Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hóa của công ty cổ phần XNK và dịch vụ tổng hợp nghệ an (Trang 32 - 43)

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và pháp triển của công ty

Công ty CP Xuất Nhập khẩu và Dịch vụ tổng hợp Nghệ An tiền thân là Công ty Kinh doanh Vật liệu xây dựng và Trang trí nội thất - thuộc loại hình Doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 2097/QĐ-UB ngày 11/11/1992 của UBND Tỉnh Nghệ An.

Ngày 8/9/1994, Công ty được chuyển cho Ban tài chính quản trị Tỉnh uỷ trực tiếp quản lý theo Quyết định số 1160/QĐ-UB của UBND Tỉnh Nghệ An.

Ngày 25/5/2000 Công ty trực thuộc quản lý của Sở Thương Mại theo Quyết định số 39/2000/QĐ-UB của UBND Tỉnh Nghệ An.

Ngày 19/1/2005, Công ty đổi tên thành Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Việt An.

Thực hiện Quyết định số 2917/QĐ UBND-ĐMDN ngày 14/8/2006 của UBND Tỉnh Nghệ An, Công ty đã thực hiện xong việc chuyển đổi hình thức Sở hữu Nhà nước chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/12/2006.

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Dịch vụ Tổng Hợp Nghệ An.

Tên viết tắt: VIANIMEX

Tên giao dịch quốc tế: Nghe An Trade Services & Import – Export Joint – Stock Company

Trụ sở chính : Số 11 – Quang Trung – TP. Vinh - Nghệ An Tel: 038.3843931 Fax: 038.3842371

Email: vietan201@yahoo.com Wesite: www.vianimex.vn

Tài khoản số: 010 100 000 0349 tại ngân hàng Ngoại Thương Vinh Vốn điều lệ: 5.702.019.000 đồng

Giấy ĐKKD số: 2703001087 ngày 25 tháng 06 năm 2007

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh

* Các lĩnh vực kinh doanh

 Sản xuất, mua bán, chế biến các mặt hàng nông sản, lâm sản

 Kinh doanh các mặt hàng công nghiệp, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất và vận tải

 Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất

 Kinh doanh ôtô, xe máy

 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng

 Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hành khách bằng taxi

 Kinh doanh cho thuê kho bãi

 Lắp ráp, kinh doanh nhà hàng điện lạnh, điện dân dụng

Với những ngành nghề kinh doanh đó thì đối tượng kinh doanh của công ty là tất cả các khách hàng, đối tác trên địa bàn tỉnh nhà và cả nước, đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu thì đối tác là các nước Đông Nam Á.

* Quy mô của công ty, gồm có 4 đơn vị trực thuộc:

1. Văn phòng công ty - số 11 Quang Trung – TP. Vinh – Nghệ An: là nơi tập trung bộ máy lãnh đạo, điều hành, quản lý công ty.

2. Trung tâm kinh doanh xe máy - số 11 & số 45 Quang Trung – TP. Vinh – Nghệ An. Trung tâm kinh doanh xe máy có chức năng, nhiệm vụ kinh doanh và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy Honda và Suzuki.

3. Khách sạn Thanh Lịch - số 49 Quang Trung – TP. Vinh – Nghệ An.

Khách sạn có nhiệm vụ kinh doanh khách sạn và nhà hàng Vườn Tràm.

4. Xí nghiệp kinh doanh và chế biến Lâm sản.

5. Trung tâm thương mại Vinh: Buôn bán các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng.

3.1.3 Thông tin về các cổ đông

Bảng 3.1 Cơ cấu cổ đông tại ngày 10/02/2008

Chỉ tiêu Số cổ phần nắm giữ Tỷ lệ (%)

Tổng số 527.686 100

1. Văn phòng công ty 104.230 19,75

2. Xí nghiệp kinh doanh và CB lâm sản 43.730 8,29

3. Trung tâm kinh doanh xe máy 65.858 12,48

4. Khách sạn Thanh Lịch 35.990 6,82

5. Cổ phần bán ra ngoài 52.306 9,91

6. Cổ phần nhà nước 179.747 34,06

7. Lao động nghỉ chế độ 41 30.481 5,78

8. Lao động tự do 15.344 2,91

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty

Năm 2008 vốn điều lệ của công ty là 6.242.019.385đồng. Tổng số cổ phần của công ty năm 2008 là 527.686 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Toàn bộ cổ phần của công ty là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi.

Năm 2009 vốn đầu tư của chủ sở hữu là 6.610.560.605 đồng tăng so với năm 2008 là 368.541.220 đồng, số cổ phần vẫn là 527.686 cổ phần và cổ tức là 15%.

3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của CTCP XNK&DV Tổng Hợp Nghệ An

* Hội đồng quản trị: là bộ máy quản lý của CTCP. HĐQT có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông được quy định trong điều lệ công ty phù hợp với luật doanh nghiệp.

* Ban kiểm soát công ty: thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động của HĐQT, ban điều hành, các phòng chức năng, các chi

CHỦ TỊCH HĐQT PH. CHỦ TỊCH HĐQT

GIÁM ĐỐC PHể GIÁM ĐỐC

PHềNG KINH DOANH XNK PHềNG KẾ

TOÁN TÀI CHÍNH

TRUNG TÂM THƯƠNG

MẠI

KHÁCH SẠN THANH LỊCH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHềNG TỔ CHỨC HÀNH

CHÍNH

TRUNG TÂM KINH DOANH

XE MÁY

XÍ NGHIỆP KD VÀ CB LÂM SẢN XƯỞNG LẮP

RÁP ĐIỆN LẠNH

nhánh trực thuộc về việc thực hiện chế độ, chính sách của nhà nước, Nghị quyết mà Đại hội đồng cổ đông đưa ra.

* Chủ tịch hội đồng quản trị: Chủ tịch HĐQT là người đại diện cho công ty trước pháp luật có trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Triệu tập các phiên họp của HĐQT

- Chuẩn bị nội dung, chương trình và điều khiển các buổi họp để thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT;

- Lập chương trình công tác và phân công thành viên thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động của công ty.

- Được ủy quyền khi vắng mặt cho phó chủ tịch hoặc thành viên HĐQT và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền của mình.

* Phó chủ tịch HĐQT: Thực hiện nhiệm vụ do chủ tịch HĐQT phân công

* Giám đốc: HĐQT bổ nhiệm một người trong thành viên HĐQT làm giám đốc, chủ tịch HĐQT có thể kiêm giám đốc công ty. Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

* Phó giám đốc: Do HĐQT bầu ra, là người giúp việc cho giám đốc điều hành, có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng với phần công việc được Giám đốc ủy quyền. Phó giám đốc được ủy quyền chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những phần hành công tác được ủy quyền.

* Phòng tổ chức hành chính:

- Thực hiện công tác bảo mật, bảo quản hồ sơ, con dấu theo chế độ quy định của nhà nước.

- Công tác quản trị hành chính Văn phòng công ty.

- Thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động, đôn đốc, việc thu nộp bảo hiểm kịp thời. Theo dừi và bảo quản hồ sơ của người lao động.

- Quản lý, điều hành xe con.

* Phòng kế toán hành chính:

- Tổ chức quản lý hành chính, quản lý vốn, cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn cụng ty. Theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt cỏc khoản tiền vốn, tiền vay, tài sản, hàng hóa, vật tư, cân đối tiền hàng kịp thời, chính xác.

- Kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kinh tế tài chính trong toàn doanh nghiệp, kiểm tra tính trung thực, đầy đủ, chính xác, hợp lý, hợp lệ của chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Phân bổ và lập kế hoạch nộp các khoản thuế phát sinh đúng chế độ và thời hạn theo quy định.

- Thực hiện thanh quyết toán, thu chi tài chính theo chế độ đối với hoạt động tài chính và các thương vụ kinh doanh của các phòng, ban....

* Phòng kinh doanh XNK.

- Phòng KD XNK có thể được Ban giám đốc công ty ủy quyền thực hiện một số giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng XNK và lập phương án kinh doanh theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Chịu trách nhiệm giao nhận, giám sát chất lượng, số lượng hàng hóa XNK theo hợp đồng đã ký và hoàn tất cỏc thủ tục, chứng từ liờn quan, theo dừi thanh quyết toỏn cỏc hợp đồng XNK đã thực hiện.

- Trực tiếp chỉ đạo xưởng điện lạnh, lắp ráp hàng điện lạnh có hiệu quả.

3.1.5 Tình hình lao động của công ty

Bảng 3.2: Tình hình lao động của công ty từ năm 2007 – 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So Sánh (%)

SL(người) CC(%) SL(người) CC(%) SL(người) CC(%) 2008/2007 2009/2008 BQ

1.Tổng số CBCNV 125 100,00 125 100 136 100,00 100,00 108,80 104,3

1 2. Phân theo trình độ

Đại học và trên đại học 45 36,00 47 37,60 52 38,24 104,44 110,64 107,50

Cao đẳng và trung cấp 30 24,00 30 24,00 36 26,47 100,00 120,00 109,54

Thợ kỹ thuật 32 25,60 33 26,40 35 25,74 103,13 106,06 104,58

Lao động phổ thông 18 14,40 16 12,80 13 9,56 88,89 81,25 84,98

3. Theo giới tính

Nam 52 41,60 52 41,60 54 39,71 100,00 103,85 101,90

Nữ 73 58,40 73 58,40 82 60,29 100,00 112,33 105,99

Nguồn: Phòng tổ chức – Lao động

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đang có xu hướng tăng, năm 2007 và 2008 là 125 người đến năm 2009 tăng lên 136 người tương ứng tăng 8,8%. Điều này là do sau khi hoàn thành tiến trình CPH cuối năm 2006 công ty thực hiện tinh giảm lao động từ 300 người xuống còn 125 người đi vào hoạt động ổn định, nhưng đến năm 2009 công ty có xu hướng tăng lao động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu phân loại lao động theo trình độ thì số lượng cán bộ trình độ Đại học và trên Đại học lớn nhất luôn chiếm trên 36% số lao động làm việc tại công ty.

Điều này cũng dễ lý giải là bởi vì đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ nên đòi hỏi lao động phải có trình độ, kinh nghiệm, am hiểu thị trường…Ngoài ra lao động trình độ Cao Đẳng và Trung Cấp ở công ty cũng chiếm tỉ lệ đáng kể trên 24,00% và có xu hướng tăng so với năm 2007, 2008 thì năm 2009 tăng lên 20,00% . Do lĩnh vực hoạt động của công ty khá rộng, nhiều mảng nên ngoài cần những lao động quản lý có trình độ, công ty còn có lao động kỹ thuật và lao động phổ thông nhưng lượng lao động này chiếm tỷ lệ khá nhỏ và có xu hướng giảm dần. Nhìn từ bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy lao động phổ thông chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 14,4% năm 2007 và có xu hướng giảm năm 2008 là 12,8% đến năm 2009 là 9,56%. Điều này cho thấy công ty đang từng bước nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, của công ty để phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

Nếu phân loại lao động theo giới tính thì lao động nữ chiếm đại đa số trong tổng số lao động làm việc tại công ty. Tỉ lệ lao động nữ làm việc tại công ty tăng dần qua 3 năm từ 58,40% ( 2007) lên 60,29% (2009). Nguyên nhân lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động làm việc tại công ty là do đây là công ty kinh doanh có cả mảng nhà hàng, khách sạn mà lao động nữ thì lĩnh vực này luôn chiếm ưu thế hơn nam giới.

3.1.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Bảng 3.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2007 – 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%)

GT( đ) CC(%) GT(đ) CC(%) GT( đ) CC(%) 08/07 09/08 BQ

Tổng số vốn 36.729.295.948 100 44.271.453.77

1 100 52.623.587.28

2 100 120,5

3

118,8

7 119,70 1.Phân theo tính chất sử dụng

- Vốn lưu động 25.953.646.135 70,66 32.495.803.958 73,40 39.347.937.46

9 74,77 125,21 121,0

9 123,13 - Vốn cố định 10.775.649.813 29,34 11.775.649.81

3 26,60 13.275.649.81

3 25,23 109,28 112,7

4 111,00 2.Phân theo nguồn hình thành

- Nợ phải trả 31.027.276.563 84,48 38.029.434.38

6 85,90 46.013.026.67

7 87,44 122,57 120,99 121,78 - Vốn chủ sở hữu 5.702.019.385 15,52 6.242.019.385 14,10 6.610.560.605 12,56 109,4

7 105,90 107,67

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy, tổng vốn của của công ty tăng đều qua ba năm.

Tốc độ phát triển năm 2008 so với năm 2007 là 120,53% , năm 2009 so với năm 2008 đạt 118,87%, vì thế tốc tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 119,70%.

Nếu phân vốn theo tính chất sử dụng thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định trong tổng số vốn của công ty, nhưng vốn lưu động lại biến động tương đối lớn từ năm 2007 – 2009. Năm 2007 lượng vốn lưu động chiếm 70,66% trong tổng số vốn của công ty đến năm 2008 tăng lên 73,40%, năm 2009 là 74,77%. Như vậy, nếu so sánh giữa năm 2008 với năm 2007 thì tốc độ tăng vốn lưu động là 25,21% tương ứng với 6.542.157.823 đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng là 21,09% tương ứng 6.852.133.511đồng. Tốc độ tăng bình quân 3 năm là 23,13% .Vốn cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn của công ty và có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2007 vốn cố định đạt 10.775.649.813 đồng chiếm (29,34%) tổng số vốn, năm 2008 đạt 11.775.649.813 đồng chiếm(26,60%) tổng số vốn, đến năm 2009 tăng lên 25,23% so với tổng số vốn. Nếu so sánh năm 2008 với năm 2007 thì tốc độ tăng vốn cố định là 9,28%

tương ứng với 1.000.000.000 đồng, so sánh năm 2009 với năm 2008 thì tốc độ tăng vốn là 12,74% tương ứng 1.500.000.000 đồng. Và như vậy tốc độ tăng vốn cố định bình quân qua 3 năm là 11,00%.

Nếu chia vốn theo nguồn hình thành thì nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn. Nợ phải trả bao gồm cả vốn vay dài hạn, ngắn hạn, phải trả người bán,….Nhìn từ bảng số liệu ta thấy nợ phải trả có xu hướng tăng, năm 2007 là 84,48% thì đến năm 2009 tăng lên 87,44% . Nếu so năm 2008 với năm 2007 thì tốc độ tăng nợ phải trả là tương ứng với 22,57%, so năm 2009 với năm 2008 thì tốc độ tăng là 20,99%, vậy tôc độ tăng bình quân qua 3 năm là 21,78%. Nguyên nhân nợ phải trả tăng lý giải là do các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, phải trả người bán đồng loạt tăng. So với nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng vốn, vốn chủ sở hữu chỉ chiến trên 13% tổng vốn của công ty. Năm 2007 vốn chủ sở hữu chiếm 15,52% trong tổng số vốn của công ty tương ứng với số tiến 5.702.019.385 đồng, đến năm 2008 vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 14,10% tương ứng với số tiền 6.242.019.385 đồng, điều này có thể lý giải mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng so với nợ phải trả tốc độ tăng vốn chủ sở hữu còn chậm, và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn, năm 2009 cũng như vậy. Điều này cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn qua ba năm giảm nhưng tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm tăng 7,67%.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hóa của công ty cổ phần XNK và dịch vụ tổng hợp nghệ an (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w