Thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể .1 Thu thập thông tin chung về khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán VACO thực hiện (Trang 43 - 65)

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY

VI. Chấp thuận của giám đốc

2.3 Thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể .1 Thu thập thông tin chung về khách hàng

2.3.1.1 Thông tin chung

Theo quy định của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO, tài liệu thu thập bao gồm:

- Các thông tin chung: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng, quá trình kinh doanh, khách hàng và đối tác thường xuyên, Ban Giám đốc, bộ máy tổ chức,...

- Các tài liệu pháp lý bao gồm: Điều lệ công ty, giấy phép thành lập, bố cáo thành lập danh nghiệp, biên bản họp hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, ban kiểm soát, nhiệm kỳ lãnh đạo, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, vốn điều lệ, sự thay đổi ngành nghề kinh doanh,...

- Các tài liệu về thuế: Biên bản kiểm tra thuế, các văn bản có yếu tố liên quan đến thuế...

- Các tài liệu nhân sự: Hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dũng quỹ lương, các quy định về điều lệ, biên bản kiểm tra nhân sự,...

- Các tài liệu kế toán, báo cáo kiểm toán, BCTC, thi quản lý, chế độ và nguyên tắc kế toán doanh nghiệp áp dụng.

- Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, hợp đồng quảng cáo,...

Các KTV có thể thu thập thông tin bằng cách trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc công ty khách hàng, quan sát thực tế, gửi thư yêu cầu, xem xét tài liệu,... Những khách hàng thường niên thì phải cập nhật những thông tin đó vào hồ sơ kiểm toán chung.

2.3.1.2 Thông tin về hộp đồng kinh doanh

Theo quy định của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO, KTV cần phải thu thập những thông tin bao gồm:

- Các thông tin về ngành nghề kinh doanh và công việc kinh doanh: Giấy phép ĐKKD, liệt kê các ngành nghề kinh doanh hiện tại của đơn vị đang được kiểm toán

- Quá trình kinh doanh của đơn vị bao gồm những công đoạn nào, con người và công việc cụ thể

- Thị trường đầu vào và đầu ra

- Thực hiện quan sát về quá trình sản xuất, về quy trình công nghệ sản xuất Xem xét các chính sách của đơn vị

Chiến lược chung mà đơn vị đang áp dụng

Chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể và các giải pháp cụ thể được ứng dụng để thực hiện chiến lược kinh doanh

Để xem xét các chính sách của khách hàng, KTV phải ghi chép vào hồ sơ kiểm toán những chính sách quan trọng, tên người được giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền thực hiện các chính sách đó

- Nhận diện các thành phần có liên quan

Nhận diện khách hàng có liên quan đến cung cấp đầu vào Nhận diện khách hàng có liên quan đến đầu ra

Nhận diện khách hàng có liên quan đến thuế, môi trường - Đánh giá nhu cầu chuyên gia

Căn cứ vào kết quả khảo sát và sự hiểu biết về HĐKD của khách hàng để xác định các khâu, bộ phận, lĩnh vực kiểm toán đặc thù đòi hỏi phải có các chuyên gia có kỹ năng chuyên môn chuyên ngành tương ứng

Lập các hợp đồng thuê chuyên gia

Biểu 2.8 Những thông tin chung của Công ty Cổ phần ABC

THÔNG TIN CHUNG KHÁCH HÀNG I. Tên Khách hàng Công ty Cổ phần ABC II. Đánh giá trình độ công nghệ thông tin

1. Phần mềm sử dụng vào kề toán Công ty sử dụng phần mềm MISA và sử dụng Excel để phân bổ một số loại chi phí

2. Mức độ sử dụng Hạn chế

3. Mức độ phức tạp của hệ thống máy tính

Đơn giản 4. Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động

của công ty

Hạn chế

5. Đánh giá chung Nhỏ

III. Môi trường trong

1. Thông tin chung về quá trình hoạt động

Lịch sử:

Công ty Cổ phần ABC được thành lập từ việc chia Tổng Công ty LMN theo nghị quyết đại hội đồng Cổ đông Tổng Công ty LMN ngày 21/04/2007. Công ty là Công ty con hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty LMN. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH số 0123456789 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Điện Biên cấp thay đổi lần thứ 01 ngày 25/09/2012, lần đầu ngày 24/05/2007.

Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh nông, lâm sản, lương thực, thực phẩm (thóc, ngô và các loại ngũ cốc khác) - Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

- Kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống

- kinh doanh vận ải hành khác, hàng hóa bằng đường bộ - Dịch vụ cho thuê nhà, kho, bãi đỗ xe

- Kinh doanh xăng, dầu, gas, khí hóa lỏng và các sản phẩm liên quan - kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

- Kinh doanh các loại giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và vật tư nông nghiệp (trừ những loại cây trồng, vật nuôi, phân bón nhà nước cấm kinh doanh)

- Mua bán bảo dưỡng xửa chữa mô tô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng - Công nghiệp xay sát, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

2. Sở hữu và bộ máy quản lý Chủ sở hữu

- Cổ đông là doanh nghiệp: Chiếm 72,32% vốn điều lệ

Tổng Công ty LMN, gọi tắt là "Công ty mẹ" là công ty Cổ phần Nhà nước được chuyển đổi từ Công ty LMN theo quyết định số 982/QĐ-TTg ngày 25 tháng 06 năm 2010 của Thủ tưởng chính phủ. Tổng Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Nhà nước với mã số doanh nghiệp là 0987654321 đăng ký lần đầu ngày 20 tháng 07 năm 2010 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 24 tháng 5 năm 2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

- Các cổ đông cá nhân khác: Gồm các cổ đông nhỏ lẻ, cao nhất chiếm không quá 4% vốn điều lệ

Cơ cấu bộ máy quản lý

Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc phụ trách Phòng kế toán, bộ phận thu mua nông sản Thành viên ban giám đốc:

- Bà Nguyễn Vân Dung – Giám đốc điều hành - Ông Nguyễn Tấn Vụ - Phó Giám đốc phụ trách Phụ trách kế toán

- Ông Nguyễn Văn Trường – Kế toán trưởng - Bà Nguyễn Thị Phú - kế toán phụ trách - Bà Nguyễn Thị Ánh Phương - kế toán Những bên liên quan

- Các đơn vị trong Tổng Công ty LMN - Thành viên Ban giám đốc

- Thân nhân của các thành viên Ban giám đốc Hoạt động tài chính

hoạt động tài chính của đơn vị phụ thuộc cấp trên quản lý Chiến lược kinh doanh

Hoạt động theo định hướng của Tổng Công ty IV. Môi trường ngoài

Đặc điểm chung của ngành

Hoạt động chủ yếu là buôn bán nông lâm sản chưa đựng nhiều rủi ro về việc hàng hóa kém mất phẩm chất mối mọt, hao hụt bảo quản

Môi trường kinh doanh

Thị phần chủ yếu nội địa và cũng có sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong tổng công ty Luật pháp, quy định có liên quan

Chung: Công ty hoạt động theo luật pháp Việt Nam Riêng: theo chỉ đạo của Tổng Công ty

Nhân tố khác

Hiện tại chưa thu thập được thông tin về các yếu tố bên ngoài khác có thể ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty

(Những nhân tố không tuân thủ theo pháp luật được nhận diện: Không)

(Nguồn: Giấy tờ làm việc Công ty TNHH Kiểm Toán VACO)

Việc tổng hợp những thông tin chung của khách hàng được thực hiện giống nhau đối với khách hàng mới và khách hàng cũ. Thông tin của khách hàng cũ được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với những thông tin cập nhật do KTV thu thập được.

2.3.2 Tìm hiểu về hệ thống KSNB

Mục đích của tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là để có được những hiểu biết cơ bản về những chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng và những thay đổi cơ bản của chính sách đó trong năm tài chính. Qua đó, đánh giá được hiệu quả của hệ thống KSNB, từ đó quyết định có nên dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng hay không.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thế thì Công ty TNHH Kiểm Toán VACO xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh:

- Xem xét các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề nhân sự, chính sách mà Công ty khách hàng đang áp dụng.

- Xác định rủi ro trên từng khoản mục trên BCTC trong từng bước công việc nhằm thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp để hạn chế các rủi ro.

Thực tế trong quá trình thực hiện, việc nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB thay đổi tùy theo từng khách hàng cụ thể. Như đối với khách hàng có quy mô nhỏ thì việc đánh giá hệ thống KSNB chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết đủ để xem

xét BCTC có thể kiểm toán được hay không và đánh giá môi trường kiểm soát trong đó chủ yếu quan tâm đến tính liêm khiết của Ban Giám đốc và tính hiệu quả của hệ thống kế toán của Công ty khách hàng. Khi đó KTV có thể sẽ bỏ qua các thể thức khảo sát khác, rủi ro kiểm soát được giả định là lớn nhất và vì vậy rủi ro phát hiện sẽ ở mức thấp để đảm bảo tính hiệu quả. Còn đối với các khách hàng có quy mô lớn, đặc biệt là những hợp đồng kiểm toán dài hạn thì KTV thường ước lượng mức rủi ro kiểm soát là thấp cho tất cả các khoản mục trước khi tiến hành kiểm toán. Hơn nữa, đối với các khách hàng có quy mô lớn, một yêu cầu mang tính bắt buộc là KTV phải có sự hiểu biết sâu sắc, chi tiết về môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán.

Trong giai đoạn thu thập những thông tin về hệ thống KSNB, KTV của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO thường sử dụng những kỹ thuật sau: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu. Quá trình đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện qua 3 bước:

- Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát - Tìm hiểu hệ thống kế toán.

- Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát.

2.3.2.1 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát là những yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị có ảnh hưởng đến việc thiết kế, hoạt động của các loại hình KSNB tồn tại trong doanh nghiệp. Khi tìm hiểu đánh giá môi trường kiểm soát thì một yếu tố mà các KTV của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO quan tâm nhất chính là tính liêm chính và thái độ làm việc của Ban Giám đốc. Bởi vì thái độ làm việc và tính liêm chính của Ban Giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thống KSNB.

Nếu Ban Giám đốc nhìn nhận rằng KSNB chính là một cách giúp cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn thì việc thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm soát cũng sẽ được quan tâm đúng mức do đó, hệ thống KSNB cũng sẽ đạt được sự tin tưởng hơn. Ngược lại, nếu Ban Giám đốc không quan tâm đến việc KSNB thì khi đó các thủ tục kiểm soát cũng sẽ không được các nhân viên trong

doanh nghiệp tuân thủ một cách nghiêm ngặt do vậy hệ thống KSNB cũng sẽ không hiệu quả.

Để tìm hiểu môi trường kiểm soát, KTV của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO thường gặp mặt trực tiếp để phỏng vấn Ban lãnh đạo Công ty khách hàng, qua buổi tiếp xúc KTV sẽ đánh giá phong cách quản lý của Ban Giám đốc như thế nào: quan liêu hay tỉ mỉ, chi tiết hay phong cách thoáng nhưng chặt chẽ, kiểm soát vĩ mô là chủ yếu hay phong cách quản lý mang nặng tính hành chính.. .Bên cạnh đó, Công ty TNHH Kiểm Toán VACO còn sử dụng bảng câu hỏi đưa đến các nhân viên trong Công ty khách hàng nhằm tìm hiểu thông tin về môi trường kiểm soát. Sau đó, KTV sẽ tự tổng hợp và đánh giá về môi trường kiểm soát của khách hàng.

Đối với khách hàng thường xuyên thì việc tìm hiểu về môi trường kiểm soát của khách hàng thường đơn giản hơn khi dựa vào thông tin trong hồ sơ kiểm toán năm trước. Còn đối với khách hàng mới thì KTV bên cạnh việc thực hiện các công việc như với khách hàng thường xuyên nhưng phạm vi thu thập thông tin rộng hơn.

Biểu 2.9 Đánh giá môi trường kiểm soát Công ty Cổ phần ABC

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

Tên khách hàng Công ty Cổ phần ABC

I. Môi trường kiểm soát

Mục tiêu của môi trường kiểm soát là thiết lập và triển khai một thái độ nhất quán để đạt được hiệu năng trong quá trình quản trị nội bộ

Mục tiêu kiểm soát cụ thể

Triển khai các hoạt động kiểm soát

Thực hiện kiểm tra Đánh giá sự thiết kế và triển khai

Có Có Có Có

II. Quá trình đánh giá rủi ro

Mục tiêu của quá trình đánh giá rủi ro là thiết lập và duy trì hoạt động hiệu quả để nhận

diện, phân tích và kiểm soát những rủi ro liên quan đến quá trình lập báo cáo tài chính Mục tiêu kiểm soát

cụ thể

Triển khai các hoạt động kiểm soát

Thực hiện kiểm tra Đánh giá sự thiết kế và triển khai

Có Có Có Có

III. Hệ thống thông tin

Mục tiêu của hệ thống thông tin là đảm bảo rằng những thông tin có liên quan đến quá trình lập báo cáo tài chính và sự duy trì của hệ thống kiểm soát nội bộ được nhận diện, thông báo cho những người thích hợp trên cơ sở tức thời

Mục tiêu kiểm soát

cụ thể Triển khai các hoạt

động kiểm soát Thực hiện kiểm tra Đánh giá sự thiết kế và triển khai

Có Có Có Có

IV. Hoạt động giám sát

Mục tiêu của hoạt động giám sát là phát hiện ra những khiếm khuyết của hệ thống liên quan đến quá trình lập BCTC

Mục tiêu kiểm soát cụ thể

Triển khai các hoạt động kiểm soát

Thực hiện kiểm tra Đánh giá sự thiết kế và triển khai

Có Có Có Có

(nguồn: Giấy tờ làm việc Công ty TNHH Kiểm Toán VACO) 2.3.2.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán

Hệ thống kế toán luôn đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giúp cho Ban Giám đốc có thể đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn.

Mặt khác, trong tình hình việc áp dụng các quy định về tài chính kế toán của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do đó, tại Công ty TNHH Kiểm Toán VACO việc tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng không thể thiếu trong khâu lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và trong quy trình kiểm toán nói chung.

KTV cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độ và phạm vi trong từng phần hành. KTV sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu trong quá trình soát xét hệ thống kế toán. Thông thường công việc bao gồm:

- KTV yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu liên quan đến các chính sách kế toán, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán của đơn vị (đã được thông qua BTC)

- Phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên về quy trình hạch toán, hình thức ghi chép, việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, sự phân công nhiệm vụ của nhân viên kế toán.

- Quan sát hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách và quá trình ghi chép, sử dụng hệ thống máy tính của nhân viên kế toán để đánh giá việc hạch toán này có tuân thủ quy định của BTC không.

Biểu 2.10 Tìm hiểu hệ thống kế toán Công ty Cổ phần ABC

I. Cơ sở lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan.

1. Kỳ kế toán

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

Trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, Công ty đã tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

2. Ước tính kế toán

Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập báo cáo tài chính cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt kỳ hoạt động. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra.

3. Công cụ tài chính Ghi nhận ban đầu

Tài sản tài chính: Tại ngày ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính được ghi nhận theo giá gốc cộng các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản tài chính đó. Tài sản tài chính của Công ty bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác, các khoản ký quỹ, các khoản đầu tư tài chính và các công cụ tài chính phái sinh.

Công nợ tài chính: Tại ngày ghi nhận ban đầu, công nợ tài chính được ghi nhận theo giá gốc trừ đi các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc phát hành công nợ tài chính đó.

Công nợ tài chính của Công ty bao gồm các khoản phải trả người bán, phải trả khác, các khoản chi phí phải trả, các khoản nợ thuê tài chính, các khoản vay và công cụ tài chính phái sinh.

Đánh giá lại sau lần ghi nhận ban đầu

Hiện tại, chưa có quy định về đánh giá lại công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu.

4. Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán VACO thực hiện (Trang 43 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w