2.2.1 Thực tiễn CPH DNNN ở một số nước trên thế giới
* CPH DNNN ở Anh:
Nước Anh được coi là nước đi đầu trong việc tiến hành tư nhân hóa và CPH. Khu vực kinh tế nhà nước ở Anh chiếm gần 20% giá trị tài sản quốc dân. Phần lớn các DNNN ở Anh tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần công cộng hình thành theo điều khoản nhất định của quốc hội. Một số bộ phận khác tồn tại dưới hình thức các công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm giữ một số ít cổ phần khống chế trong công ty. Quá trình CPH các DNNN ở Anh chia làm 3 giai đoạn
- Giai đoạn từ năm 1979 – 1984 : Giai đoạn này tập trung vào CPH các xí nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ trong các công ty quốc doanh lớn.
- Giai đoạn 1984 – 1987: Giai đoạn này tập trung vào CPH để thành lập các cổ phần công cộng và đưa cổ phần ra công chúng.
- Giai đoạn 1987 đến nay: Giai đoạn này bán đấu giá rộng rãi các ngành kinh tế cộng cộng.
CPH ở Anh được thực hiện thông qua hoạt động tổ chức bán đấu giá các cổ phần của doanh nghiệp cho những ai muốn mua nó thông qua sở giao dịch chứng khoán. Nhà nước có những ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên tại DNNN được CPH, đối với những người mua nhỏ.
* CPH DNNN ở Trung quốc:
Trên thực tế, CPH ở Trung Quốc đã được thực hiện từ năm 1984 với sự ra đời của công ty Cổ Phần Hữu Hạn Bách Hóa Thiên Kiều ( Bắc Kinh). Sau
đó trong Văn Kiện quan trọng được ban hành tháng 12/ 1986 Quốc Vụ viện Trung Quốc đã cho phép “các địa phương có thể chọn ra một vài doanh nghiệp lớn và vừa có điệu kiện, thuộc chế độ sở hữu toàn dân để thực hiện thí điểm CPH”.
Trung Quốc quan điểm CPH và công ty hóa là hai mặt quan trọng của quá trình cải cách DNNN, CPH được coi là một phương pháp của công ty hóa và công ty hóa là kết quả của CPH. Luật công ty của Trung Quốc ban hành năm 1993 tạo điều kiện cho quá trình CPH đạt hiệu quả. Quá trình CPH xí nghiệp nhà nước của Trung Quốc gắn liền với sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.
CPH DNNN của Trung Quốc hình thành một cơ chế kích thích tương đối hiệu quả, người lãnh đạo doanh nghiệp có thể do kích thích của động cơ lợi nhuận mà đưa ra các quyết định kịp thời đối với biến động của tín hiệu thị trường, tăng cường sức sống vốn có của doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê do ủy ban điều hành và giám sát tài sản nhà nước công bố ngày 24/01/2007 thì chỉ riêng 159 doanh nghiệp nhà nước cấp trung ương – những doanh nghiệp lớn nhất chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương Trung Quốc, đã đạt 97 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2006, tăng 18% so với cùng kì năm 2005. Kết quả này đạt được phần lớn là nhờ hoạt động sản xuất điện, than, dầu. Doanh số các sản phẩm sắt, thép, ô tô tăng cộng với các mô hình sản xuất sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn cũng đóng góp vào sự tăng trưởng này.
Tuy nhiên, CPH ở Trung Quốc còn có những vấn đề chưa thực sự phát huy được đầy đủ như việc tách bạch giữa chính phủ và doanh nghiệp, mặc dù tài sản nhà nước quản lý tuy đã chia cổ phần, nhưng trên thực tế chính phủ vẫn là người nắm quyền khống chế, vì vậy doanh nghiệp còn khó khăn trong tự chủ lấy tối đa hóa lợi nhuận làm mục tiêu tham gia cạnh tranh thị trường.
Mặt khác còn chưa hình thành một cơ chế ràng buộc và giám sát hữu hiệu,
người được trao quyền sở hữu doanh nghiệp có thể mưu cầu tối đa hóa lợi ích cá nhân; ý thức chủ động làm việc của cán bộ công nhân viên chưa cao.
* CPH ở Nga
Tháng 7/1991, luật tư nhân hóa ở Nga được ban hành. Để thực hiện sắc luật này, chính phủ Nga chủ trương đẩy nhanh nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường. Họ chuyển đổi căn bản các DNNN đang độc chiếm trong nền kinh tế sang thành phần kinh tế tư nhân trừ những lĩnh vực cấm tư nhân hóa: Tài nguyên trong lòng đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các di sản văn hóa, lịch sử.
Chương trình tư nhân hóa của Nga chia làm CPH giai đoạn:
Giai đoạn đầu từ cuối 1991 đến đầu năm 1992: Chính phủ tiến hành tư nhân hóa nhanh những DNNN thuộc lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng và công nghiệp.
Giai đoạn sau từ cuối 1992 – 1993: tiến hành tư nhân hóa hàng loạt những doanh nghiệp lớn thuộc ngành xây dựng, công nghiệp và các ngành khác.
Chương trình tư nhân hóa ở Nga đã hình thành được một xã hội đa dạng hóa các hình thức sở hữu, chuyển từ sở hữu chủ yếu là nhà nước sang chủ yếu là sở hữu tư nhân trong một thời gian ngắn, một khối lượng lớn các DNNN đã được tư nhân hóa với tốc độ ồ ạt, nhanh chóng. Tính đến đầu năm 1996 ở Nga đã tư nhân hóa được 122000 doanh nghiệp chiếm 53.3% tổng số DNNN.
Tuy nhiên, quá trình tư nhân hóa ở Nga đã bộc lộ nhiều hạn chế và những tiêu cực lớn. Đầu những năm 90, chịnh trị ở Nga không ổn định khiến cho tâm lý một số người giàu có trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài rất ngại bỏ vốn đầu tư. Các doanh nghiệp ở Nga nhìn chung có quy mô lớn nhưng công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý còn kém. Trên thực tế nhà nước cũng không thu được nhiều vốn để tái đầu tư. Mặt khác, quá trình tư
nhân hóa đã làm thất thoát rất lớn tài sản nhà nước. Số tài sản này rơi vào một số tư nhân, cụ thể mới chỉ sau mươi mười lăm năm chuyển từ cơ chế phân phối bình quân sang cơ chế thị trường mà tổng tài sản của các tỷ phú đã chiếm tới 40% GDP của cả nước, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, đại bộ phận công nhân và nông dân vẫn phải chịu cảnh thua thiệt.
* CPH ở một số nước ASEAN
Singapore: Thông qua thị trường chứng khoán đã mở rộng các xí nghiệp công cộng bằng cách bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư.
Malaysia: Nhà nước nhượng bán nhiều cổ phần chủ yếu trong DNNN tại thị trường chứng khoán kularlumpar.
Philipin: Trong những năm 1990 nhà nước mở cửa cho tư nhân tham gia đến 30% cổ phần trong ngân hàng quốc gia.
Thái Lan: Trong khu vực Đay và khoảng sản của quốc doanh nhà nước đã mạnh dạn chuyển nhượng cho các thành phần kinh tế từ 70% đến 100% cổ phần.
2.2.2 Thực tiễn CPH DNNN ở Việt Nam 2.2.2.1 Bản chất CPH DNNN
Ở Việt Nam, CPH là cách nói tắt của chủ trương chuyển một số DNNN thành CTCP. Chủ trương CPH DNNN được đưa ra từ năm 1987 tại điều 22 quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 về đổi mới thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1990, CPH được đề cập tại quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990: chuyển xí nghiệp quốc doanh thành CTCP với mục đích đảm bảo sở hữu về tài sản và sở hữu nhà nước, người lao động có điều kiện thực sự làm chủ doanh nghiệp, huy động vốn” (Hồ Ngọc Cẩn, 2003)
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII nờu rừ: triển khai tớch cực, vững chắc CPH DNNN nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên. Nhất quán với tư tưởng Đại Hội VIII, chính phủ ban hành Nghị định 28/CP
(7/5/1996) về CPH DNNN nhằm chuẩn hóa quá trình CPH DNNN. Tiếp đó chính phủ ban hành Nghị định 44/CP (29/6/1998) thay thế Nghị đinh 28/CP với nhiều ưu đãi hơn cho doanh nghiệp và người lao động hơn.
CPH Nghị định 109/2007/NĐ – CP về việc chuyển 100% vốn nhà nước thành CTCP. Nghị định này đã khơi thông ách tắc nhiều vấn đề còn tồn tại của Nghị định 187 về CPH.
Ngày 23/11/2007, thông tư số 134 do Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trương Chí Trung ký quy định doanh nghiệp CPH được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ ngày 21/3/2007 sẽ không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như cơ sở kinh doanh mới thành lập. Việc chấm dứt ưu đãi thuế bước đầu có thể là một cú sốc với các doanh nghiệp nhưng về lâu dài nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh; đồng thời, tạo tâm lý tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
Rừ ràng chủ trương CPH DNNN ở nước ta là một yờu cầu bức xỳc từ thực tế và hình thành do thức đẩy thực tiễn thử nghiệm hơn là ứng dụng mô hình lý thuyết sao chép của nước ngoài. Nó xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2.2.2.2 Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN
Xuất phát từ thực tế của hệ thống DNNN ở nước ta hiện nay, thực hiện CPH là một nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta.
• Thứ nhất: Thức hiện CPH để giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, CPH góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu. Trước đây chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc chế độ công hữu. Thể hiện ở một số lượng quá lớn các DNNN mà không nhận thấy trong khi quan hệ sản ngày càng thay đổi phát triển và hoàn thiện hơn thì trình độ của lực lượng sản xuất cũng phải theo đó mà phù hợp hơn nhưng trên thực tế ở hệ thống các DNNN còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Vì vậy, CPH sẽ giải
quyết được mâu thuẫn này, giúp lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất và ngày càng phát triển.
• Thứ hai: Thực hiện CPH nhằm xã hội hóa lực lượng sản xuất, thu hút thêm nhiều nguồn lực sản xuất, khi thực hiện CPH người lao động trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp, do đó người lao động sẽ gắn bó và có trách nhiệm hơn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phương thức quản lý thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
• Thứ ba: Bên cạnh đó CPH là yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và thế giới.
• Thứ tư: Thực hiện CPH DNNN là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực, từ đó các công ty cổ phần có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Thứ năm: CPH DNNN có tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô, là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình đổi mới.
• Như vậy, đứng trước thực trạng hoạt động yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước CPH với những ưu điểm và mục tiêu của mình đã chứng tỏ đó là một chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp với quá trình đổi mới, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hưởng Xã Hội Chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và quan trọng hơn nữa là nước ta vừa là thành viên của tổ chức thương mại thế giới.
2.2.2.3 Kết quả đạt được sau CPH DNNN trong thời gian qua
CPH các DNNN được tiến hành thí điểm từ tháng 6/1992. tính đến đầu năm 2009 theo thống kê của Nhóm tư vấn cho thấy, cả nước đã thực hiện sắp
xếp được 5.556 doanh nghiệp và 8 tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hóa được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp, bán 155 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sát nhập hợp nhất 531 doanh nghiệp, còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2001 – 2005, cả nước đã sắp xếp được 3590 DNNN, trong đó đã CPH 2347 DNNN, bằng gần 80% toàn bộ doanh nghiệp đã CPH; hoàn thành kế hoạch CPH DNNN theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Cũng theo hội nghị sắp xếp, đổi mới DNNN tổ chức ngày 23/4/2008 cho thấy năm 2007 cả nước sắp xếp được 271 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp trong đó CPH 150 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; nâng tổng số đơn vị được sắp xếp là 5366 doanh nghiệp, trong đó CPH là 3756 doanh nghiệp
Kết quả khảo sát của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DNNN đối với khoảng 500 doanh nghiệp đã CPH hơn một năm cho thấy, doanh thu tăng 43%, lợi nhuận tăng trên 2,4 lần, thu nhập của người lao động tăng 54%, cổ tức bình quân được chia 15,5%. Vai trò của người lao động trong doanh nghiệp CPH được nõng lờn rừ rệt do được quyền làm chủ với tư cỏch là cổ đông, thực sự góp phần tạo ra động lực trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu DNNN trong khu vực kinh tế quốc doanh có sự thay đổi tích cực. Nếu như năm 2001, DNNN trong ngành thương mại dịch vụ chiếm 30% tổng số DNNN, công nghệ - xây dựng – giao thông vận tải chiếm 52.6% thì đến nay tỷ lệ này tương ứng là 22.4% và 50.6%. Quy mô vốn doanh nghiệp vừa và lớn khối nhà nước tăng 5 lần. Ông Phạm Viết Muôn – phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ cho biết sau CPH hầu hết DNNN duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu khoảng 11%, bù đắp được các khoản lỗ phát sinh trước
đây. Ngoài ra giai đoạn 2000 – 2007, DNNN đóng góp gần 39% GDP, 40%
tổng thu ngân sách, 80% doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Tuy nhiên, sau CPH vẫn còn khoảng 8% DNNN hòa vốn và 12%
DNNN thua lỗ. Đây là những doanh nghiệp hoạt động như cũ, quản lý nhà nước vẫn chi phối mọi hoạt động, kể cả trong những doanh nghiệp mà vốn nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ. Mặt khác, vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các ngành xây dựng, giao thông. Việc thu hút vốn cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 24.1% vốn điều lệ, có rất ít cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy, trong những năm qua việc CPH DNNN triển khai theo đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là từ sau khi có nghị quyết trung ương 3 khóa IX, công tác CPH được đẩy mạnh hơn nhiều, cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Thực tế đã chứng minh CPH trở thành giải pháp quan trọng, chủ yếu trong việc cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN.
Trong những năm tới Đảng và Nhà nước ta cần phải có những chính sách cũng như biện pháp cụ thể để phát huy hơn nữa hiệu quả của hoạt động CPH DNNN như phải công khai, minh bạch, thống nhất hệ thống văn bản quy phạm luật và cam kết khi hội nhập. Cơ chế CPH phải rừ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH…
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP