1.1.2.1. Đặc điểm của tín dụng khách hàng doanh nghiệp Thứ nhắt, tín dụng Ngân hàng với khách hàng doanh nghiệp
Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào trong nền kinh tế đều xây dựng và mở rộng hoạt động kinh doanh dựa vào 3 nguồn vốn cơ bản sau đây:
+ Nguôn vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn được hình thành do vốn góp.
ban đi
ừ lợi nhuận giữ lại không chia hoặc bằng cách phát hành cỗ phiếu mới.
Đây là nguồn vốn an toàn nhất cho doanh nghiệp, tuy nhiên việc mở rộng kinh doanh dựa trên nguồn vốn này là không khả th đối với rất nhiều doanh nghiệp vì hạn chế về tiềm lực tài chính. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn chủ sở hữu làm cho
các doanh nghiệp không tận dụng được khoản tiết kiệm thuế nhờ đòn bảy nợ.
+ Phát hành trái phiếu. Phát hành trái phiếu đã và đang là một phương
thức huy động vốn hiệu quả được các doanh nghiệp sử dụng nhất là đối với những
nước có thị trường chứng khoán phát triển. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp
nào cũng có thể thu hút được công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu tư phải đánh
giá uy tín của doanh nghiệp trước khi đầu tư. Các doanh nghiệp có uy tín và vững
mạnh thì dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều là doanh nghiệp có vốn nhỏ, trình độ quản lý yếu kém, số sách thiếu minh bạch .. .Qua đó, có thê thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam gần như không có nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.
+ Vấn vay. Có thể thấy rằng vốn vay Ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Ngân hàng là một tổ chức tài chính huy động vốn
từ nhiều nguồn khác nhau, vì thế luôn có đủ khả năng cung cấp các nguồn tài trợ ngắn, trung và đài hạn cho các doanh nghiệp trong các dự án mở rộng hoặc đầu tư theo chiều sâu của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm như tính linh hoạt về thời hạn, sự đa dạng về hình thức tài trợ. Tuy nhiên, nó hạn chế sự tiếp cận của doanh nghiệp vì các điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chỉ phí sử dụng vốn (lãi suất).
Bên cạnh tín dụng ngân hàng, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng
các khoản phải thu có ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cả
đối với toàn bộ nền kinh tế. Tỷ lệ nguồn vốn tín dụng thương mại có thẻ chiếm.
đến 20% tổng nguồn vốn, thậm chí lên tới 40%. Đây là một phương thức tài trợ
rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, tạo cơ hội cho việc mở rộng
các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách bền lâu. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nguồn vốn tín dụng thương mại chỉ dựa trên sự tín nhiệm trong làm ăn kinh doanh
giữa các đối tác với nhau. Doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô còn nhỏ bé, kinh
nghiệm quản lý và tay nghề lao động yếu, hoạt động mang tính tự phát ....gây ra những cản trở cho chính các khách hàng doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn này.
Từ những phân tích phân tích trên chúng ta thấy rằng tín dụng ngân hàng là một lựa chọn ưu tiên của các khách hàng doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn đẻ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động của các Ngân hàng hiện nay gồm rất nhiều dịch vụ nhưng chủ yếu là dịch vụ huy động tiền gửi trong xã hội và cho vay lại với các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Trong đó hoạt động cho vay hiện nay là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong ngân hàng. Tại Việt Nam hiện nay, xu hướng cho vay tiêu dùng trong dân cư mới phát triển và chiếm tỷ lệ chưa
lớn trong tổng dư nợ cho vay ma hat đối tượng vay vốn là các khách hang doanh nghiệp. Hơn thế, đi cùng với tài trợ tín dụng thu lãi, ngân hàng còn đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp như dịch vụ ngoại hối, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán lương nhân viên qua ngân hàng....nên nguồn lợi nhuận thu được từ cung cấp dịch vụ là không nhỏ. Qua đó, có thể thấy vai trò của tín
dụng khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng là rắt quan trọng, nó
vừa đem lại lợi nhuận trực tiếp vừa giúp khách hàng doanh nghiệp phát triển và
hoạt động hiệu quả hơn.
1.1.2.2. Các hình thức tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại NHTM
Hiện ngân hàng cung cấp rất nhiều hình thức tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, gồm:
+ Dịch vụ tài trợ vốn lưu động.
Trong dịch vụ tài trợ vốn lưu động, Ngân hàng cung cấp các sản pham cho vay bỗ sung vốn kinh doanh trong ngắn - trung — đài hạn, sản phẩm thấu chỉ tài khoản...với tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc có thể một phần là tín chấp.
+ Dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu
Đây là hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp với tài sản bảo đảm là các lô hàng nhập khẩu hoặc các khoản phải thu của bộ chứng từ hàng
xuất khẩu... với tỷ lệ cấp tín dụng thông thường là từ 70-80% giá trị lô hàng
hay giá trị khoản phải thu, khoản cấp tín dụng này chủ yếu mang ý nghĩa hỗ
trợ thanh khoản cho khách hàng doanh nghiệp trong lúc chưa thu được tiền hàng
+ Tài trợ tài sản cố định — dự án
Đây là hình thức cấp tín dụng với mục đích giúp khách hàng doanh
nghiệp mở rộng sản xuất và đầu tư tài sản có định với thời gian cho vay chủ
yếu là trung — dài hạn và tài sản bảo đảm là bất động sản và động sản hình
thành trong tương lai như xe oto, máy móc thiết bị, nhà xưởng, quyển sử
dung dat...
+ Bảo lãnh
Bảo lãnh là cam kết của Ngân hàng với bên thụ hưởng về việc thực hiền
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng
nghĩa vụ đã cam kết, Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho Ngân hàng số tiền
đã được trả thay và phí bảo lãnh nếu khách hàng chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình với bên thụ hưởng.
Ngoài ra tùy vào định hướng cũng như tiềm lực của từng ngân hàng mà mỗi ngân hàng có thêm những sản phẩm tín dụng khác dành cho khách hàng doanh nghiệp như cho thuê tài chính, cho vay đầu tư...