NGHIỆP TẠI BIDV-CN KIÊN GIANG
3.2.1. Giải pháp mở rộng quy mô hoạt động tín dụng KHDN của BIDV-CN Kiên Giang
3.2.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp
a. Hoàn thiện hoạt động thắm định tín dụng doanh nghiệp
1 Về thu thập thông tin:
+ Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác
nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả
+ Xem xét thông tin từ phỏng vấn người vay, từ số sách ngân hàng để được thấy quan hệ vay trả của khách hàng,
+ Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của các doanh nghiệp.
ii/ Về phân tích và đánh giá khách hàng.
+ Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thê đối với từng khách hàng, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi
đúng hạn
+ Phân tích đánh giá khách hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định như năng lực, hành vi, pháp lý, uy tin.
+ Thông qua việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng cán bộ tin dụng phải đưa ra được đánh giá chung về thực trạng kinh doanh, tinh hop
lý của nhu cầu vay vốn.
iii/ Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng cho doanh
nghiệp
+ Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc kiểm soát rủi ro, nâng cao
chất lượng tín dụng bằng cách nghiêm túc thực hiện các nội dung:
Thực hiện kỹ khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, các bộ
phận cho vay cần thiết lập kế hoạch kiểm tra theo quy định.
Kiểm tra và định giá tài sản đảm bảo hàng năm, định kỳ thực hiện kiểm
tra tài sản đảm bảo của từng khoản vay cũng như tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo nợ vay.
b.Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo tiếp thị hướng đến cúc doanh
nghiệp
Xây dựng và triển khai hoạt động Marketing trong đó trọng tâm là chính sách khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng cần tăng cường quảng bá,
tiếp thị về các sản phẩm ngân hàng nói chung và sản phẩm tín dụng nói riêng, đến tận các DN. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, xác định chiến lược tiếp thị trực tiếp vẫn là chủ yếu trong công tác tiếp thị của chỉ nhánh. Chính vì thế,
đẩy mạnh hoạt động quảng cáo tiếp thị hướng đến các doanh nghiệp, chỉ
nhánh thời gian qua vẫn thực hiện và thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia. Đặc biệt trong năm 2015, BIDV ban hành nhiều văn bản mới và yêu
cầu các chỉ nhánh trong toàn quốc thực hiện từ nay đến năm 2020 về hoạt động quảng bá, theo đó BIDV-CN Kiên Giang thực hiện quyết định số
5570/QĐ-BIDV ngày 30/7/2015 của Tổng giám đốc BIDV về việc quy định
chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng tổ chức; quyết định số 425/QĐ-
BIDV ngày 27/01/2015 của Tổng giám đốc BIDV về việc quy định sản phẩm
IDV Business Online
tín dụng theo ngành đối với khách hàng doanh nghiệ
- Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến dành cho Doanh nghiệp; công văn số
1270/BIDV-TTT ngày 10/3/2015 của Tổng giám đốc BIDV về
ệc quy định
triển khai thí điểm sản phẩm thẻ ghi nợ doanh nghiệp. Mục tiêu chỉ nhánh phan đấu tăng 20% số lượng khách hàng doanh nghiệp so với cuối năm 2015,
đồng thời tăng thêm 40% số lượng khách hàng cá nhân nhờ tù chỗ phát triển
khách hàng doanh nghiệp.
e. Nhóm giải pháp bồ trợ
¡⁄/ Rút ngắn quy trình xử lý các giao dịch có liên quan đến khách hàng, Giảm thời gian cấp tín dụng đối với các món vay nhỏ xuống còn 1-2 ngày; các món vay lớn ngắn hạn trong 1 tuần làm việc và các dự án trong 1
tháng. Cải tiến thủ tục giao dịch và quy trình nghiệp vụ thanh toán theo hướng đơn giản hóa, đảm bảo an toàn tài sản và thuận lợi cho DN.
ii/ Đấy mạnh huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.
BIDV-CN Kiên Giang cần có những biện pháp nhằm thu hút lượng vốn
trung và dài hạn tạo cơ sở, điều kiện cho việc mở rộng cho vay trung dài hạn
đối với doanh nghiệp. Phải tích cực coi trọng công tác huy động vốn, quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên về vai trò của nguồn vốn huy động,
đối với quá trình tăng trưởng và mở rộng hoạt động tín dụng.
iii/ Nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên ở các lĩnh vực
Đội ngũ cán bộ tín dụng cần thiết được chia thành hai nhóm chuyên
trách: nhóm quản lý doanh nghiệp, nhóm thâm định dự án. Bồ trí và sử dụng,
đội ngũ cán bộ tín dụng một cách hợp lý, giao đúng người, đúng việc. Xây
dựng cơ chế luân chuyển cán bộ để tránh sự trì trệ và đề phòng các mối quan
hệ không lành mạnh phát sinh giữa cán bộ tín dụng với khách hàng
iv/ Hiện đại hóa và khai thác nguồn lực công nghệ ngân hàng Trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, ứng dụng tin học vào công nghệ
ngân hàng, cài đặt các phần mềm cần thiết để mở rộng phạm vi và cải thiệ
thống thanh toán của ngân hàng. Cải thiện chất lượng của hệ thống công nghệ ứng dụng và không ngừng nâng cấp đề có thể cung cấp các địch vụ mới. Từng bước hiện đại hoá các phương tiện thanh toán không dùng tiền. Nâng cấp các phương tiện, thiết bị tin học làm việc của ngân hàng.
Theo đó,
n là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng dư nợ tín dụng, tạo ra kết quả kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Nhằm đảm bảo không ngừng tăng trưởng nguồn vốn huy động, đáp ứng, đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn từ các DN, phục vụ cho các kế hoạch phát triển trong tương lai, BIDV-CN Kiên Giang cần đây mạnh hơn nữa việc triển khai các chương trình thu hút vốn trong dân cư và các tô chức kinh tế, tổ chức xã hội bao gồm cả quốc doanh, ngoài quốc doanh, trong nước và nước ngoài.
Vốn nhàn rỗi trong dân cư là nguồn vốn rất có tiềm năng do dân chúng hiện nay vẫn có thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch và giữ tiền tiết kiệm
tại nhà, lượng tiền thanh toán qua ngân hàng chỉ vào khoảng 30%, nguồn vốn
tiết kiệm mới chỉ đạt 13% GDP (số liệu cả nước). Kiên Giang có TP Rạch Giá
là một thành phố phát triển, nơi tập trung gần 1 triệu dân, với mật độ dân số đông và có mức sống ở mức trung bình trong cả nước. Nhưng, lượng vồn tiềm ẩn trong dân cư trên địa bàn thành phó là rất lớn, hoạt động trên chính địa bàn
đó BIDV-CN Kiên Giang càng phải thấy rõ hơn tiềm năng của nguồn vốn
này.
Bên cạnh nguồn vốn trong dân cư thì nguồn vốn trong các tổ chức kinh tế cũng luôn có một lượng tồn đọng không nhỏ, xuât phát từ sự chênh lệch về chu kỳ sản xuất giữa các doanh nghiệp là khác nhau, giữa hai chu kỳ sản xuất
kinh doanh liên tiếp của một doanh nghiệp thường có một lượng vốn tạm thời
nhàn rỗi chưa dùng tới và nếu như ngân hàng khai thác được khoản vốn nay thì họ có thể sử dụng nó để cho các doanh nghiệp khác vay. Dem lại lợi ích và hiệu quả sử dụng vốn cho cả doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi, ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn
Ngoài ra huy động vốn từ các tổ chức xã tổ chức nước ngoài và
nguồn kiều hối cũng là một hướng huy động đầy tiềm năng. Tuy nhiên, để thu hút được các nguồn vốn này vào kênh dẫn vốn của mình BIDV-CN Kiên
Giang cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Không ngừng nâng cao uy tín và vị trí của mình trên thị trường. Thực
hiện chế độ ưu đãi khách hàng một cách thiết thực, phát huy và duy trì phong,
cách, thái độ phục vụ: tình cảm, lễ độ, mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng triệt đẻ, thuận tiện, nhanh chóng và đúng chế độ nhằm
giữ khách hàng cũ và lôi kéo thêm khách hàng mới đến giao dịch.
- Mở rộng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều mức lãi suất, thời hạn, phương thức gửi và thanh toán khác nhau như tiết kiệm
không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn (3,6,9,12 tháng), tiết kiệm bằng ngoại tệ
(USD, DM, FRF),...Muốn làm tốt các công tác này BIDV-CN Kiên Giang cần phải mở rộng thêm các mạng lưới huy động với thủ tục đơn giản khoa
học, lãi suất tiết kiệm đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng
đồng thời mang tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó phải tạo sự thuận
lợi trong rút tiền (cho phép khách hàng rút trước hạn với lãi suất phạt linh
hoạt, phát triển tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi trong hệ thống), tiếp tục công tác hiện đại hoá trang bị và nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao tiếp,....
- Khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân và séc cá nhân trong thanh toán qua ngân hàng bằng cách: đơn giản hoá các thủ tục mở tài khoản;
có các hình thức giới thiệu, thông tin quảng cáo về lợi ích của việc mở tài
khoản cá nhân và séc cá nhân cũng như về những chuyền biến trong công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại BIDV-CN Kiên Giang nhằm đem
lại tiện ích cho khách hàng trong giao dịch gửi, rút tiền và thanh toán không.
dùng tiền mặt
- Đối với các doanh nghiệp, tô chức có tiền gửi lớn (thường xuyên và ổn định), ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi nhất định căn cứ theo khối lượng tiền gửi nhằm thu hút hơn nữa lượng tiền gửi từ các đơn vị này.
~ Triển khai rộng rãi công tác chỉ trả kiều hối đặc biệt đối với các khu vực có đông kiều dân Việt Nam sinh sống và làm việc như Nga, Đức, Mỹ, Pháp, Australia,...thông qua các biện pháp tuyên truyền giải thích cho kiều
dân cũng như qua các hành động cụ thể chỉ trả thuận lợi, nhanh chóng, chính xác,
- Để thu hút vốn nước ngoài, ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nguồn ngoại tệ
cho khách hàng vay và thanh toán, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh đối
ngoại BIDV-CN Kiên Giang cần tổ chức tìm kiếm thu nhận mở thêm tài
khoản tiền gửi ngoại tệ cho các tô chức kinh tế trong nước, nước ngoài, các
công ty liên doanh, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan sứ quán, lãnh sự và cá
nhân người nước ngoài, tăng cường khai thác nguồn vốn tài trợ uỷ thác của Chính phủ các nước. Thực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất, tỷ giá ưu đãi đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. Đồng thời mở rộng các quan hệ đối ngoại, phát triển chiều sâu các quan hệ hợp tác quốc tế, không ngừng học tập kinh nghiệm và công nghệ ngân hàng tiến tới hội nhập với cộng đồng quốc tế
Trên đây là một số biện pháp cần triển khai nhằm làm tăng nguồn vốn
huy động cho Chỉ nhánh, thu hút thêm khách hàng đến giao dịch và tạo cơ sở
để phát triển mở rộng hoạt động tín dụng với chất lượng cao đối với mọi đối
tượng khách hàng, trong đó có các DN. Tuy nhiên, trong quá trình huy động
vốn BIDV-CN Kiên Giang cần chú ý dựa trên cơ sở kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng huy động vốn tràn lan. Công tác huy động vốn phải gắn liền với công tác sử dụng vốn, không dé xây ra hiện tượng ứ đọng vốn ảnh hưởng không tốt tới chất lượng tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống đảm bảo phát triển tín dụng khách hàng
doanh nghiệp
Để nâng cao hoạt động tín dụng của BIDV-CN Kiên Giang cần có những giải pháp tích cực để mô hình tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp.
phải được xây dựng theo hướng: Phải có sự độ:
p giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng hiện nay đang thực hiện, phải tiến hành tách các bộ phận:
chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị...), chức năng phân tích,
thẩm định tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng....) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi...). Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm
kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyên toàn bộ hỗ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận
phân tích, thâm định tín dụng. Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin,
thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, tìm
hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc yêu cầu bộ phận quan hệ khách hàng tìm hiểu thêm thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng,
kiểm tra thực tế, đề nghị khách hàng bỗ sung hồ sơ cần thiết.
Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài
chính, phương án/dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách
hàng doanh nghiệp lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng
sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng đẻ lưu trữ thông tin đồng thời được chuyên cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng. Việ
xây dựng quy trình tín dụng không chỉ giúp từng cán bộ, từng bộ phận xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ và yêu cầu công việc phải thực hiện trong quá trình phục vụ khách hàng.
Ngoài ra quy trình được xác định còn giúp cán bộ quản lý kiểm tra giám sát
và phát hiện các khiếm khuyết trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các khâu tiếp xúc khách hàng sẽ có tác động trực tiếp tới cảm nhận của khách
hàng và các nhân viên ở đây cần được đào tạo bài bản trong quan hệ khách hàng
Việc phân tích và xếp loại doanh nghiệp luôn là phép thử của BIDV-
CN Kiên Giang. Đây là vấn đề tiên quyết trong việc quyết định có cho vay hay không đối với một dự án tín dụng. Việc xếp loại doanh nghiệp có thé dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau nhưng cần phải xem xét một cách toàn diện từ
tình hình thực tế của doanh nghiệp, khả năng vay, khả năng thanh toán và đảm bảo tín dụng. Việc phân tích này cũng giúp cho ngân hàng có một đánh
giá sơ bộ về khách hàng của mình và qua đó xem xét giữa nhu cầu vay của khách hàng và điều kiện tín dụng của mình để có các quyết định cần thiết.
Một điều cần lưu ý là số liệu dành cho phân tích xếp loại phải chính xác và cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả. Các tiêu chuẩn đề đánh giá
phải được phổ cập cho các cán bộ sử dụng thành thạo hỗ trợ đắc lực cho việc
phân loại khách hàng, giảm bớt thủ tục hồ sơ tín dụng, tạo thuận lợi nhanh chóng cho khách hàng và tránh được rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
Tuy nhiên có những khách hàng không đủ tiêu chuẩn tín dụng nhưng vì mục
tiêu xã hội hay vì mục đích chính trị thì vẫn phải tạo điều kiện giúp đỡ khách
hàng, đồng thời có những đánh giá và theo dõi thường xuyên để khuyến khích
sự chuyển biến tích cực của khách hàng.
Ngoài ra, hoạt động tín dụng hình thành do sự hợp tác của cả hai phía người đi vay và người cho vay. Ngân hàng lựa chọn và quyết định cho vay từ việc xét duyệt các dự án với kỳ vọng có được khoản cho vay có lợi nhuận cao
và an toàn. Tuy nhiên qua một thời gian với sự tác động của nhiều yếu tố, dự
án trở nên kém hiệu quả, mức độ rủi ro tăng lên đe dọa khả năng lợi nhuận và
thu hồi vốn của ngân hàng. Chính lúc này, quỹ bù đắp rủi ro sẽ là tắm lá chắn
đảm bảo cho các hoạt động khác của ngân hàng không bị ảnh hưởng. Quỹ bù
đắp rủi ro hình thành trên cơ sở khả năng mắt vốn của khoản cho vay, một
mặt sẽ giúp ngân hàng khắc phục được những hậu quả, mặt khác tăng cường sức mạnh tài chính cũng như khả năng thanh toán của ngân hàng, từ đó nâng
cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống quỹ này cũng chưa thực sự được quan tâm như cần thiết, được trích lập ra từ số dư nợ quá hạn
đầu năm là không hiệu quả. Quỹ dự phòng nên được cho phép gửi tại các
ngân hàng khu vực hay TW chứ không để tại cơ sở như hiện nay khiến cho
việc sử dụng không hợp lý. Ngoài ra cũng nên hình thành một quỹ dự phòng
rủi ro cho toàn bộ hệ thống bằng cách trích một tỷ lệ % số tiền từ quỹ bù đắp.
rủi ro của cơ sở nhằm tạo ra một chỗ dựa vững chắc cho ngân hàng cơ sở bằng tiềm lực tài chính lớn mạnh của quỹ tổng hợp này.
Song cũng cần nhắn mạnh thêm rằng, giúp khách hàng doanh nghiệp trở
nên mạnh mẽ hơn nữa.
Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình kết hợp nhiều khâu từ thu thập
thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích năng lực, tư cách, khả năng tài
chính của doanh nghiệp, các nguồn thu, trả nợ của dự án,.. để từ đó đi đến quyết định cho vay hay không. Xây dựng một qui trình thẩm định hợp lý,