CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3, TP HỒ CHÍ MINH
2.1 Tình hình tự nhiên – xã hội của Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2022 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 3 lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025) và đồng thời là năm thứ hai triển khai thực hiện
chính quyền đô thị, một phương thức lãnh đạo mới, đòi hỏi phải đầu tư, sáng tạo trong điều hành hoạt động. Trong đó từ năm 2020-2021 là 2 năm đầu của nhiệm kì Quận 3 nói riêng và cả nước nói chung phải chống lại tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra, để lại hậu quả nặng nề sau đại dịch làm ảnh hưởng đến nhiều
ngành nghề, lĩnh vực và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế Quận 3 hiện có khoản 23,421 doanh nghiệp thương mại dịch vụ, khoản hơn 20,000 hộ kinh doanh cá thể, có 1.119 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng với giá trị sản lượng cao.
Bảng 2.1 Tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội năm 2022 của Quận 3
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
Tổng doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ: ước thực hiện năm 2022 đạt 313.339,9 tỷ đồng tăng 22,3% cùng kỳ năm ngoái. Trong đó doanh thu hàng hoá tăng 21,75% doanh thu dịch vụ tăng 24,25%
41
Hoạt động du lịch Tình hình lượng khách du lịch: Trong năm 2022,
có 21.460 lượt khách người nước ngoài tạm trú
trong khách sạn và các cơ sở lưu trú trên địa bàn.
Lĩnh vực Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành:
Ước thực hiện đạt 6.829,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 10,82%.
(Nguồn: Báo cáo số 415/BC-UBND, ngày 29/12/2022 của UBND Quận 3 về tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội năm 2022 và nhiệm vụ chỉ tiêu năm 2023)
2.2 Thực trạng triển khai nội dung về cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây, Ủy ban nhân dân Quận 3 đã triển khai mạnh
mẽ các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước, trong đó triển khai xây dựng nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn
phần và một phần nhằm giảm thời gian, chi phí đi lại mang lại lời ích cho người dân và doanh nghiệp, ngăn ngừa phát sinh tiêu cực.
Qua báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, dù đã tuyên truyền,
phổ biến nhưng các doanh nghiệp và người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa nhiều, tỉ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến / tổng số hồ sơ tiếp nhận năm 2021
vẫn còn ít. Cụ thể ở lĩnh vực đăng ký hộ kinh doanh 552/2.351 (23,47%), Lao động – Tiền lương 511/2.285 (24,11%), Hộ tịch 525/3824 (13,72)%.
Ở một số địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân chưa hiệu quả. Người dân thực sự chưa quan tâm và tin tưởng khi tham gia dịch vụ công trực tuyến qua mạng.
“Không ít bà con nghĩ đến tận nơi làm còn khó xong, nói gì ngồi một chỗ thực hiện. Ngay
chỗ tôi ở, loa phát thanh thường xuyên phát về cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhưng loa phát nhanh quá, tôi nghe không kịp”.
Bà Trinh – người thực hiện thủ tục hành chính tại UBND Q3.
42
Do vậy, từ những sự bất cập của Dịch vụ công trực tuyến và tỷ lệ người sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Chính vì thế việc thực hiện ban hành mẫu để đánh giá sự hài lòng của người dân là hết sức quan trọng.
Bộ trưởng Bộ nội vụ có ban hành Quyết định số 1001/QĐ-BNV ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2026. Theo đó, mục tiêu chung của phương pháp nhằm đánh giá khách quan chất lượng phục vụ, lấy người dân làm trung tâm,
công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình theo các mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn năm 2021-2030.
Theo báo cáo số 948/PYT của Phòng Y tế về báo cáo kết quả thực hiện phiếu đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính Quý IV/2022. Tại phụ lục 1 thể hiện bảng tổng hợp Phiếu đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính.
43