Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp quốc dân (Trang 57 - 68)

+ Tăng trưởng bảo lãnh có những dấu hiệu tích cực qua từng năm:

Dẫu cho hoạt động bảo lãnh còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với doanh số thanh toán XNK trên toàn hệ thống, nhưng hoạt động bảo lãnh XNK của Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã có những dấu hiệu tích cực hơn trong những năm gần đây. Đã có sự tăng trưởng trong bảo lãnh phát hành trực tiếp ở cả trong nước và quốc tế, đồng thời có sự tăng lên về doanh số và số món tái bảo lãnh, thông báo bảo lãnh.

Hoạt động bảo lãnh có sự tăng trưởng, số phí bảo lãnh thu được năm 2023 đạt 9] tỷ, tăng 30% so với doanh thu bảo lãnh năm 2022 đạt 70 tỷ đồng.

Phí bảo lãnh là nguồn thu nhập trực tiếp, ôn định cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, mang lại lợi nhuận tốt và cải thiện hiệu quả kinh doanh chung của NCB.

+ Đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro tác nghiệp:

Do các trường hợp gian lận, lừa đảo khá cao nên rủi ro có khả năng cao xảy ra, các bảo lãnh do ngân hàng phát hành là bảo lãnh vô điều kiện. Trong hoạt động

bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân đặc biệt chú trọng việc đảm bảo phòng

ngừa rủi ro, ngân hàng đã rà soát kỹ lưỡng tập quán và luật bảo lãnh tại quốc gia của người thụ hưởng, rà soát các điều kiện trong hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh, nội dung thư bảo lãnh do Ngân hàng TMCP Quốc Dân phát hành, xác thực bảo lãnh chính xác, đầy đủ.

Bên cạnh chức năng chính, bảo lãnh còn đóng vai trò trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của NCB, như: thúc đây giao dịch thanh toán, mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối, tăng cường hoạt động tín dụng và giao dịch nước ngoài...

Nhờ đó, bảo lãnh góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng mối quan hệ và củng cố uy tín của NCB trên thị trường.

Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo thời gian xử lý bảo lãnh, đảo tạo nhân viên tác nghiệp có tác phong chuyên nghiệp, tuân thủ quy định về thời gian, rút ngắn thời gian và quy trình, minh bạch thông tin, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, nhờ đó khách hàng có thé dé dàng tiếp cận với các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thâm định bảo lãnh, NCB đã triển khai áp

dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quy trình thâm định. Trong quá khứ, NCB tập trung chủ yếu vào các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Nhà nước, và ít chú trọng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, hiện nay NCB đã áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến, giúp đánh giá toàn diện mọi khía cạnh của thị trường kinh tế. Nhờ đó, NCB có thê giảm thiểu các rủi ro tiềm ân trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh.

Dân đối với khách hàng và các ngân hàng đối tác trên thị trường. NCB cam kết mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ bảo lãnh an toàn, tin cậy và hiệu quả. Niềm tin được xây dựng thông qua: Quy trình phát hành và xác thực bảo lãnh chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn và minh bạch; thái độ phục vụ tận tình và nhanh chóng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng: cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, giúp khách hàng nắm bắt tình hình giao dịch, ... Nhờ những nỗ lực này, NCB đã gây dựng được niềm tin vững chắc với khách hàng. Danh tiếng của ngân hàng ngày càng được tăng cao, góp phần củng cố vị thế trên thị trường.

Đồng thời, NCB hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong lịch vực bảo lãnh, bao gồm ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh ngược, cũng như ngân hàng thông báo bảo lãnh.

2.2.5.2. Các mặt còn hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Cơ cấu bảo lãnh còn đơn điệu:

Thực trạng chung của các NHTMCP hiện nay, bao gồm cả Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), la co cấu bảo lãnh thiếu cân đối và đơn điệu. Hầu hết dư nợ bảo lãnh tập trung vào các loại hình như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo lãnh dự thầu. NCB tuy có áp dụng một số loại bảo lãnh khác, nhưng chưa triển khai chính thức. Việc đồng bảo lãnh cũng mới được thực hiện với số lượng khách hàng hạn chế, quy mô vi phạm còn nhỏ.

Doanh số bảo lãnh XNK thấp, do danh tiếng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân

trên thị trường chưa được biết đến rộng rãi:

Trong những năm gần đây, NCB chưa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng. Điều này thê hiện rằng NCB đang quá thận trọng trong công tác chọn lựa khách hàng, khiến cho tệp khách hàng bị thu hẹp, dẫn tới doanh thu và quy mô bảo lãnh của NCB cũng hạn chế theo. Đồng thời, việc này cũng khiến NCB bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh và không thể tận dụng được tối đa tiềm năng sẵn có.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân so với các ngân hàng thương mại cổ phần lớn khác, hiện vẫn chưa được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế với doanh số thanh toán XNK khá khiêm tốn. Trong đó, thu nhập bảo

doanh của NCB. Đây cũng là hạn chế chung của các ngân hàng thương mại khác trên thị trường.

Hoạt động bảo lãnh chỉ tập trung vào một số nhóm hàng hoá XNK nhất định:

Thực tế, hoạt động bảo lãnh những năm gần đây, việc cấp bảo lãnh chủ yếu phát sinh ở một số nhóm hàng như: xuất khẩu nông sản, xuất khẩu dịch vụ xây dựng và nhập khẩu xăng dầu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các loại hình bảo lãnh được phát hành, mà còn không phát huy được hết tính hiệu quả của hoạt động BLNH đối với bản thân ngân hàng đó, cũng như với khách hàng và nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện chính sách tài khóa thắt chặt như hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Phạm vì bảo lãnh bị giới hạn ở một số thị trường:

Hầu hết các thư bảo lãnh được phát hành đều tập trung ở một số thị trường là khách hàng thân thiết của NCB như là Trung Quốc, Singapore cả về số món lẫn doanh số hoạt động. Điều này hạn chế sự hiểu biết về thực tiễn bảo lãnh và luật pháp ở các quốc gia có thị phần xuất nhập khẩu lớn như EU, Nhật Bản và các quốc gia khác, đồng thời khiến quá trình bảo lãnh đễ dàng gặp rủi ro hơn do ling túng khi tiếp nhận lần đầu. Bên cạnh đó, việc giới hạn phạm vi thị trường sé han chế khả năng tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng ở các thị trường khác, ảnh hưởng đến việc tìm kiếm ngân hàng đối tác trong các giao dịch thanh toán quốc tế nói chung cũng như các giao dịch bảo lãnh nói riêng khi phát sinh.

Hoạt động bảo lãnh còn tiềm ẩn nhiễu rủi ro:

Như đã đề cập ở trên, các thư bảo lãnh được phát hành chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng như xuất khâu nông sản, xuất khẩu dịch vụ xây dựng và nhập khẩu xăng dầu, đây là những lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro và hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế việc đòi tiền của bảo lãnh độc lập dễ dàng, thủ tục đơn giản nên tỷ lệ lạm dụng, gian lận và lừa đảo trong bảo lãnh và thu tin dung dự phòng cao hơn nhiều so với các phương thức thanh toán quốc tế khác như thư tín dụng, nhờ thu, ... Hậu quả lừa đảo trong bảo lãnh XNK là rất lớn nhưng việc theo đuổi kiện tụng lại rất tốn kém, phức tạp và kéo dài. Do vậy, giải pháp tốt nhất trong hoạt động bảo lãnh XNK là phòng ngừa. Cho đến nay, chưa có trường

Quốc Dân nhưng trên thực tế thì hoạt động này còn rất nhiều rủi ro tiềm ấn.

Những rủi ro có thể gặp phải ngay từ khâu tiếp nhận chứng từ:

Nhiều bộ phận thanh toán quốc tế tại các chi nhánh khi tiếp nhận chứng từ không kiêm tra kỹ càng sự thống nhất giữa hợp đồng bảo lãnh và đề nghị phát hành bảo lãnh về các điều kiện bảo lãnh, số tiền bảo lãnh... Khi phát hành theo nội dung không thống nhất này, nếu bảo lãnh bị bên thụ hưởng đòi tiền sẽ dẫn đến sự tranh chấp giữa NCB và bên đề nghị phát hành.

Những rủi ro nằm chính trong nội dung thư bảo lãnh:

Một số bảo lãnh cho người thụ hưởng nước ngoài do chỉ nhánh khởi tạo không dẫn chiếu luật áp dụng. Nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ rất khó khăn trong việc xác định nguồn luật xét xử.

Một số thư bảo lãnh giao hàng cho hợp đồng nhập khẩu nhưng không ghi rõ số tiền bảo lãnh sẽ giảm dần theo số hàng giao. Nếu người thụ hưởng gian lận thì sẽ có khả năng thư bảo lãnh bị đòi tiền theo toàn bộ trị giá ban đầu trong khi đã hàng đã giao được một phần.

Có thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng và hợp đồng được thanh toán bằng thư tín dụng nhưng trong thời hạn thư bảo lãnh không song hành cùng hiệu lực của thư tín dụng. Điều này có thể tạo ra kẽ hở là người nhập khâu nước ngoài sẽ không mở L/C mà lợi dụng việc thư bảo lãnh đã có hiệu lực để đòi tiền bồi thường vì nhà xuất khâu Việt Nam không giao hàng.

Một số chỉ nhánh đồng ý tài trợ tín dụng cho các giao dịch XNK theo những thư bảo lãnh mà khách hàng trong nước nhận trực tiếp từ khách hàng nước ngoài. Nguy cơ bị lừa đảo do giả mạo chữ ký các ngân hàng phát hành là

rất lớn và hậu quả là không thể khắc phục được.

Tất cả những rủi ro tiềm ấn nói trên chỉ cần một sơ suất nhỏ và không được

cán bộ thanh toán và cán bộ kiểm soát tại trung tâm thanh toán và TTTM phát hiện

sẽ biến thành rủi ro và thiệt hại thực tế.

* Nguyên nhân

* Nhóm nguyên nhân từ môi trường Bắt cập về môi trường kinh tế.

năm qua đã và đang có rất nhiều biến động phức tạp. Trước sự biến động mạnh của tỷ giá, tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn; Bên cạnh đó, chính sách tài khóa thắt chặt, cùng với sự biến động lãi suất, lạm phát gia tăng và các chính sách về tỷ giá, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các thành phân kinh tế, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu.

* Nhóm nguyên nhân từ quy định pháp lý Môi trường pháp lý hiện tại vẫn còn nhiều bắt cập, chưa theo bắt kịp nhịp phát triển của hoạt động dịch vụ bảo lãnh. Điều này dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế và sự xuất hiện của các hình thức bảo lãnh mới. Đặc biệt là thiếu môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của ngân hàng bảo lãnh.

Cho đến nay, các bộ luật như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng đều đề cập và đưa ra định nghĩa về bảo lãnh nhưng mới chỉ dừng lại ở việc xác định bản chất và nguyên tắc chung của loại hình nghiệp vụ này. Hiện nay, vẫn chưa có quy định pháp lý riêng về bảo lãnh và các NHTM chỉ có thê dựa vào các văn bản bảo lãnh dưới luật như “Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng” dé thực thi

chúng. Gần đây nhất, ngày 30/9/2022, NHNNVN đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng thay thế cho Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 03/10/2012 và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 sửa đôi, bố sung một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Tuy nhiên,

thông tư này vẫn chưa khắc phục được hết các bất cập của Thông tư cũ như: Tại bản thông tư này vẫn chưa đưa ra các nội dung chính thức hướng dẫn thực hiện đối với các loại bảo lãnh mới khác như: Bảo lãnh chứng khoán, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh thuế quan, ... hiện đang được quan tâm không kém so với Bảo lãnh đối ứng hay Xác nhận bảo lãnh tại các NHTM.

Quy trình báo lãnh không thực sự thiết thực đối với các doanh nghiệp, thiếu chỉ tiết và khó thực hiện. Quy trình bảo lãnh hiện tại còn nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp: thiếu tính thực tiễn, thủ tục rườm rà, thiếu chỉ tiết và khó thực hiện khiến doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại; yêu cầu tài sản thế chấp, đối với doanh nghiệp nhà nước, việc chứng thực tài sản bởi các cơ quan liên quan tôn nhiêu thời gian và

nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp và tài sản thế chấp ít khiến các doanh nghiệp này khó tiếp cận dịch vụ bảo lãnh, nhất là cho các dự án lớn.

Quỹ bảo lãnh và ký quÿ bảo lãnh — công cụ giảm thiêu rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh, đặc biệt khi có khả năng phải cho vay. Tuy nhiên, đối với giao dịch bảo lãnh trong nước, hiện chưa có quy định cụ thể về việc lập quỹ bảo lãnh.

Do vậy, các NHTM vẫn áp dụng quy chế kinh doanh bảo lãnh nước ngoài. Sau khi ký kết giao dịch bảo lãnh, NHTM lập quỹ bảo lãnh bằng 5% giá trị bảo lãnh và gửi vào tài khoản riêng tại NHNN. Quy định hiện hành chưa rõ ràng về việc khách hàng xin bảo lãnh phải ký quỹ tại NHTM đứng ra bảo lãnh như thế nào, cho nên ký quỹ bảo lãnh cần phải quy định rõ ràng.

Việc NHNN chưa ban hành mẫu thư bảo lãnh cụ thể dựa trên thông lệ quốc té và không tham chiếu các quy định pháp luật áp dụng cho giao dịch báo lãnh đang gây ra nhiều bất cập cho các NHTM khi tham gia giao dịch bảo lãnh với các đối tác nước ngoài. Do thiêu khuôn khổ pháp lý, thiếu mẫu thư bảo lãnh thống nhất khiến các NHTM gặp khó khăn trong việc đảm bảo tính đồng nhất và tuân thủ pháp luật trong các giao dịch bảo lãnh quốc tế; Do không có quy định rõ ràng, các bên tham gia giao dịch bảo lãnh có thể hiểu nhằm hoặc bị lừa đảo, dẫn đến gặp phải rủi ro tranh

chấp và kiện tụng: Bên cạnh đó, việc thiéu hụt khuôn khổ pháp lý cho bảo lãnh quốc

tế cản trở hoạt động giao dịch của các NHTM Việt Nam đối với các đối tác nước ngoài. Hậu quả dẫn đến gây khó khăn cho NHTM trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế; tăng rủi ro pháp lý cho NHTM và các bên tham gia giao dịch; cản trở hoạt động giao dịch quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

Cơ sở pháp lý, văn bản tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ còn nhiễu bắt cập. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh còn chậm trễ, chưa kịp thời theo đúng sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Ngày 29/09/2022, Ngân hàng Nhà nước

đã ban hành “Quy chế bảo lãnh ngân hàng” kèm theo thông tư số 11/2022/TT- NHNN

thay thế cho quy chế bảo lãnh trước đây được ban hành. Thông tư bảo lãnh mới này có hiệu lực kế từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 nhưng cho đến nay NCB vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể về việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh với theo quy định mới cho các chi nhánh.

yếu tập trung vào các hoạt động bảo lãnh trong nước. Trong toàn bộ văn bản không có nội dung nào đề cập cụ thể đến hoạt động bảo lãnh cho hoạt động XNK như bảo lãnh cho người thụ hưởng nước ngoài, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thuế XNK, ...

Không đề cập cụ thể đến các thông lệ, tập quán dẫn chiếu trong các bảo lãnh cho người thụ hưởng nước ngoài. Bên cạnh đó, nội dung của quy trình chỉ tập trung vào hướng dẫn tác nghiệp cho các cán bộ tín dụng trong việc đánh giá và xét duyệt hợp đồng bảo lãnh...

Hiện nay, phần nghiệp vụ về dịch vụ bảo lãnh của bộ phận TTQT được nêu trong “Quy trình xử lý nghiệp vụ bảo lãnh” của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Trong quy trình này chủ yếu hướng dẫn đối với các thư bảo lãnh nước ngoài mà không có hướng dẫn cụ thể đối với các thư bảo lãnh trong nước. Chính vì vậy, quy trình xử lý phát hành các thư bảo lãnh trong nước liên quan đến hoạt động XNK như bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thuế, ... được thực hiện tuỳ theo từng chi nhánh mà không có sự thống nhất trong toàn hệ thống. Nội dung quy trình còn có sự lẫn lộn giữa việc quy định về nghiệp vụ bảo lãnh với các bước thao tác hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bảo lãnh là chương trình tài trợ thương mại (Trade Fmance - TE).

Ngoài ra, tài liệu liên quan đến việc phân bổ chức năng và nhiệm vụ giữa các đơn vị chưa nhất quán và không rõ ràng, ảnh hưởng đến tính chính xác trong quá trinh thực hiện các cam kết bảo lãnh.

Thiếu tài liệu kỹ thuật chuyên trách để nhân viên tham khảo và thực hiện nghiên cứu. Nghiệp vụ bảo lãnh đặc biệt là bảo lãnh XNK tiềm ẩn rất nhiều rủi ro song đến hiện tại chưa có một tài liệu nghiệp vụ nào của Ngân hàng TMCP Quốc Dân nghiên cứu về nghiệp vụ bảo lãnh nước ngoài như các nội dung cần đặc biệt quan tâm khi phát hành bảo lãnh, thông lệ và tập quán tại các thị trường lớn, các quốc gia khác, các trường hợp rủi ro đã xảy ra trong bảo lãnh quốc tế... Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ thanh toán quốc tế mới chỉ dừng ở việc cung cấp các ấn bản của ICC như URDG 7458, ISP 98.

* Nhóm nguyên nhân từ ngân hàng Trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp quốc dân (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)