5.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến phương hướng và giải pháp phát triển sinh kế của tỉnh Hà Giang
5.1.1. Bồi cảnh quốc té và trong nước
Trong những năm tới, trên thế giới, khoa học, công nghệ tiếp tục có những bước phát triển mới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá phát triển nhiều lĩnh vực, đang tạo ra những mô hình kinh doanh mới với năng suất vượt trội, chi phí thấp, có tốc độ lan truyền nhanh chóng và xóa bỏ các khoảng cách nhờ kết nối Internet toàn cầu. Chính vì vậy, cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi căn bản nền sản xuất, trọng tâm là khoa học công nghệ va tri thức, mang lại cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Xu hướng này mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển thu hút các dự án FDI. Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng ra khu vực và thế giới thông qua Sáng kiến “Vành đai,
Con đường”. Việt Nam đang tận dụng hiệu quả xu hướng này theo phương châm
“đôi bên cùng có lợi”. Hơn nữa, Trung Quốc là một thị trường rất lớn, mang đến nhiều cơ hội cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam cũng như tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, tiềm ân nguy cơ khủng hoảng và suy thoái. Những van đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch COVIDI9 làm đảo lộn cuộc sống và sinh kế của nhiều hộ gia đình.
Sau hơn 35 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ tạo ra những tiền dé quan trọng dé xây dựng va bảo vệ Tổ quốc.
Những năm tới, đất nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn, sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều thuận
lợi và những khó khăn, thách thức mới. Mặc dù đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
của dịch bệnh COVID19 nhưng các tô chức quốc tế cho rằng nên tảng tăng trưởng của Việt Nam rất vững mạnh. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 -
136
2025) đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%/năm và thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700 - 5.000 USD. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 — 2030) đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm và GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, trong đó tập trung vào giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với nhiều công trình hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng đô thị sẽ tiếp tục được đầu tư lớn. Quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết và tham gia trong thời gian qua đã cho thấy tác động tích cực đối với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt các hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEEP là đòn bay chiến lược giúp các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sản xuất kinh doanh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chưa bền vững. Những đòi hỏi mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ lụy của biến đổi khí hau, chat lượng dân số thấp là những thách thức, ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta và tỉnh Hà Giang
trong thời gian toi.
Đối với tỉnh Hà Giang, những thành tựu đổi mới sau 30 năm tái lập tỉnh, kết qua phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, sự đổi mới quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền; các giá trị về bản sắc văn hóa các dân tộc, truyền thống đoàn kết, tinh thần vượt khó đi lên, các điều kiện về cảnh quan, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, vị trí địa chính trị... là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tỉnh nói chung và các hộ gia
đình trên địa bàn tỉnh nói riêng trong những năm tới. Hà Giang định hình một cơ
cầu ngành kinh tế dựa trên các trụ cột căn bản mới, đó là: Chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; các hoạt động du lịch, dịch vụ đặc sắc. Nền kinh tế thị trường mở thay thế cấu trúc kinh tế truyền thống tự cung, tự cấp dựa chủ yếu vào nền nông nghiệp. Mặc dù vậy, quy mô kinh tế còn nhỏ, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn yếu kém; trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng
137
yêu cau; biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến bất thường, nang nong, han han, rét đậm, rét hai có xu hướng mở rộng, dịch bệnh tiềm ân những yếu tố phức tap; trật tự an toàn xã hội còn nhiều thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của
tỉnh nói chung và sinh kinh của các hộ gia đình nói riêng, đặt ra cho tinh Ha Giang
thách thức vừa phải phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập của nhân dân, vừa đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo quốc phòng - an ninh. gìn giữ biên giới quốc gia.
5.1.2. Các lợi thế đặc thù của Hà Giang
Hà Giang là tinh địa đầu cực Bắc của Tổ quốc với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; nơi sinh sông của 19 dân tộc với các bản sắc văn hóa độc đáo và nguyên sơ; các di sản đã được công nhận trên thế giới và ở Việt Nam, như Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Những điều này đã tạo nên sức hấp dẫn của Hà Giang đối với xu hướng du lịch trải nghiệm và khám phá của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Với diện tích rừng lớn, có địa hình, khí hậu, độ cao thích hợp cho nhiều loại cây dược liệu quý sinh trưởng và phát triển, như: Đương quy, Đăng sâm, Giảo cô lam, Sa nhân, Đỗ trọng, Tam thất, Thảo quả, đây là nguồn lực có tiềm năng lớn trong phát trién được liệu có giá trị kinh tế cao.
Hà Giang là tỉnh có đường biên giới dài giáp với Khu tự tri dân tộc Choang
Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đây là địa bàn được chính quyền Trung Quốc chú trọng phát triển; có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn mức trung bình của cả nước Trung Quốc, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh. Vì vậy, tỉnh Hà Giang có thê phát triển kinh tế cửa khẩu, giao thương với thị trường rộng lớn của Trung Quốc.
5.1.3. Các hạn chế, thách thức đối với Ha Giang
Với địa hình phức tạp, hệ thống giao thông chỉ có duy nhất tuyến đường bộ độc đạo, do đó kết nối của tỉnh Hà Giang với các thị trường bị hạn chế. Đặc biệt, hạ tầng giao thông yếu kém là rào cản lớn trong phát triển các lĩnh vực công nghiệp hay kết nối các thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông san của tỉnh Hà Giang.
Dân số phần lớn là người DTTS với nhiều phong tục, tập quán còn lạc hậu,
138
hon 65% lao động của tinh mới tốt nghiệp THCS, hay học hết tiểu học, hoặc không
biết chữ nên chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn rat hạn chế.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay của tỉnh đa phần là nhỏ, manh mún
với công nghệ sản xuất, kinh doanh cũ, lạc hậu đã hạn chế đáng kể đối với việc tăng năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trong giai đoạn vừa qua.
Tỉnh Hà Giang có đường biên giới dài, địa hình hiểm trở, nhiều dân tộc cùng
sinh sống, trong đó không ít dân tộc có mối quan hệ đồng tộc với các dân tộc dọc
biên giới của nước bạn. Vì vậy, vấn đề an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh dễ bị tác động mạnh bởi các yếu tô bên ngoài tỉnh.
5.1.4. Định hướng phát triển tỉnh Ha Giang 5.1.4.1. Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh Hà Giang
“Phát triển xanh, bản sắc, bền vững” với phương châm "Sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá". Đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển khá trong Vùng Trung du và miễn núi phía Bắc.
Xanh: Bảo tồn bền vững hệ giá trị đặc hữu của thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ gắn với bảo tồn nguồn vốn rừng của quốc gia; đô thị và nông thôn phát triển cân bằng “Đô thị xanh - nông thôn sinh thái”.
Bản sắc: Phát triển du lịch với nền văn hóa giàu bản sắc, phát triển kinh tế sinh thái dựa trên phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng. Phát triển mũi nhọn kinh tế du lịch, làm nền tảng dé kích thích phát triển các ngành, lĩnh vực khác.
Bên vững: Thúc đây Hà Giang phát triển bền vững, đời sống nhân dân 4m no, hạnh phúc; đảm bảo chủ quyền lãnh thé, an ninh biên giới quốc gia. Xây dựng hệ thống kết cau hạ tang đồng bộ, kết nối thông suốt liên tỉnh, liên vùng.
5.1.4.2. Định hướng phát triển tỉnh Hà Giang đến năm 2030
Kinh tế của tỉnh sẽ phát triển theo hướng thúc đây tăng trưởng khu vực dịch vụ gắn với du lịch, kinh tế cửa khâu, tăng mạnh tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt gan với phát triển nông nghiệp một cách bền vững: nông, lâm nghiệp tiếp tục là ngành quan trọng nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành vào GRDP sẽ giảm dan. Kết hợp với các đánh giá định tinh và đánh giá định lượng, xác
139
định các ngành, lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như PTSK cho hộ gia đình tại Hà Giang, cụ thể:
Ngành nông, lâm nghiệp: Vẫn là một trong các ngành quan trọng nhất của tỉnh Hà Giang, khi ngành này đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong GRDP và tạo việc làm, sinh kế cho phần lớn lao động của tỉnh.
Phát triển du lịch, dịch vụ: Vừa là động lực, vừa là trung tâm kết nối các ngành, các lĩnh vực, nhằm tạo ra chuỗi dịch vụ khép kín, tạo sự lan tỏa, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hà Giang trở thành một trong những trung tâm du lịch của Quốc gia, trong đó phân đấu đưa Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn mang thương hiệu quốc gia và quốc tế.
Phát triển kinh tế biên mau: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh quan trọng, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc của Việt Nam, giữa các nước ASEAN với các nước Đông Bắc Á. Các cửa khâu khác trên địa bàn phát triển theo hướng thành những khu tích hợp đa mục tiêu, gồm kinh tế, an ninh, quốc phòng và
ngoại g1ao.
Ngành công nghiệp: Là ngành tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng GRDP, có tiềm năng tăng trưởng tốt và góp phần quan trọng tạo dựng nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hỗ trợ hiệu quả cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh; chú trọng công nghiệp chế biến, chế tạo là lựa chọn ưu tiên phát triển của Hà Giang.
5.1.5. Quan điểm phát triển sinh kế hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang
Tỉnh Hà Giang xác định PTSK hộ gia đình đóng vai trò quan trọng, quyết định mục tiêu giảm nghèo bền vững. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi. Quan tâm đầu tư phát triển ha tầng kinh tế - xã hội, phục vụ dan sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa. Da dạng hóa sinh kế gắn với chuyền dich cơ cau kinh tế, cơ cau lao động, giữ gìn va phát huy giá trị, ban sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường. Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao
năng suât, chât lượng, hiệu quả, phát triên các sản phâm có tiêm năng, thê mạnh tại
140
địa phương. Cải thiện môi trường đầu tư dé thu hút đầu tư, hỗ trợ huy động vốn và các nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển hoạt động sinh kế cho hộ gia đình; đồng thời, phát triển các NLSK, thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đảm bảo cho các hộ gia đình duy trì liên tục việc làm, nâng cao thu nhập và cải
thiện đời sống. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công băng xã hội;
giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào DTTS; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, tập trung quán triệt, thực hiện một SỐ quan điểm cu thé sau:
() PTSK hộ gia đình tỉnh Hà Giang dựa trên cơ sở phát triển toàn diện nguồn
lực của người dan, trong đó, quan trọng nhất là nâng cao chất lượng nguồn lực con
người. Thay vì cách tiếp cận giảm nghèo, cần tiếp cận hỗ trợ cho người có quyết tâm,
có tri thức và kỹ năng làm giàu một cách hợp pháp.
(ii) Đa dang hóa và nâng cao hiệu quả của các hoạt động sinh kế, ưu tiên phát triển hợp lý các hoạt động sinh kế ít rủi ro, có tính bền vững. Mặt khác, phải nâng cao hiệu quả của các hoạt động sinh kế thông qua việc áp dụng các phương pháp hành nghề hiện đại. Với nguồn lực hữu hạn, các hoạt động này phải đem lại kết quả sinh kế tốt hơn, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
(iii) Nâng cao năng lực thực hiện chính sách hỗ trợ người dân và đề cao đạo đức vì dân của cán bộ. Có phát triển được sinh kế cho đồng bào DTTS hay không không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân các hộ gia đình, mà còn phụ thuộc khá lớn vào kết quả thực hiện chính sách của Nhà nước. Bộ máy hoạt động chưa tốt khiến tác động hỗ trợ chưa được như mong muốn. Do đó, chính sách và bộ máy tổ chức thực hiện chính sách phải hành động theo phương châm tạo điều kiện để hộ gia đình tìm được nơi câu cá và câu được nhiều cá.
(iv) PTSK thông qua hỗ trợ hộ gia đình giảm nhẹ rủi ro, nâng cao khả năng
thích ứng, chủ động chống đỡ với bối cảnh dễ gây ton thương. Dé phòng ngừa rủi ro cho người dân cần chú trọng quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, nỗ lực chỉ đạo nông dân, nhất là người dân tuân thủ quy hoạch. Các vùng có điều kiện cần di
dời dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ cao với thiên tai, nhât là lũ lụt. Các cơ quan
141
quản lý kinh tế cần nỗ lực cung cấp thông tin thị trường, định hướng kinh doanh và thông tin dự báo thời tiết cho người dân.
5.2. Các giải pháp phát triển hoạt động sinh kế cho các hộ gia đình tại tỉnh
Hà Giang
5.2.1. Phát triển nông, lâm nghiệp 5.2.1.1. Quan điểm phát triển
Xác định ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Là trụ đỡ cho nền kinh tế của tỉnh khi có những bat ồn, thiên tai, dịch bệnh; đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế bền vững, giải quyết việc làm.
Phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Giang trở thành "trụ đỡ" đảm bảo an toàn sinh thái, giảm thiểu rủi ro, nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ tích cực cho sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn, việc làm và có đóng góp tích cực, bền vững vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang.
5.2.1.2. Giải pháp
(i) Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao
Các chính sách hỗ trợ cần chuyên từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ sinh kế là chủ yếu. Gắn trách nhiệm của người được hưởng lợi vào hiệu quả của các chương trình hỗ trợ. Việc xây dựng các chính sách, các chương trình mới cần quan tâm hơn đến vấn đề phối hợp ngay từ khâu thiết kế chính sách để tạo cơ sở phối hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện, nhưng không ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện. Đây mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm dé tuyên truyền và chuyền giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông dân, thúc đây phát triển mạnh kinh tế hộ, kinh tế trang trại, cải tạo vườn tạp, gắn với việc hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, nhằm tao điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết thực hiện dịch vụ “đầu vào, đầu ra” cho kinh tế hộ gia đình.
Bảo tồn, phục tráng, bình tuyên các cây, con đặc trưng đã xác định và ứng dụng công nghệ vào sản xuất các giống cây, con chất lượng cao. Tô chức sản xuất các sản phâm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam
142