1.2. Cơ sở lý luận của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại huyện Lạc Sơn
1.2.5. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ( gồm 4 bước )
ngành địa phương và tiếp tục được phân bổ đến các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính Nhà nước. CBCC được cử đi ĐTBD được hưởng nguyên lương. Như vậy, Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí cho công tác ĐTBD CBCC.
Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác ĐTBD, xây dựng đội ngũ CBCC. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều CBCC vẫn ngại khi được cử đi ĐTBD, nhất là đối với những người được cử đi ĐTBD tập trung, xa cơ quan, gia đình. Vì vậy để động viên CBCC tích cực tham gia và toàn tâm, toàn ý vào nhiệm vụ ĐTBD, bên cạnh chế độ, chính sách chung của Nhà nước, mỗi địa phương, cơ quan đơn vị cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC tham gia khóa ĐTBD.
+ Sử dụng sau khi ĐTBD: Mục tiêu của ĐTBD là để nâng cao năng lực
làm việc cho CBCC, phát huy năng lực làm việc của mỗi CBCC. Bên cạnh các yếu tụ́ chủ quan, cũn phụ thuộc rất lợn vào việc bụ́ trớ, sử dụng. Rừ ràng, nếu CBCC được ĐTBD về một nghiệp vụ này lại được giao công việc có yêu cầu những nghiệp vụ khác theo kiểu “học một đằng, làm một nẻo” hay ĐTBD theo chuẩn chức trách, ngạch bậc cao nhưng lại được giao một vị trí công việc thấp hơn...thì CBCC rất khó có thể phát huy năng lực của mình. Hơn nữa, điều này còn gây tác động tâm lý không tốt đến những CBCC khác trong cơ quan, họ sẽ coi đó là tấm gương và sẽ không có động lực tham gia các khóa ĐTBD tiếp theo. Như thế có thể nói công tác bố trí, sử dụng CBCC sau khi ĐTBD của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan đơn vị có tác động quan trọng đến công tác ĐTBD.
1.2.5. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ( gồm 4 bước )
1.Xác định nhu cầu ĐTBD
2.Lập kế hoạch ĐTBD 4.Đánh giá ĐTBD
Bước 1: Xác định nhu cầu ĐTBD
Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà CBCC hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của CBCC đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho CBCC? Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng các phương pháp sau:
- Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực.
- Phân tích công việc, Phân tích đánh giá thực hiện công việc.
- Điều tra khảo sát đào tạo (Phiếu khảo sát, Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia).
Thông thường, người ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu đào tạo như sau:
1. Làm rừ cỏc yờu cầu. Xỏc định vấn đề đào tạo, quyết định đưa ra những nhiệm vụ mới, làm rừ những mong muụ́n, nguyện vọng đụ́i với đào tạo, bồi dưỡng.
2. Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu đào tạo. Phân tích nhu cầu đào tạo.
3.Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc.
4.Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch.
5. Xác định nhu cầu đào tạo từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4.
6.Xác định các mục tiêu và nội dung đào tạo.
Bước 2: Lập kế hoạch ĐTBD
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địa điểm tiến hành?
Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào? Để dễ nhớ, người ta dùng kỹ thuật 5W, 2H, 2C: Why, what, who, when, where, how, how much, control, check.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải xác định được nội dung các khóa học, tài liệu đào tạo, giảng viên, học viên, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, kinh phí, đánh giá và công tác tổ chức quản lý khóa học.
Để giúp cho việc thực hiện công tác tổ chức ĐTBD, người ta đưa ra các công việc cần thực hiện trong thiết kế chương trình đào tạo, như sau:
1. Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình đào tạo.
2. Xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ về chương trình.
3. Liệt kê những cách thức, hoạt động để đạt được mục tiêu.
4. Quyết định loại hình thức đào tạo nào: tại cơ quan (đào tạo trong công việc) hay tập trung ngoài cơ quan.
5. Quyết định hình thức phương pháp đào tạo – như huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn …
6. Thảo luận về Chương trình, kế hoạch với những người liên quan, với chuyên gia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ.
7. Hoàn thiện Chương trình.
Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần đảm bảo theo công thức PRACTICE: Practical - Tính thực tế, Relevant - Liên quan, Applicable - Tính áp dụng, Current - Hiện hành, mới đây, Time limit - Thời gian giới hạn, Important - Quan trọng, Challenging - Thách thức, khác trước, Elective - Tuyển chọn, tổng hợp.
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD
Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả?
Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao?
Do đó, để thực hiện kế hoạch ĐTBD, cần phân tích kế hoạch ĐTBD thành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viờn, tổ chức chọn địa điểm, điều phụ́i chương trỡnh, theo dừi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.
Bước 4: Đánh giá ĐTBD
Đánh giá ĐTBD cần trả lời các câu hỏi chính như: ĐTBD có đạt mục tiêu không? Nội dung có phù hợp không? Chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình ĐTBD không? Học viên có tham gia vào quá trình ĐTBD không? Công tác tổ chức có tốt không? Học viên học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế công việc không? Hiệu quả của chương trình ĐTBD?
Theo các nhà nghiên cứu, có 4 cấp độ đánh giá chương trình đào tạo như sau:
1. Đánh giá phản ứng của người học: Họ đánh giá như thế nào về ĐTBD vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời điểm sau đào tạo.
2. Đánh giá kết quả học tập: Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học. Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
3. Đánh giá những thay đổi trong công việc: xem người học áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào. Những thay đổi đối với việc thực hiện công việc.
4. Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc đào tạo có tác động, ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức, hiệu quả của ĐTBD như thế nào.
Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,