LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lựe[S][9][10]
QTNNL nhằm củng có và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tô chức để đạt được mục tiêu đặt ra. QTNNL giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao
động có thể đóng góp nhiều nhất cho tô chức, đồng thời cũng tạo cơ hội phát
triển không ngừng cho chính bản thân người lao động.
Trong một DN, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất bởi vì tất cả những yếu tố khác đều có thé mua được, học hỏi được, sao chép được trừ con người ra mỗi CB, NV đều có năng lực và tiềm lực riêng mà việc họ có thể đóng góp thế nào phụ thuộc rất lớn của nhà quản trị.
Có thể nói, việc quản trị tốt là yếu tố đánh giá sự thành công của DN và khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác. Việc quản trị tốt đánh giá sự thành công của DN bởi vì yếu tố con người là không thể sao chép và cũng
không bất biến, một DN thành công chính là biết sử dụng NNL hiệu quả bing
các phương pháp quản trị, hướng CB, NV theo mục tiêu chung. Con người
chính là tế bào của tô chức, sử dụng các nguồn lực khác, vì vậy cho dù DN có đổi dào các nguồn lực khác nhưng các CB, NV không sử dụng và phối hop
hiệu quả các nguồn lực đó thì việc kinh doanh cũng thất bại. Một DN được
coi là thành công khi những con người làm việc ở đó với sự nhiệt huyết công
hiến và mang đậm phong cách văn hóa của nơi đó.
Việc QTNNL tốt đảm bảo hoạt động của DN bởi vì con người là nhân
tố sử dụng các nguồn lực khác, nếu con người không sử dụng tốt hay có tình
phá hoại thì sẽ làm hao tôn những nguồn lực khác đáng kẻ. Việc quản trị là
làm cho tổ chức hoạt động theo mục tiêu chung, QTNNL là hướng mọi người
trong tổ chức đó, cho dù họ làm những công việc khác nhau, nhưng đều có mục đích cuối cùng là đảm bảo mục tiêu hoạt động của DN. Nếu có một vài người không hiểu và đi chệch với mục tiêu thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến uy
tín DN, hay sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Mỗi bộ phận trong QTNNL không hoạt động riêng rẽ mà có liên quan ảnh hưởng với nhau, vì vậy việc quản trị hoạt động của mỗi bộ phận và mỗi con người là rất quan
trọng. Chỉ cần một bộ phận có trục trặc thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt
động của toàn bộ DN
QTNNL có ý nghĩa đặc biệt trong KT-XH.
V mặt kinh tế, QTNNL giúp nhân viên phát huy được hết khả năng tiềm tàng, sử dụng hiệu quả tiết kiệm các nguồn lực khác, từ đó nâng cao.
năng lực cạnh tranh của DN. Mỗi DN vững mạnh sẽ mang lại rất nhiều nguồn lợi, tác động lên nền kinh tế chung của cả nước.
V mặt XH, công tác QTNNL mang tính nhân văn về quyền lợi người lao động, đề cao giá trị và vị thế của họ thông qua các chính sách, giao nhiệm.
vụ, khen thưởng, thỏa mãn không những nhu cầu về vật chất mà còn về tinh
thần của người lao động. Đồng thời, QTNNL còn giúp cân bằng giữa lợi ích
DN và lợi ích người lao động, vấn đề nhức nhối luôn tồn tại trong xã hội từ
lâu đời. Việc thỏa mãn nhu cầu của của mỗi người lao động sẽ đem tới niềm vui, hạnh phúc cho họ, lan tỏa tới những người trong gia đình họ, và cuối cùng là tạo ra một xã hội hạnh phúc.
1.1.3. Các nội dung chủ yếu của hoạt động QTNNL[8][9][10]
Bao gồm 4 nhóm chức năng chủ yếu sau:
- Nhóm chức năng thu hút (hình thành) NNL.
Chức năng này nhằm đảm bảo đủ số lượng CB, NV với trình độ, kỹ năng, phẩm chất phù hợp với công việc và bố trí họ vào đúng công việc để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Nhóm chức năng đào tạo NNL.
Nhóm chức năng này nhằm nâng cao trình độ lành nghề, các kỹ năng
và các nhận thức mới cho CB, NV. Đào tạo hướng đến nâng cao các giá trị của tải sản nhân lực cho DN nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng
khả năng thích ứng với môi trường day thay đôi.
~ Nhóm chức năng tạo động lực.
Chức năng này nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả NNL. Chức năng
này hướng đến sự phát huy tối đa khả năng làm việc của họ đồng thời tạo ra sự gắn bó trung thành với tổ chức. Các chính sách liên quan đến động viên
đúng đắn sẽ góp phần nâng cao tinh thần và nhiệt tình cho CB, NV.
- Nhóm chức năng quan hệ lao động.
Chức năng này nhằm cung cấp các thông tin có liên quan đến người lao
động và thực hiện các dịch vụ mang tính phúc lợi cho CB, NV. Các thông tin
về lao động bao gồm các vấn đề như: chính sách tiền lương, tiền công, thông, tin về tuyển dụng, để bạt, đào tạo, đánh giá kết quả công việc, các thông tin liên quan đến quan hệ lao động hay các thông tin về an toàn và bảo hộ lao.
động... Thực hiện tốt chức năng này nhằm thỏa mãn sự hài lòng cho CB, NV.
Ho cảm thấy được tôn trọng khi mà không có gì là bí mật đối với họ.
Chức năng này còn bao gồm các dịch vụ có tính phúc lợi cho CB, NV
như: chương trình chăm sóc y tế, bảo hiểm, phân chia phúc lợi, cỗ phiếu. Các chương trình như vậy là động lực cho họ gắn bó lâu dài với tổ chức.
QTNNL ngày nay gắn liền với mọi tổ chức bat ké co quan tô chức đó
có bộ phận QTNNL hay không. QTNNL là khó khăn phức tạp hơn quản trị
các yếu tố khác của quá trình SX vì mỗi con người là một thế giới rất riêng, biệt họ khác nhau về năng lực làm việc, về hoàn cảnh gia đình, tình cảm,
tham vọng... và luôn vận động thay đổi. Điều này đòi hỏi quản trị con người
phải là một khoa học và nghệ thuật. Nghĩa là phải sử dụng khoa học quản trị
về con người một cách uyễn chuyển phù hợp cho những tình huống cụ thể trong môi trường cụ thể.