1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 1. Tạo động lực và một số khái niệm liên quan
1.2.5. Các hình thức tạo động lực lao động
1.2.5.1. Tạo động lực thông qua kích thích vật chất
• Tạo động lực thông qua hệ thống tiền lương.
Tiền lương là giỏ cả của sức lao dộngđược hỡnh thành trờn sự thừa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng thông qua hợp đồng lao động, phù hợp với qun hệ cung-cầu lao động trên thị trường và các quân hệ tiền lương theo pháp luật 7.
Trả lương cho NLĐ phù hợp sẽ là động lực kích thích mạnh mẽ, tạo động cơ cho họ làm việc với hiệu suất cao.
• Tạo động lực thông qua tiền thưởng
Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động8
• Tạo động lực thông qua chế độ phúc lợi
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.9
1.2.5.2. Tạo động lực thông qua hệ thống phúc lợi tinh thần
Tinh thần làm việc của NLĐ góp phần không nhỉ vào quá trình hoàn thiện công việc của mình. Phúc lợi tinh thần ở đây liên quan tới chế độ phúc lợi cho NLĐ như tổ chức đi tham quan, du lịch, vui chơi… Bên cạnh đó còn là việc cải thiện và tạo điều kiện làm việc cho người lao động làm việc một cách thuận tiện và tạo bầu không khí làm việc thoải mái cho NLĐ tạo động lực cho NLĐ làm việc một cách hiệu quả.
1.2.5.3. Cải thiện điều kiện làm việc, tạo môi trường làm việc thuận lợi
7 Th.S Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, Đại học kinh tế
quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2013.
10 Th.S Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, Đại học kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2013
8
911 Th.S Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, Đại học kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2013.
• Tạo động lực thông qua cải thiện điều kiện làm việc
Môi trường làm việc là nơi mà NLĐ gắn bó trong suốt thời gian làm việc, nơi diễn ra quá trình thực hiện công việc của NLĐ, bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của tổ chức, không gian làm việc và văn hoá tổ chức…
Để cải thiện điều kiện lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tổ chức cần tập trung vào một số hướng như:
- Tạo môi trường làm việc an toàn: Cần đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, khắc phục các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến NLĐ (bụi, ồn, rung, hơi khí độc, vi khí hậu, vi sinh vật gây hại…); trang bị các phương tiện bảo hộ lao động theo đúng quy định; Tạo môi trường làm việc hợp lý: không gian, không khí, khí hậu, ánh sáng, trang bị, bố trí nơi làm việc hợp lý; Tăng cường hoạt động tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin; Tổ chức huấn luyện lý thuyết và thực hành cho NLĐ; Xây dựng các văn bản nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật và kỷ luật lao động.
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết về y tế: giúp thoả mãn nhu cầu an toàn về sức khoẻ của NLĐ, nó giúp NLĐ cảm thấy an toàn trước những đe doạ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
- Đảm bảo chế độ làm việc - nghỉ ngơi hợp lý: nhằm phục hồi sức khoẻ, giúp NLĐ tái sản xuất sức lao động.
• Tạo động lực thông qua xây dựng bầu không khí lao động tập thể
Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động biểu thị mối quan hệ giữa người với người trong tập thể. Mối quan hệ này có thể tốt đẹp, không có mâu thuẫn xảy ra hoặc có thể không tốt đẹp, có tồn tại mâu thuẫn
1.2.5.4. Khai thác tiềm năng, tạo cơ hội phát triển cho NLĐ
• Tạo động lực thông qua cơ hội đào tạo và phát triển nhân lực.
“Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh”10
10 Th. S Nguyễn Vân Điềm, PGS-TS Nguyễn Ngọc Quân- Giáo trình quản trị nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2013.
Mục tiêu của đào tạo và phát triển nhân lực là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ lao động của NLĐ, từ đó tạo điều kiện phát triển cho NLĐ.
Nhờ có đào tạo và phát triển, NLĐ sẽ có trình độ chuyên môn cao hơn, từ đó giúp NLĐ có cơ hội phát triển và nhận được khoản thù lao cao hơn, có uy tín cao hơn trong con mắt đồng nghiệp.
• Tạo động lực thông qua bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực
Bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực là việc tiến hành giao việc cho NLĐ hoặc sắp xếp NLĐ vào việc tương ứng dựa vào số lượng và chất lượng lao động tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp nhằm đưa NLĐ làm đúng công việc.
Mục đích của việc bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực là đáp ứng nhu cầu của kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời làm cho mỗi NLĐ hoàn thiện hơn. Việc phân công, bố trí: “đúng người, đúng việc” giúp cho NLĐ phát huy hết khả năng của mình, làm tăng hiệu quả lao động, qua đó có tác dụng kích thích họ sáng tạo trong công việc, thêm yêu và gắn bó với công việc hơn.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI