn thê trong việc hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả như là: Tăng

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 58 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)