PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đó là các số liệu được thu thập trên các sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu từ trước, các báo cáo tà chính của công ty từ năm 2004 – 2009... có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
3.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty.
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Trên cơ sở nguồn tài liệu tham khảo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chọn lọc những số liệu cần thiết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó tính toán các chỉ tiêu và lập bảng biểu để phân tích.
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Từ các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty, tôi tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần phân tích trong đề tài, để có thể rút ra các kết luận về hiệu quả kinh doanh của công ty trước CPH và sau CPH
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả:
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Cụ thể trong đề tài với các số liệu thu thập được chúng tôi tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu. Từ đó phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
So sánh lượng tuyệt đối, lượng tương đối, số bình quân của kết quả, hiệu quả của năm sau so với năm trước để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho năm tới
Nội dung so sánh: so sánh hiệu quả kinh doanh trước khi cổ phần hoá và sau khi cổ phần hoá.
• So sánh lượng lao động của công ty trước CPH và sau CPH.
• So sánh nguồn vốn và tài sản của công ty trước CPH và sau CPH.
• So sánh thu nhập của CBCNV của công ty trước CPH và sau CPH.
• So sánh kết quả kinh doanh của công ty trước CPH và sau CPH.
• So sánh hiệu quả kinh doanh của công ty trước khi CPH và sau CPH 3.2.3.3 Phương pháp mô hình hóa
Sử dụng đồ thị để mô tả hiệu quả kinh doanh của công ty.
3.2.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phân tích SWOT là phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) mà công ty gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sau đó kết hợp các điểm nói trên xây dựng nên ma trận SWOT. Phân tích SWOT sẽ giúp công ty đưa ra các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Ma trận SWOT áp dụng trong đề tài nghiên cứu:
Bảng 3.4: Ma Trận SWOT
SWOT Cơ hội ( O) Thách thức ( T)
Mặt mạnh ( S)
Tận dụng cơ hội phát huy thế mạnh ( chiến lược SO)
Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ ( chiến lược ST)
Mặt yếu ( W)
Nắm bắt cơ hội để hạn chế mặt yếu ( chiến lược WO)
Giảm thiểu mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ ( chiến lược WT)
Nguồn: Phạm Văn Hùng(2008). Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
Chiến lược SO, chiến lược WO, chiến lược ST, chiến lược WT còn gọi lần lượt là chiến lược ”phát triển”, chiến lược ” cạnh tranh”, chiến lược ”chống đối”, chiến lược ”phòng thủ”.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
• Doanh thu: Căn cứ nguồn hình thành doanh thu của doanh nghiệp gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính, và thu từ hoạt động khác. Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, là nguồn để các doanh trang trải chi phí, tái sản xuất...
Doanh thu = sản lượng * giá bán
• Chi phí: Cách tiếp cận phổ biến hiện nay về chi phí thì chia chi phí ra thành chi phí hoạt động kinh doanh (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), Chi phí hoạt động tài chính, các hoạt động bất thường và chi phí khác...Nghiên cứu chi phí nhằm xác định tỷ trọng và xu hướng thay đổi của từng yếu tố chi phí sản xuất từ đó có các biện pháp quản lý và sử dụng tốt chi phí.
• Lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
lợi nhuận từ hoạt động tài
chính = Thu nhập từ hoạt động tài
chính - Chi phí hoạt
động tài chính - Lợi nhuận khác = Thu nhập từ hoạt động khác – chi phí hoạt động khác - Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ + lợi nhuận từ hoạt động tài chính – ( chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng ).
- Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư hay mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
• Nghĩa vụ thuế với nhà nước: Một trong những nghĩa vụ thuế đối với nhà nước là thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức nộp thuế trong kỳ = thu nhập trước thuế * thuế suất thuế TNDN Ngoài ra còn có các loại thuế khác như: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt....
• Thu nhập của lao động: Đây là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động.
Chỉ tiêu này cho thấy thực tế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách nhân sự trong doanh nghiệp
3.2.5.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Vòng quay toàn bộ vốn cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay vốn cố định (hiệu suất sử dụng vốn cố định)
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
Vòng quay vốn lưu động (Hiệu suất sử dụng vốn lưu động) Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
(lần) Vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Cho thấy số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định.
• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả này được biểu hiện ở các chỉ tiêu năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương
- Năng suất lao động bình quân của một kỳ?
Năng suất lao động bình quân = Doanh thu Tổng lao động Vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần
(lần) Vốn cố định
- Mức sinh lời của lao động: Nó cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán.
- Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt được kết quả cụ thể thế nào. Kết quả có thể là doanh thu, lợi nhuận...
Hiệu suất tiền
lương = Lợi nhuận sau thuế Tổng lương
• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí - Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên
doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán
*100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Nếu tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
- Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần Tỷ lệ chi phí bán hàng trên
doanh thu thuần = Chi phí bán hàng
*100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cừ 100 đồng doanh thu thuần thu được thi doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. nếu tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi chi phí bán hàng và kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.
- Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Tỷ lệ chi phí quản lý doanh
nghiệp trên doanh thu thuần
= Chi phí quản lý doanh nghiệp
*100%
Mức sinh lời của lao động = Lợi nhuận sau thuế Lao động
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ càng nhỏ chứng tỏ công ty đã quản lý các chi phí quản lý doanh nghiệp tốt và ngược lại.
• Các chỉ số phán ánh hiệu quả sinh lời của vốn đầu tư kinh doanh -Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần ( hệ số lãi ròng)
Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh
thu thuần = Lợi nhuận thuần
*100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần
-Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên một đồng vốn đầu tư, cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) = Lợi nhuận sau thuế
*100%
Tổng tài sản
-Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này nói lên khả năng sinh lời (tạo lãi) của một đồng vốn chủ sở hữu, được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế
*100%
Vốn chủ sở hữu