Tình hình nghiên cứu về chẩn đoán trước chuyển phôi bệnh bạch tạng 12 1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Phát hiện Đột biến trên gen oca2 và Ứng dụng trong chẩn Đoán trước chuyển phôi bệnh bạch tạng type 2 (Trang 22 - 25)

4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ cho các bệnh di truyền đơn gen (PGT-M) đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1990 trên những bệnh nhân IVF. Phôi của họ được sinh thiết lấy ra một hoặc một vài tế bào để thực hiện chẩn đoán [34].

Đến năm 1998, các marker cho phân tích di truyền liên kết, điển hình là các STR (short tandem repeat) trong gen hoặc liên kết chặt chẽ với gen quan tâm được

13 nghiên cứu và ứng dụng vào chẩn đoán di truyền tiền làm tổ nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu hiện tượng allele drop-out (ADO) và khuếch đại ưu tiên [35].

Trên thế giới chưa có công bố về PGT-M với bệnh bạch tạng tuýp 2 nhưng đã có nhiều nghiên cứu về các phân nhóm bạch tạng khác, chủ yếu là OCA1. Năm 2018, Claudia Yahalom và cộng sự báo cáo tổng kết về mười cặp vợ chồng mang đột biến gen TYR gây bệnh bạch tạng tuýp 1, đã trải qua tổng cộng 28 chu kỳ IVF/PGD tại Israel. Kết quả, sáu đứa trẻ sinh ra khoẻ mạnh, không mang gen bệnh [36]. Tuy nhiên không có chi tiết về kĩ thuật sinh học phân tử đã sử dụng.

Năm 2019, Medhat Amer và cộng sự báo cáo về trường hợp một bé trai sơ sinh người Ai Cập khoẻ mạnh, không mang gen bệnh từ một cặp vợ chồng mang đột biến gen TYR gây bệnh bạch tạng tuýp 1 sau khi thực hiện PGD, sử dụng giải

trình tự gen thế hệ mới (NGS) [37]. Cặp vợ chồng thực hiện 2 chu kì IVF, mẫu phôi của họ cũng được sinh thiết vào ngày thứ 5. Các mẫu phôi sinh thiết được đem khuếch đại toàn bộ hệ gen (WGA), tinh sạch bằng Ampure Beads, tạo khuôn và tiến hành giải trình tự NGS trên nền tảng Ion Torrent (Thermo Fisher Scientific) theo nguyên lý bán dẫn. Kết quả cho 2 phôi bình thường, không mang gen bệnh; 2 phôi mang đột biến (N/c.346 C>T và c.346C>T/N) và 2 phôi còn lại khuếch đại không thành công. Sau đó một phôi khỏe mạnh được lựa chọn chuyển vào tử cung người mẹ, quá trình mang thai suôn sẻ và một bé trai khỏe mạnh, không mang gen bệnh đã ra đời nhờ kỹ thuật PGT-M bằng NGS. Tuy nhiên, nhược điểm của quy trình này là không kiểm tra được tình trạng ADO – một tình trạng hay xảy ra trong quá trình WGA các mẫu phôi. Do đó có thể dẫn đến những chẩn đoán âm tính giả.

Năm 2022, tại Thái Lan, Sirivipa Piyamongkol và cộng sự tiến hành PGD bệnh bạch tạng tuýp 1A bằng phương pháp SNP array kết hợp karyotyping và minisequencing. Mẫu phôi sau sinh thiết ngày 5 cũng được đem khuếch đại WGA, sau đó kiểm tra SNP bằng bộ phân tích DNA Illumina HumanKaryomap-12 theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra còn sử dụng PCR và minisequencing để xác nhận kết quả của aSNP. Kết quả phát hiện hai phôi không mang đột biến nào trên

14 gen TYR từ bố và mẹ, nhưng có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể và đã không được sử dụng để chuyển phôi [38] Sử dụng aSNP cho giá trị chẩn đoán cao khi có thể phân tích liên kết trên nhiều vị trí, kiểm soát ngoại nhiễm và ADO tốt, song giá thành cao là nhược điểm của phương pháp này.Tuy vậy, các báo cáo về việc PGD bệnh bạch tạng mới chỉ ghi nhận trong các trường hợp OCA tuýp 1, chưa có công bố nào về tiến hành PGD OCA tuýp 2.

4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Các công trình khoa học nghiên cứu về bệnh bạch tạng tại Việt Nam còn hạn chế. Năm 2022, Ma Thị Huyền Thương và cộng sự đã giải trình tự toàn bộ hệ gen mã hóa trên 7 người bệnh bạch tạng ở Việt Nam. Kết quả đã phân loại người bệnh bạch tạng thuộc 3 nhóm: bao gồm 5 người bệnh OCA1 (3 người bệnh OCA1A và 2 người bệnh OCA1B) mang các biến thể trên gen TYR (c.346C>T, c.926insC, c.115T>C và c.559_560ins25); 1 người bệnh OCA2 mang biến thể OCA2

(c.2323G>A và 1 người bệnh mắc hội chứng Hermansky-Pudlak được xác định mang biến thể HPS1 (c.972delC). Chẩn đoán trước sinh được thực hiện ở lần mang thai thứ ba trong một gia đình có hai con đầu mắc OCA1A với em bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh [39].

Trong lĩnh vực di truyền y học, hiện chưa có công bố nào về thực hiện chẩn đoán di truyền tiền làm tổ bệnh bạch tạng ở Việt Nam.

15

Một phần của tài liệu Phát hiện Đột biến trên gen oca2 và Ứng dụng trong chẩn Đoán trước chuyển phôi bệnh bạch tạng type 2 (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)