Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp quốc dân (Trang 33 - 39)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÓC DÂN

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Dân

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân

NCB không chỉ duy trì được hoạt động ổn định, bền vững mà còn ngày càng phát triển hơn nữa. Tính đến cuối năm 2022, NCB đã đạt được kết quả đáng khích lệ so với các chỉ tiêu kinh doanh năm 2022 đã đề ra. Đồng thời, các chỉ số an toàn hoạt động luôn được giám sát chặt chẽ và đảm bảo chấp hành các quy định mà NHNN đề ra.

Năm 2023 là năm kinh tế thế giới biến động liên tục, phức tạp, với nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ. Trong nước, nên kinh tế hiện đã có sự phục hồi mạnh mẽ nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong việc xử lý phát sinh đến từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, ... Đóng vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới và trong nước. Với nhiều nỗ lực vươn lên

không ngừng nghỉ, NCB đã chủ động nắm bắt, dự báo tình hình và điều hành linh

hoạt các chính sách nội bộ để kịp thời thích ứng với sự bat én bên ngoai.

Tính đến 31/12/2023, Tổng tài sản của NCB lên tới 96.250 tỷ đồng, tăng

khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2022 và vượt kế hoạch đề ra tại Đại hội đồng Cổ

đông (ĐHĐCĐ); Huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 76.850 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch ĐHĐCĐ; Dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 54.266 tỷ

đồng, đạt 104% kế hoạch ĐHĐCĐ; Tổng thu nhập thuần hợp nhất đạt 719 tỷ đồng.

Các chỉ số an toàn hoạt động của NCB tiếp tục duy trì và đảm bảo giới hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Tính đến ngày 31/12/2023, tỷ lệ dự trữ thanh khoản đạt 13,79%, cho thấy ngân hàng đang duy trì một “bộ đệm thanh khoản” có khả năng chống chịu tốt trước những biến động trên thị trường: tỷ lệ dư nợ cho vay so với tông tiền gửi, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng đề cho vay trung hạn và

dai hạn lần lượt đạt ở mức 58,51% và 18,10% - cao hơn nhiều so với yêu cầu của

NHNN. Kết quả này cho thấy Ngân hang đang duy trì “một bộ đệm thanh khoản vững chắc” có khả năng chống chịu tốt trước biến động trên thị trường.

Nhờ không ngừng đổi mới, nâng cấp chất lượng sản phâm dịch vụ, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng chất lượng cao và hàng loạt chương

trình ưu đãi hấp dẫn, kết thúc quý 4/2023, NCB đã thành công cán mốc l triệu khách

hàng theo mục tiêu đã đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023. NCB cũng đầu tư mạnh mẽ về nền tảng công nghệ, tiên phong trong chuyên đôi số và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt bằng việc đưa vào vận hành và liên tục nâng cấp ngân hàng số NCB iziBankbiz dành cho khách hàng doanh nghiệp và NCB iziMobile cho khách hàng cá nhân.

Đề nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thu nhập từ phí dịch vụ, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã và đang không ngừng phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng, bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế,... Điều này được phản ánh qua doanh thu thanh toán trong nước năm 2023 lên tới 62.258 triệu đồng trong cả hệ thống liên ngân hàng, song phương và nội bộ; doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 597.696 triệu đồng, doanh số từ hoạt động bảo lãnh đạt

91.256 triệu đồng, .... Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng

sản phẩm đang góp phần nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của NCB.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân quan tâm sâu sắc đến công tác kiện toàn cơ cau tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự ngân hàng, tích cực triển khai các hoạt động như tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực xuất sắc và nhân sự có chuyên môn giỏi, có năng lực tốt, đồng thời liên tục tổ chức các chương trình đào tạo trong và ngoài nước, các chương trình chuyên đổi số trong hoạt động ngân hàng, nâng cấp core banking, phân định rõ ràng vai trò của từng phòng ban, hỗ trợ hoạt động của từng bộ phận và phối hợp, trao đổi giữa các phòng ban liên quan.

Không thê không kể đến sự đóng góp của việc tăng liên tục nguồn vốn huy động góp phần lớn trong mức tăng ôn định của tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân

qua các năm

(Đơn vị: Tỷ đẳng)

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2023

Tông nguôn vốn 4.262 4.264 5.764 5.571

kinh doanh

Vốn điêu lệ 4.071 4.101 5.601 5.601

Vốn huy động 72.084 64.520 71.350 78.850

(Nguôn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2020-2023)

Tổng vốn huy động từ khác hàng là người dan va té chức kinh tế của Ngân

hàng TMCP Quốc Dân trong năm 2023 đạt 78.850 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022.

Tính đến 31/12/ 2023, tổng dư nợ lên tới 54.266 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 56% tông tài sản (TTS) của Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

Với chủ trương đây mạnh đa dạng hóa sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, đã góp phần làm cho hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Quốc Dân không ngừng phát triển mạng mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là tại 2 thành

phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Song song với đó, ngân hàng luôn

chú trọng quản lý chặt chẽ, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn, triệt để tránh xảy ra rủi ro, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; Đồng thời đây mạnh phát triển sản phẩm tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nâng hạn mức tín dụng đối với khách hàng hiện hữu, thân thiết và khách hang chat lượng cao; Kiện toàn bộ máy tổ chức hướng tới khách hàng, tăng cường tài trợ và thanh toán quốc tế, ... Việc tăng trưởng tín dụng an toàn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch ngoại hối và dịch vụ thanh toán xuất nhập khâu của NCB.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân

qua các năm

(Đơn vị: Triệu đông)

Chỉ tiêu 2022 2023

Số tiền

Tổng dư nợ 46.762.611 54.266.164

Cho vay khách hàng 47.722.273 55.344.259

Cho vay ngắn hạn 15.945.165 20.767.054

Cho vay trung hạn 16.597.448 21.059.422

Cho vay dài hạn 15.179.660 13.517.783

Các khoản nợ chờ xử lý 5.929.940 10.090.644

(Nguôn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc dân năm 2022, 2023)

Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân

Tỷ đồng

60000 50000 40000 30000 20000 10000

0

2020 2021 2022 2023

m Tổng dư nợ #Nợ quá hạn

(Nguôn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc Dân từ năm 2020-2023)

e Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng và thanh toán quốc tế là những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. NCB tuy không phải là một trong những ngân hàng lớn, nhưng hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng rất được chú trọng và phát triển. Nhờ các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả và áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, cạnh tranh, NCB đã đạt được kết quả khá tốt trong lĩnh vực này. Trong năm 2023, khối lượng giao dịch ngoại hối đem lại doanh thu lên tới 591.696 triệu đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh ngoại hối giao ngay và kinh

doanh định giá ngoại hối là 240.752 triệu đồng, doanh thu từ các công cụ tài chính

phái sinh tiền tệ là 350.944 triệu đồng. Ngân hàng TMCP Quốc Dân đảm bảo đáp

ứng nhu cầu ngoại tệ mặt đa dạng của khách hàng.

Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính đã phối hợp với kênh phân phối để cung cấp các sản phẩm ngoại hối cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nhờ vậy, trong năm 2023 doanh số kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Quốc Dân với khách hàng đã gia tăng đáng kê. Ngoài việc đóng góp lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động trên còn giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng khi cung

cấp đa dạng các sản phẩm ngoại hối, phục vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế, định cư, đu học, trợ cấp thân nhân, ...

Hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một trong những ưu tiên phát triển của NCB. Với dịch vụ chất lượng cao, lấy khách hang làm trung tâm và đội ngũ nhân viên thanh toán được trang bị kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ vững, NCB luôn sẵn sàng đem lại trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời đến với khách hàng, ... giúp cho vi thế cũng như uy tín của Ngân hàng TMCP Quốc Dân ngày càng được vươn xa và biết đến rộng rãi, cũng như nhận được sự đánh giá và ủng hộ nhiệt tình từ phía khách hàng.

e_ Các hoạt động khác

Hội đồng quản trị định hướng Ngân hàng TMCP Quốc dân trở thành một trong

những tổ chức tín dụng chú trọng vào các công tác Quản trị rủi ro. Vì thế, Ngân hàng TMCP Quốc dân đã tiếp tục củng có nền tảng quản lý rủi ro, thực hiện lộ trình triển khai các trụ cột của hiệp ước Basel II. Trong đó, dự án ICAAP hoàn thành đã nâng cao nhận thức của toàn hệ thống về rủi ro, đảm bảo sự hài hòa giữa công tác Quản trị rủi ro với hoạt động kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ, tận dụng được các tính năng mới của hệ thong ngan hang 16i R21 ma Temenos da đầu tư trong các năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã triển khai dự án nâng cấp hệ thống Core banking T24 từ phiên bản R14 lên phiên bản R21. Đồng thời, khắc phục các điểm yếu, các tồn tại, hạn chế về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ mà phiên bản T21 R14 hién tại đang gặp phải. Tận dụng các công nghệ mới của T24, nâng cao tốc độ xử lý giao dịch, tăng tốc độ xử lý tự động đề đáp ứng khối lượng giao dịch lớn, giảm thời gian chạy khóa ngày (COB) hàng ngày. Tính đến tháng 01/2023, NCB là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phiên bản R21.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp quốc dân (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)