BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

Một phần của tài liệu (10) 254 bai tap trac dia theo phuong phap tu luan (Trang 45 - 66)

Câu hỏi 3.1: Bản đồ - Bản đồ số hoá - Hệ thống thông tin địa lý GIS

1. Bản đồ là gì? (định nghĩa) 2. Phân loại bản đồ theo tỉ lệ?

3. Phân loại bản đồ theo nội dung thể hiện?

4. Bản đồ địa hình là gì?

5. Bản đồ số hoá (bản đồ máy tính) là gì?

6. Hệ thống thông tin địa lý GIS là gì?

7. Ưu điểm và nhược điểm của GIS?

Trả lời 3.1: Bản đồ - Bản đồ số hoá - Hệ thống thông tin địa lý GIS

1. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của mặt đất lên giấy theo một quy luật nào đó.

2. Phân loại bản đồ theo tỉ lệ (mức độ thu nhỏ):

2.1. Bản đồ tỉ lệ nhỏ (1/250000, 1/1000000).

2.2. Bản đồ tỉ lệ vừa (1/100000, 1/50000, 1/25000, 1/10000).

2.3. Bản đồ tỉ lệ lớn (1/5000, 1/2000, 1/1000, 1/500).

3. Phân loại bản đồ theo nội dung thể hiện và mục đích sử dụng:

- Bản đồ hành chính.

- Bản đồ giáo học.

- Bản đồ thổ nhưỡng.

- Bản đồ địa hình, v.v...

4. Bản đồ địa hình là bản đồ trên đó vừa biểu diễn cả địa vật (như: đường sá, sông ngòi, v.v...), vừa biểu diễn cả dáng dấp cao thấp khác nhau của mặt đất (như: đồi núi, thung lũng, v.v...).

5. Bản đồ vẽ trên giấy (truyền thống) chỉ biểu diễn được một số đặc điểm của mặt đất.

Nhưng thực tế khách quan tồn tại trên mặt đất còn có rất nhiều đặc điểm khác nữa về kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử, v.v..., chúng luôn luôn vận động và phát triển theo thời gian. Muốn vậy, phải có sự trợ giúp của máy vi tính. Mọi đặc điểm phong phú kể trên của mặt đất sẽ được số hoá (mã hoá) rồi lưu giữ lại trong máy tính dưới dạng dữ liệu. Đó là bán đồ máy tính (bản đồ số hoá).

6. Nhờ có một số chương trình con, máy tính sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, mô tả những dữ liệu đó, rồi trình bày thành các bảng liệt kê, biểu đồ, bản vẽ, v.v... chúng sẽ được hiện ra

46

trên màn hình của máy vi tính theo sự lựa chọn của người khai thác thông tin. Đó là hệ thống thông tin địa lý GIS.

7. Hệ thống thông tin địa lý GIS có ưu điểm là: phản ánh được đầy đủ mọi đặc tính phong phú. đa dạng của hiện thực khách quan tồn tại trên mặt đất. Nó cho phép bổ sung, thay đổi, cập nhật thông tin kịp thời, dễ dàng. Hệ thống này thoả mãn nhu cầu khai thác thông tin của nhiều đối tượng và phục vụ cho mọi mặt đời sống con người, được ứng dụng rộng rãi trong quản lý quy hoạch đô thị, du lịch. Nhưng việc thu thập dữ liệu cho GIS rất công phu, tốn kém.

Muốn khai thác được GIS phải có máy vi tính.

Câu hỏi 3.2: Tỉ lệ bản đồ

1. Tỉ lệ bản đồ 1/M là gì?

2. Độ chính xác theo tỉ lệ là gì?

3. Ý nghĩa của độ chính xác theo tỉ lệ?

4. Tác dụng của thước tỉ lệ thẳng và thước tỉ lệ xiên?

Trả lời 3.2: Tỉ lệ bản đồ

l. Tỉ lệ bản đồ 1/M là một phân số, có tử số là đơn vị, còn mẫu số thường là những số tròn nghìn, tròn trăm, nó chỉ rõ rằng một đoạn thẳng nằm ngang ở ngoài thực địa khi biểu diễn lên bản đồ đã bị thu nhỏ đi bấy nhiêu lần.

Thí dụ: 1 1 1 1

, , , v.v...

M 2000 1000 500 2. Độ chính xác theo tỉ lệ:

2.1. Quy ước: trên giấy bằng mắt thường người ta chỉ có thể phân biệt được hai điểm gần nhau nhất là 0,1 mm.

2.2. Định nghĩa: người ta gọi khoảng cách nằm ngang ở ngoài thực địa tương ứng với 0,1 mm trên bản đồ là độ chính xác theo tỉ lệ.

3. Ý nghĩa của độ chính xác theo tỉ lệ:

3.1. Nếu biết tỉ lệ bản đồ là 1

M, người ta có thể tính được khoảng cách nằm ngang ở ngoài thực địa có thể biểu diễn được lên bản đồ ấy với độ chính xác (dmin) là bao nhiêu?

dmin = 0,lmM (3-1)

3.2. Nếu biết khoảng cách bé nhất ở ngoài thực địa cần phải biểu diễn lên bản đồ là dmin thì

có thể tính được tỉ lệ bản đồ cần phải đo vẽ là 1

M.

min

1 0,1mm

Md (mm)

47

4. Thước tỉ lệ thẳng và thước tỉ lệ xiên là công cụ giúp cho việc chuyển đổi khoảng cách từ bản đồ ra thực địa và từ thực địa lên bản đồ được thuận tiện, nhanh chóng.

Câu hỏi 3.3: Biểu diễn địa vật trên bản đồ

1. Địa vật là gì?

2. Nguyên tắc biểu diễn địa vật trên bản đồ?

3. Các loại ký hiệu biểu diễn địa vật trên bản đồ? Mỗi loại cho một ví dụ minh hoạ?

4. Nhận xét?

Trả lời 3.3: Biểu diễn địa vật trên bản đồ

1. Địa vật là những vật tồn tại trên mặt đất, hoặc do thiên nhiên tạo ra (ví như: đường sá, sông ngòi...), hoặc do con người xây dựng nên (ví như nhà cửa, ...).

Như vậy địa vật rất phong phú, đa dạng.

2. Nguyên tắc biểu diễn địa vật trên bản đồ:

2.1. Phải tuân theo "dấu hiệu quy ước bản đồ" do Cục Đo đạc bản đồ nhà nước ban hành.

2.2. Dấu hiệu phải đơn giản, rõ ràng, dễ liên tưởng, dễ nhớ và thống nhất.

3. Các loại ký hiệu địa vật trên bản đồ.

3.1. Ký hiệu theo tỉ lệ (ký hiệu diện): các kích

thước được rút theo tỉ lệ bản đồ, bên trong vẽ ký

hiệu tượng trưng.

Thí dụ: ruộng lúa (hình 3.1).

3.2. Ký hiệu không theo tỉ lệ (ký hiệu điểm): để

biểu diễn những địa vật mà nếu rút theo tỉ lệ thì nó

biến thành gần như một chấm điểm. Khi ấy người

ta không vẽ nó theo tỉ lệ nữa, mà vẽ hình tượng trưng

thôi.

Thí dụ: nhà thờ (hình 3.2).

3.3. Ký hiệu vừa theo tỉ lệ, lại vừa không theo tỉ lệ (ký hiệu tuyến): khi biểu diễn đường sắt: chiều

dài của nó được rút theo tỉ lệ bản đồ, còn chiều rộng của nó được vẽ quy ước không theo tỷ lệ bản đồ, tô đoạn đen trắng.

Thí dụ: đường sắt (hình 3.3).

3.4. Ký hiệu mầu sác: màu xanh vẽ sông, màu đỏ vẽ đường ôtô.

Hình 3.1

Hình 3.2

48

Hình 3.3

3.5. Ký hiệu chú giải bằng chữ và số được viết theo những quy cách nhất định: phân số viết cạnh ký hiệu cầu là:

- Tử số ghi chiều dài, chiều rộng của cầu tính bằng mét;

- Mẫu số ghi tải trọng chịu được của cầu tính bằng tấn.

4. Nhận xét: bản đồ có tỉ lệ 1

M càng lớn thì địa vật được thể hiện càng đầy đủ, rõ ràng, chi tiết và chính xác.

Câu hỏi 3.4: Biểu diễn địa hình trên bản đồ

1. Địa hình là gì?

2. Các cách biểu diễn địa hình?

3. Đường đồng mức là gì? Vẽ hình minh hoạ.

4. Đặc điểm của đường đồng mức biểu diễn ở trên bản đồ?

5. Nhận xét?

Trả lời 3.4: Biểu diễn địa hình trên bản đồ

1. Địa hình là hình dáng cao thấp khác nhau

của mặt đất.

2. Các cách biểu diễn địa hình:

- Hình chiếu có số.

- Màu sắc (xanh vẽ biển, màu nâu vẽ đồi núi).

- Nét kẻ vân (mau, thưa).

- Đường đồng mức, v.v...

3. Đường đồng mức là đường nối liền các

điểm có cùng một độ cao trên mặt đất theo một

quy luật nhất định. Nói cách khác đường đồng

mức là giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên với các

mặt song song với mặt thuỷ chuẩn (gêôit) (hình

3.4).

4. Đường đồng mức biểu diễn ở trên bản đồ có những đặc điểm sau:

4.1. Mọi điểm cùng nằm trên một đường đồng mức có cùng một độ cao.

4.2. Đường đồng mức là những đường cong khép kín.

4.3. Nói chung các đường đồng mức không cắt nhau.

Hình 3.4

49

4.4. Khoảng cách giữa các đường đồng mức càng mau biểu diễn mặt đất càng dốc, khoảng cách giữa các đường đồng mức càng thưa biểu diễn mặt đất càng thoải.

4.5. Đường thẳng ngắn nhất nối giữa hai đường đồng mức liền kề (đường vuông góc chung của hai đường đồng mức liền kề) chỉ hướng dốc nhất của thực địa.

4.6. Hiệu số độ cao giữa hai đường đồng mức khác nhau liền kề được gọi là khoảng cao đều đường đồng mức (h). Trên các tờ bản đồ quốc gia của Việt Nam có h = 0,25m; 0,5m; l,0m;

2,0m; 5,0m; 10,0m.

4.7. Độ cao của đường đồng mức ký hiệu là H, nó là bội số của khoảng cao đều đường đồng mức (H h).

5. Nhận xét: Nếu bản đồ có tỉ lệ 1/M càng lớn và khoảng cao đều đường đồng mức h càng nhỏ thì địa hình được biểu diễn càng đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và chính xác.

Bài toán 3.5:

Cho biết bản đồ có tỉ lệ 1/M = 1/10000. Hỏi khoảng cách nằm ngang bé nhất ở ngoài thực địa (dmjn) có thể biểu diễn được lên tờ bản đồ ấy là bao nhiêu?

Lời giải 3.5:

Khoảng cách nằm ngang bé nhất ở ngoài thực địa (dmjn) có thể biểu diễn được lên tờ bản đổ tỉ lệ 1/M = 1/10000 là:

dmin = 0,1 mm  M [theo (3-1)]

= 0,1 mm  10000

= 1000 mm dmin = l,000 m.

Bài toán 3.6:

Biết rằng khoảng cách nằm ngang bé nhất ở ngoài thực địa (dmin) cần phải biểu diễn lên bản đồ là dmin = 0,5m. Hỏi tỉ lệ bản đồ 1/M cần phải đo vẽ là bao nhiêu?

Lời giải 3.6:

Tỉ lệ bản đồ cần phải lựa chọn 1/M để có thể biểu diễn được đoạn thẳng nằm ngang bé nhất ở ngoài thực địa dmin = 0,5m lên tờ bản đồ ấy là:

min

1 0,1mm

Md (mm) [theo (3-2)]

min

1 0,1mm 0,1mm

Md (mm)500mm

1 1

M5000

50

Bài toán 3.7:

Cho một tờ bản đồ địa hình theo kiểu UTM-VN.2000 tỉ lệ 1/50000. Hãy tính kích thước khung theo vĩ tuyến (Δφ) và theo kinh tuyến (Δλ) của tờ bản đồ ấy?

Lời giải 3.7:

Kích thước khung theo vĩ tuyến (Δφ) của tờ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50000 theo kiểu UTM- VN.2000 là:

4 15' 8 2

   

Kích thước khung theo kinh tuyến (Δλ) của tờ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50000 theo kiểu UTM- VN.2000 là:

6 15' 12 2

   

Bài toán 3.8:

Hãy ghi hết tất cả phiên hiệu của các tờ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25000 thuộc địa phận của tờ bản đồ địa hình F-48-96-D (theo kiểu UTM-VN.2000).

Trả lời 3.8:

Phiên hiệu của các tờ bản đồ địa hình tỉ lệ

1/25000 thuộc địa phận của tờ bản đồ địa hình F-48-

96-D (theo kiểu UTM-VN.2000) là:

1. F-48-96-D-a 2. F-48-96-D-b 3. F-48-96-D-c

4. F-48-96-D-d (Hình minh hoạ: hình 3.5).

Bài toán 3.9:

Tìm phiên hiệu của tờ bản đồ địa hình có tỉ lệ tương ứng (theo kiểu UTM-VN.2000) nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ F-48-96-D? Vẽ hình minh hoạ.

Lời giải 3.9:

Hình 3.5

51

Phiên hiệu của tờ bản đổ địa hình có tỉ lệ tương ứng (theo kiểu UTM-VN.2000) nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ F-48-96-D sẽ là F-48-96-B (hình 3.6).

Bài toán 3.10:

Cho biết toạ độ địa lý của điểm s là:

s s

10 50 00 N 106 40 00 E

    

    

 Hãy tìm phiên hiệu của tờ bản đồ địa hình tỉ lệ

1/1000000 theo kiểu UTM-VN.2000 có chứa điểm S

ấy?

Lời giải 3.10:

1. Hàng ngang rộng 4° chứa điểm S là:

10 50 00

h 2,7

4

 

  

Vậy s thuộc hàng thứ ba, ký hiệu là C.

2. Cột dọc rộng 6° chứa điểm S là:

106 40 00

h 17,8

6

 

  

 Vậy điểm S thuộc cột n = 18 (số thứ tự).

Số hiệu cột q tương ứng (ở Đông bán cầu) là:

q = N + 30

= 18 + 30 = 48 (3-3)

3. Kết luận Phiên hiệu của tờ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/1000000 theo kiểu UTM-VN.2000 có chứa điểm:

s s

10 50 00 B 106 40 00 D

    

    

 là: C-48

Bài toán 3-11: Bản đồ địa hình

Cho biết trước bốn tờ bản đồ địa hình Việt Nam có phiên hiệu lần lượt là:

a) F-48-96 b) F-48-96-C c) F-48-96-D-c d) F-48-96-D-d-4

52

Hãy xác định và tính toán:

1. Hãy vẽ một hình minh họa cả bốn tờ bản đồ trên?

2. Hãy xác định tỷ lệ 1;M của bốn tờ bản đồ trên ? 3. Hãy xác định kích thước khung theo vĩ tuyến Δφ và theo kinh tuyến Δλ của bốn tờ bản đồ trên ?

4. Hãy xác định phiên hiệu của những tờ bản đồ có cùng một tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với bốn tờ bản đồ trên?

5. Hãy xác định chiều dài bằng ngắn nhất dmin có thể biểu diễn được lên từng tờ bản đồ trên ?

Lời giải 3-11: Bản đồ địa hình

1. Hình vẽ minh họa bốn tờ bản đồ trên (hình 3.7):

Hình 3.7

2. Tỷ lệ 1:M của bốn tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

2a) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-96 là:

1:M = 1: 100 000

2b) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-96-C là:

1:M = 1: 50 000

2c) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-D-c là:

1:M = 1: 25 000

53

2d) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-96-D-d-4 là:

1:M = 1: 10 000

3. Kích thước khung của bốn tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

3a) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-96 là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 = 30’ (3-4)

Theo kinh tuyến là

Δλ = 6 : 12 = 30’ (3-5)

3b) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-96-C là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 : 2 = 15’ (3-6)

Theo kinh tuyến là:

Δλ = 6 : 12 :2 = 15’ (3-7)

3c) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-96-D-c là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 : 2 :2 = 7’30” (3-8)

Theo kinh tuyến là:

Δλ = 6 : 12 :2 :2 = 7’30” (3-9)

3d) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-96-D-d-4 là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 : 2 :2 :2 = 3’45” (3-10)

Theo kinh tuyến là:

Δλ = 6 : 12 :2 :2: 2 = 3’45” (3-11)

4. Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với bốn tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

4a) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ F-48-96 là:

F-48-84 4b) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ

F-48-96-C là:

F-48-96-A 4c) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ

F-48-96-D-c là:

F-48-96-D-a

54

4d) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ F-48-96-D-d-4 là:

F-48-96-D-d-2 5. Chiều dài bằng ngắn nhất dmin có thể biểu diễn lên từng tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

5a) Với tờ bản đồ F-48-96 là:

dmin = 0,1 mm. M (3-12)

= 0,1 mm . 100 000 = 10 000 mm

dmin = 10 m 5b) Với tờ bản đồ F-48-96 là:

dmin = 0,1 mm. M (3-13)

= 0,1 mm . 50 000 = 5 000 mm

dmin = 5 m 5c) Với tờ bản đồ F-48-96 là:

dmin = 0,1 mm. M (3-14)

= 0,1 mm . 25 000 = 2 500 mm

dmin = 2,5 m 5d) Với tờ bản đồ F-48-96 là:

dmin = 0,1 mm. M (3-15)

= 0,1 mm . 10 000

= 1 000 mm

dmin = 1 m

Bài toán 3-12: Bản đồ địa hình

Cho biết trước bốn tờ bản đồ địa hình Việt Nam có phiên hiệu lần lượt là:

a) F-48-(256) b) F-48-(256-g) c) F-48-(256-h-!V)

d) F-48-(256-k-16) Hãy xác định và tính toán:

1. Hãy vẽ một hình minh họa cả bốn tờ bản đồ trên?

2. Hãy xác định tỷ lệ 1/M của bốn tờ bản đồ trên ?

55

3. Hãy xác định kích thước khung theo vĩ tuyến Δφ và theo kinh tuyến Δλ của bốn tờ bản đồ trên ?

4. Hãy xác định phiên hiệu của những tờ bản đồ có cùng một tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với bốn tờ bản đồ trên?

5. Hãy xác định chiều dài bằng ngắn nhất dmin có thể biểu diễn được lên từng tờ bản đồ trên ?

Lời giải 3-12: Bản đồ địa hình

1. Hình vẽ minh họa bốn tờ bản đồ trên (hình 3.8):

Hình 3.8

2. Tỷ lệ 1:M của bốn tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

2a) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-(256) là:

1:M = 1: 5 000

2b) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-(256-g) là:

1:M = 1: 2 000

2c) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-(256-h-!V) là:

1:M = 1: 1 000

2d) Tỷ lệ của tờ bản đồ F-48-96-k-16) là:

1:M = 1: 500

3. Kích thước khung của bốn tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

56

3a) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-(256) là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 :16 = 1’ 52”, 5 (3-16)

Theo kinh tuyến là

Δλ = 6 : 12:16 = 1’52”,5 (3-17)

3b) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-(256-g) là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 : 16 :3 = 37”,5 (3-18)

Theo kinh tuyến là:

Δλ = 6 : 12 :3 = 37”,5 (3-19)

3c) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-(256-h-!V) là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 : 16 :3:2) = 18”,75 (3-20) Theo kinh tuyến là:

6Δλ = 6 : 12 :16:3:2) = 18”,75 (3-21)

3d) Kích thước khung của tờ bản đồ F-48-(256-k-16) là:

Theo vĩ tuyến là:

Δφ = 4 : 8 : 16 :3 :4 = 9”,38 (3-22) Theo kinh tuyến là:

Δλ = 6 : 12 :16 :3: 4 = 9”,38 (3-23) 4. Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với bốn tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

4a) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ F-48-(256) là:

F-48-(240) 4b) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ

F-48-(256-g) là:

F-48-(256-d) 4c) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ

F-48-(256-h-!V) là:

F-48-(256-h-!!) 4d) Phiên hiệu của tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ bản đồ

F-48-(256-k-16) là:

F-48-(256-k-12)

57

5. Chiều dài bằng ngắn nhất dmin có thể biểu diễn lên từng tờ bản đồ trên lần lượt sẽ là:

5a) Với tờ bản đồ F-48-(256) là:

dmin = 0,1 mm. M (3-24)

= 0,1 mm . 5 000

= 500 mm dmin = 0,5 m 5a) Với tờ bản đồ F-48-(256-g) là:

dmin = 0,1 mm. M (3-25)

= 0,1 mm . 2 000

= 200 mm dmin = 0,2 m 5a) Với tờ bản đồ F-48-(256-h-!V) là:

dmin = 0,1 mm. M (3-26)

= 0,1 mm . 1 000

= 100 mm dmin = 0,1 m 5a) Với tờ bản đồ F-48-(256-k-16) là:

dmin = 0,1 mm.M (3-27)

= 0,1 mm.500

= 50 mm dmin = 0,05 m

BÀI TẬP 3.13: Bản đồ địa hình

Cho biết trước bốn tờ bản đồ địa hình Việt Nam có phiên hiệu lần lượt là:

a) C-48-96 b) C-48-96-C c) C-48-96-D-c

d) C-48-96-D-d-4 Hãy xác định và tính toán:

1. Hãy vẽ một hình minh họa cả bốn tờ bản đồ trên?

2. Hãy xác định tỷ lệ 1:M của bốn tờ bản đồ trên ?

2a) Tờ bản đồ C-48-96 có tỷ lệ 1:M là bao nhiêu?

2b) Tờ bản đồ C-48-96-C có tỷ lệ 1:M là bao nhiêu ? 2c) Tờ bản đồ C-48-96-D-c có tỷ lệ 1:M là bao nhiêu ? 2d) Tờ bản đồ C-48-96-D-d-4 có tỷ lệ 1:M là bao nhiêu ?

58

3. Hãy xác định kích thước khung theo vĩ tuyến Δφ và theo kinh tuyến Δλ của bốn tờ bản đồ trên ?

3a) Tờ bản đồ C-48-96 có kích thước

Theo vĩ tuyến Δφ là bao nhiêu ? Theo kinh tuyến Δλ là bao nhiêu ? 3b) Tờ bản đồ C-48-96-C có kích thước

Theo vĩ tuyến Δφ là bao nhiêu ? Theo kinh tuyến Δλ là bao nhiêu ?

3c) Tờ bản đồ C-48-96-D-c có kích thước

Theo vĩ tuyến Δφ là bao nhiêu ? Theo kinh tuyến Δλ là bao nhiêu ?

3d) Tờ bản đồ C-48-96-D-d-4 có kích thước

Theo vĩ tuyến Δφ là bao nhiêu ? Theo kinh tuyến Δλ là bao nhiêu ?

4. Hãy xác định phiên hiệu của những tờ bản đồ có cùng một tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với bốn tờ bản đồ trên?

4a) Tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ C-48-96 có phiên hiệu là gì?

4b) Tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ C-48-96-C có phiên hiệu là gì?

4c) Tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ C-48-96-D-c có phiên hiệu là gì?

4d) Tờ bản đồ có cùng tỷ lệ nằm tiếp giáp phía Bắc với tờ C-48-96-D-d-4 có phiên hiệu là gì?

5. Hãy xác định chiều dài bằng ngắn nhất dmin có thể biểu diễn được lên từng tờ bản đồ trên ?

5a) Tờ bản đồ C-48-96 có dmin là bao nhiêu ? 5b) Tờ bản đồ C-48-96-C có dmin là bao nhiêu ? 5c) Tờ bản đồ C-48-96-D-c có dmin là bao nhiêu ? 5d) Tờ bản đồ C-48-96-D-d-4 có dmin là bao nhiêu ?

BÀI TẬP 3.14: Bản đồ địa hình

Cho biết trước bốn tờ bản đồ địa hình Việt Nam có phiên hiệu lần lượt là:

a) D-48-96 b) D-48-96-C

Một phần của tài liệu (10) 254 bai tap trac dia theo phuong phap tu luan (Trang 45 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(393 trang)