CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHÁT TRIEN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển sinh kế hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang (Trang 32 - 68)

SINH KE HỘ GIA ĐÌNH

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế hộ gia đình

2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Sinh kế, sinh kế hộ gia đình

Sinh kế (Livelihoods) là thuật ngữ dùng để chỉ phương tiện kiếm sống của con người (bắt nguồn từ life-lode - cách sống). Theo Wedgwood, Hensleigh (1855), sinh kế đề cập đến "phương tiện đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người gồm thức ăn, nước uống, chỗ ở và quần áo cho cuộc sống". Theo Chambers & Conway (1992), sinh kế được áp dụng phổ cập nhất ở cấp hộ gia đình: đa dạng sinh kế bao

gồm các tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài nguyên, quyền sở hữu và quyền tiếp

cận) và các hoạt động cần thiết cho phát triển cuộc sống (có thể đối phó và phục hồi

sau cú sốc và khủng hoảng, duy trì hoặc mở rộng các nguồn lực, tạo lập cơ hội sinh kế cho thế hệ sau, đóng góp lợi ích cho các sinh kế các cấp khác ở địa phương và

quốc gia trong ngắn han và dài hạn).

Carney (1998) và Bebbington (1999) cũng đưa ra khái nệm về sinh kế, trong đó lay con người là trung tâm và tổng thể, cung cấp một cách nhìn tông hợp về cách moi người kiếm sống trong bối cảnh xã hội, thé chế, chính trị, kinh tế và môi trường

đang phát triển. Một sinh kế phải phát huy được tiềm năng con người (lay con người làm trung tâm) để từ đó phát triển sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó có khả năng đương dau và vượt áp lực cũng như tạo ra các thay đôi bat ngờ trong quá trình vận động và phát triển cuộc sông con người.

Krantz (2001) cho rằng không có cách tiếp cận thống nhất dé áp dụng khái niệm sinh kế. Tuy nhiên có ba đặc điểm cơ bản cho hầu hết các cách tiép cận là: (1) Mặc dù tăng trưởng kinh tế là yếu tô cần thiết để giảm nghèo nhưng không có mối liên hệ tự động giữa hai yếu tố này vì tat cả phụ thuộc vào khả năng của người nghèo trong việc tận dụng các cơ hội dé mở rộng sinh kế; (ii) Bác bỏ quy trình, tiêu chuẩn của các cách tiêp cận thông thường như thu nhập thấp hay thiếu đầu vào cho một lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, nước sạch hay y tế mà còn bao gồm các khía

19

cạnh khác như sức khoẻ kém, mù chữ, thiếu các dịch vụ xã hội cũng như tính dễ bị

ton thương; (iii) Người nghèo hiện nay thường hiểu rõ về hoàn cảnh và nhu cầu của

họ và do đó họ phải tham gia vào việc thiết kế các chính sách nhằm cải thiện nhu cầu của họ.

Ở Việt Nam, khái niệm sinh kế được giải thích, đó là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm dé kiếm sống cũng như để đạt được các các mục

tiêu và ước nguyện của họ” (Nguyễn Văn Sửu, 2010).

Như vậy, có thé hiểu một cách khái quát: Sinh kế là cách thức dé con người sinh tồn, cụ thé đó là cách thức thông qua việc sử dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội...) đề thực hiện các hoạt động tạo ra việc làm, tạo ra thu nhập, từ đó thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong xã hội.

Sinh kế hộ gia đình dựa trên các nguồn vốn con người, xã hội, tự nhiên, vật chất, tài chính; các nguồn lực này có quan hệ với nhau va có thể làm gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực khác, chăng hạn hộ có đất (có chứng nhận pháp lý về quyền sử dụng đất) có thé thé chấp dé có nguồn tài chính phục vụ cho một mục tiêu kinh tế nào đó. CLSK hộ gia đình là sự kết hợp sử dụng các nguồn lực hộ gia đình và cộng đồng nhằm mục tiêu kinh tế hộ; bên cạnh đó, có thé là sự định hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh hoặc cách thức đạt được mục tiêu như bằng sự tận dụng ưu thế của một hay vài loại NLSK đầu vào sản xuất có lợi thế.

Tóm lại, sinh kế của hộ gia đình là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình.

2.1.1.2. Phát triển sinh kế hộ gia đình

Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm thống nhất về PTSK. Vấn đề sinh kế luôn được đề cập khi nói đến giảm nghèo và phát triển bền vững, nên PTSK là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. PTSK có thé được hiểu là quá trình thực hiện cải thiện đời song vat chat, tinh than cho người nghèo hướng tới nâng cao năng lực tự thoát nghẻo và đa dạng sinh kế cho các hộ gia đình. Về nguyên tắc, PTSK hộ gia đình nói chung cần đảm bảo trên cả 2 phương diện số lượng và chất

20

lượng. Hay nói cách khác, PTSK hộ gia đình là quá trình tác động có chủ ý của các

chủ thể liên quan nhằm tạo ra những thay đổi trong hoạt động sinh kế vốn có của các gia đình. PTSK thường được hiểu là PTSK bền vững, trong đó, những thay đổi trong hoạt động sinh kế vốn có của hộ gia đình phải được thay đổi theo hướng tích

cực, bền vững không ngừng.

PTSK sẽ làm gia tăng nguồn sinh kế để nâng cao thu nhập, cải thiện đời song, thoả mãn các nhu cầu của người nghèo trong một khoảng thời gian nhất định.

Hơn nữa, đa dạng sinh kế là khái niệm dé chỉ thực chất của kết quả PTSK, mà vấn đề cần đạt được là đời sống người nghèo được nâng lên sau khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn về mặt tốc độ, có năng lực chống chịu và phục hôi sau các cú sốc hay khủng hoảng. PTSK ngoài việc

bảo đảm hoàn thành các mục tiêu giảm nghẻo, tăng thu nhập đã định trong từng giai

đoạn, từng thời kỳ. Cần hướng đến việc khắc phục một cách có hiệu quả nhất những

bắt cập, hạn chế trong PTSK dé cải thiện tình trạng dé bị tôn thương, cải thiện ở

mức tốt nhất thu nhập và điều kiện sống của người nghèo. Từng bước giúp họ có thể tự vươn lên một cách vững vàng thông qua việc họ có các điều kiện và cơ hội khai thác các nguồn lực xã hội cơ bản dé phát triển. Đồng thời, hướng tới việc nắm bắt các xu hướng tác động đến chất lượng dé có cách thức bảo đảm tính bền vững

cho thành quả PTSK.

Như vậy, PTSK hộ gia đình được hiểu là quá trình tác động có chủ ý của các chủ thể liên quan nhằm tạo ra những thay đổi trong hoạt động sinh kế vốn có của các hộ gia đình theo hướng tích cực, nhằm không ngừng nâng cao đời sông người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Qua đó, cụ thé hóa quan niệm PTSK hộ gia đình dé phù hợp với tình hình thực tế của địa phương vùng DTTS, miễn núi, biên giới như sau:

(i) Thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình tăng, đặc biệt là người

DTTS, tỷ lệ hộ thoát nghéo tăng theo từng năm, từng giai đoạn.

(ii) Điều kiện sống của người DTTS, miền núi, biên giới được cải thiện rõ rệt, trước hết là các điều kiện sống cơ bản về giáo dục; y tế; cung cấp nước sạch và vệ sinh; nhà ở và đất ở cho hộ nghèo; đầu tư CSHT; khả năng tiếp cận thông tin.

21

Đặc biệt là người DTTS nghèo yên tâm ở lại vùng biên giới giữ đất, giữ rừng, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực biên giới.

Gii) Người nghéo có năng lực tự thoát nghèo, tiếp cận các nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính dé đa dạng hoá sinh kế, có năng lực đối phó và hồi phục sau những biến động trong ngắn hạn và dài hạn và phát triển thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách giảm nghèo đồng bộ.

PTSK cho địa phương đa DTTS, miền núi và biên giới là một trong những nội dung quan trọng của quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của chính

quyền địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Bởi vậy, đa dạng sinh kế thực sự cần thiết và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thé khái quát sự cần thiết của phát triển đa dạng sinh kế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên các phương diện như: đóng góp của phát triển đa dạng sinh kế với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội; với ôn định chính trị, đảm bảo an

ninh quốc phòng, phát triển xã hội và đất nước dé hướng tới mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.1.2. Đặc điểm sinh kế hộ gia đình ở tỉnh miền núi và biên giới có vùng dân tộc thiểu số

2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Vùng dân tộc và miền núi thường là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau (Trần Việt Khanh & Vũ Vân Anh, 2017). Về tự nhiên, vùng dân tộc và miền núi là nơi tập trung tài nguyên, khoáng sản và tiềm năng lớn về thủy điện, là đầu nguồn của hàng ngàn sông, suối, cung cấp nước ngọt, duy trì cân bằng sinh thái, điều kiện khí hậu nhiều tiêu vùng thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và

chăn nuôi. Tuy nhiên, vùng dân tộc và miền núi là địa bàn gặp nhiều khó khăn, thách thức: địa hình vùng dân tộc và miền núi rất phúc tạp, hiểm trở, thường xuyên chịu ảnh hưởng và tác động lớn của thiên tai, lũ lụt hạn chế lớn cho việc mở rộng giao lưu, nhất là những vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nhiều vùng có độ dốc lớn, đất đai bị xói mòn, bac màu, căn cỗi.

2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Về kinh tế, xã hội, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kinh tế -

xã hội ở vùng DTTS và miên núi, biên giới còn chậm phát triên, hiện gặp nhiêu khó

22

khăn. Các tỉnh biên giới thường là các địa phương thuộc diện chính sách vùng cao

biên giới, là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào DTTS với tỉ lệ cao trong tổng dân số của tỉnh, trình độ phát triển còn nhiều hạn chế. Nhiều huyện, xã, thôn thuộc diện

nghèo, ĐBKK.

Cản trở chính đối với việc phát triển kinh tế ở miền núi là sự thiếu vắng các cơ quan chuyên trách, các phương tiện vật tư và các tài nguyên cần thiết để hỗ trợ hoạt động thương mại. Chỉ có số Ít các xã có chợ và mặc dù có chợ nhưng sức mua rất thấp. Những người không có khả năng sản xuất ra bất kỳ thứ gì để bán hay không thể mang hàng hóa ra chợ sau mùa vụ thì không thể có tiền mặt. Đây là một vòng luân quan trong đó mọi cố gắng dé tăng sản xuất đều gặp khó khăn vì thiếu chợ, nhưng việc phát triển các chợ lại bị hạn chế bởi thiếu sản pham dé ban. Ngoài việc không có thị trường ôn định hoặc giá cả thu mua còn rẻ không bù đắp được chi phí sản xuất, nên đời sống của nhân dân không được đảm bảo, sản xuất bị đình đốn.

Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở các địa phương đa DTTS, vùng cao biên giới cho thay sự tương phản sâu sắc giữa: (i) Nền kinh tế mang tính tự nhiên, nguyên thuy, lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp nương ray, tự cấp tự túc, năng suất

thấp, tỉ lệ đói nghèo cao và (ii) Sự phát triển của thị trường nội địa, chủ yếu là hệ

thống chợ, các trung tâm thương mại thị tran, thị xã, cửa khâu, chợ đường biên hai bên quốc giới. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của các thương lái bên kia biên

giới, chỉ phối sâu sắc thị trường các địa phương vùng cao của các tỉnh, qua đó thao

túng thị trường nội địa của các vùng cao biên giới này.

Mặc dù nguồn sinh kế của các DTTS đa dạng như một số tộc người dựa vào canh tác ruộng nước, một số toc người khác lại sông dựa chủ yếu vào canh tác nương rẫy, một số khác thì lại dựa vào săn bắt từ rừng, sông suối. Nhưng cuộc sống

của các DTTS vẫn phụ thuộc khá nhiều vào khai thác từ tự nhiên, nhất là từ rừng.

Nếu trước đây, độ che phủ và nguồn lợi của rừng còn cao, các hoạt động khai thác có thé gần như vô hại thì nay với việc rừng đang bị kiệt quệ do các hoạt động khai thác quá mức, các sản phâm tự nhiên cũng ngày càng khan hiếm hơn thì các hoạt động săn bắn, hái lượm, đốt rừng làm nương rẫy, thậm chí chặt gỗ trái phép sẽ không chỉ làm cho nguồn lợi tự nhiên cạn kiệt, dẫn đến nguy cơ tận diệt mà còn ảnh

hưởng đên môi trường và sự an toàn của chính cộng đông.

23

Cùng với những nguồn lực vật chất thuộc sở hữu công, các thiết bị sản xuất sử dụng trong hoạt động sinh kế quan trọng đối với các hộ gia đình. Nó quyết định năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất. Đối với người dân vùng DTTS, miền núi, biên giới hầu hết đều chưa có cơ hội để tiếp cận với thiết bị sản xuất hiện đại, phương tiện sinh kế của họ còn thô sơ, lạc hậu, do đó năng suất lao động chưa cao, dễ bị tổn thương trước các cú sốc như thảm họa thiên nhiên, hay sự cạnh tranh trong

thương trường.

Ở các vùng DTTS, miền núi, biên giới với địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, CSHT thiết yếu thiếu thốn là những trở ngại lớn trong việc giao thương buôn bán cũng như tô chức hoạt động sinh kế hiệu quả. Ngoài ra, chi phí cơ hội liên quan đến sự nghèo nan của CSHT còn có thê là ngăn chặn tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế. Do vậy, cùng với nguồn lực con người, xây dựng và hoàn thiện CSHT, kỹ thuật luôn

được quan tâm hàng đầu trong việc PTSK bền vững ở các vùng dân tộc, miền núi.

Về chất lượng nguồn vốn con người vùng DTTS, miền núi, biên giới thấp cả về tuyệt đối và tương đối so với thành thị, thé hiện ở các chỉ số về tuổi thọ trung bình, trình độ học vấn, tỷ lệ lao động người DTTS chưa qua đào tao còn cao, chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa bàn. Ngoài ra, kỹ năng xã hội, kỹ năng sống của người dân vùng DTTS, miền núi, biên giới chủ yếu được hình thành qua

tích lũy kinh nghiệm từ các hoạt động sản xuất chứ không phải qua các tri thức

khoa học và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong phạm vi một dòng họ, một cộng đồng, một dân tộc cụ thé, do đó thường chưa phù hợp với sự phát triển

chung của xã hội. Cuối cùng, ý thức và tác phong lao động của người DTTS, miền núi, biên giới còn chưa cao do hoạt động sản xuất của họ chủ yếu gắn với nông nghiệp truyền thống, ruộng đất manh mún, chủ yếu mang tính chất tự phục vụ bản

thân mình.

2.1.2.3. Đặc điềm văn hóa

Da dang tộc người và văn hóa tộc người là đặc trưng nồi bật của vùng núi, biên giới. Sự đa dạng văn hóa tộc người thể hiện ở các khía cạnh: vật chất, xã hội, tinh thần, ngôn ngữ (Trần Hồng Hạnh & Nguyễn Thị Tám, 2019). Những đặc điểm này cho thấy sự đa dạng trong đặc điểm văn hóa của người DTTS ở vùng miền núi

và biên giới. Đồng thời, những hoạt động này cũng có vị trí quan trọng trong đời

24

sống của người dân, góp phan tạo thêm thu nhập, da dạng hoá các nguồn sinh kế của người DTTS ở vùng miền núi, biên giới.

Văn hóa vật chất: Về mặt trang phục, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trang phục của các tộc người vùng miền núi, biên giới đã có sự thay đổi, tuy nhiên tùy từng địa phương và tộc người mà mức độ giữ gìn tính truyền thống trong trang

phục có sự khác nhau. Về mặt âm thực, các tộc người ở vùng núi, biên giới vẫn giữ

được cách chế bién món ăn truyền thống, nhất là trong các dịp lễ hội. Về mặt nhà ở,

người DTTS có kiểu thiết kế ngôi nhà truyền thống riêng của họ, đây trở thành nét đặc sắc, thu hút khách du lịch đến các vùng này.

Về văn hóa xã hội: Cau trúc làng bản, cộng đồng của các tộc người vùng núi,

biên giới cũng khá đa dạng, có những tri thức chọn làng khác nhau nhưng có xu

hướng chung là đều tìm vị trí thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn cho cộng đồng như trên sườn núi đất, núi đá, gần nguồn nước,

hướng của làng bản bao giờ cũng tựa lưng vào núi. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng di

cư từ các nơi khác về vùng núi, biên giới ngày càng tăng. Sức ép dân số và đất đai đã khiến cho các DTTS ở vùng núi, biên giới không còn duy trì những tri thức chọn vị trí dựng nhà cửa, làng bản theo phong tục truyền thống mà thay vào đó họ làm nhà dựa trên nền đất đã được phân chia sẵn bởi chính quyền địa phương hoặc phải bỏ tiền ra mua. Về hôn nhân các tộc người ở vùng núi, biên giới chủ yếu duy trì hình thức hôn nhân nội tộc. Tuy nhiên, hiện nay việc kết hôn với người khác tộc đã

diễn ra và dang trở nên phổ biến hơn do quá trình giao luu, tiếp biến văn hóa giữa

các tộc người ngày càng mạnh mẽ.

Về văn hóa tinh than: Các tộc người vùng núi, biên giới có nhiều nét độc đáo thể hiện trên khía cạnh lễ hội, văn nghệ dân gian, tín ngưỡng thờ cúng. Về tín ngưỡng, có sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống tín ngưỡng của các DTTS,

giữa người dân thường với người hành nghề cúng bái trong cộng đồng.

Về văn hóa ngôn ngữ: Vùng cao biên giới là nơi cư trú của nhiều thành phần dân tộc. Các thành phần dân tộc ở đây lại thường sống xen kẽ với nhau trong một xã, thậm chí xen kẽ trong một làng, một thôn. Tất nhiên mỗi tộc người đều có một

ngôn ngữ riêng. Nhiêu người nói được tiêng của một sô tộc người láng giêng. Hiện

25

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển sinh kế hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang (Trang 32 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)