Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở của huyện Lạc Sơn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở tại phòng nội vụ, huyện lạc sơn , tỉnh hòa bình (Trang 48 - 53)

2.3.1. Những mặt đạt được

Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; cùng với cả nước tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng.

Những thành tựu đó đã củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ngày càng gắn bó mật thiết hơn.

Quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng cùng với quá trình cải cách, cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách nền hành chính quốc gia, vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường, uy tín và quyền lực chính trị của Đảng ngày càng được nâng cao.

Tổ chức cơ sở Đảng đã phát huy được trí tuệ tập thể các cấp uỷ, dân chủ, bàn bạc đề ra được các chủ trương sát, đúng, mang lại hiệu quả thiết thực được nhân dân tin tưởng và thừa nhận.

Các Đảng bộ cơ sở đã làm tốt công tác lãnh đạo xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền cơ sở và chính quyền cơ sở đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Những thành tựu công cuộc đổi mới trong những năm qua, có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời những chuyển biến tích cực của đời sống xã hội ở cơ sở, thúc đẩy chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ này.

Nhìn lại đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thị trấn trong huyện cho thấy:

- Phần lớn cán bộ cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, nhiều đồng chí là bộ đội, đảng viên xuất ngũ về địa phương. Tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, không dao động trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, không mơ hồ về chính trị. Nhiều đồng chí đã được rèn luyện trong quân đội, còn lại là trưởng thành trong phong trào ở địa phương. Mặc dù còn có khó khăn về nhiều mặt, nhưng đa số cán bộ cơ sở vẫn rất nhiệt huyết tận tụy với công việc, khắc phục khó khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật và có uy tín với nhân dân.

- Trong cơ chế mới, đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước đổi mới và trẻ hóa.

Một bộ phận cán bộ có bước trưởng thành nhanh chóng, chủ động, năng động tháo gỡ khó khăn đưa sản xuất ở cơ sở phát triển, tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước ở cơ sở.

- Qua thực tế công tác, qua đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, trình độ và năng lực công tác ngày càng được nâng cao. Trong đó, 100% có trình độ văn hóa từ phổ thông cơ sở trở lên, số đông có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Ngày càng nhiều cán bộ được đào tạo cơ bản về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng nhanh, nhạy nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm việc năng động và có hiệu quả hơn. Một bộ phận cán bộ cơ sở biết làm kinh tế đi đầu trong phong trào xóa đói, giảm nghèo, có nhiều đóng góp trong quá trình đổi mới.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, yêu cầu lãnh đạo quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ cán bộ cơ sở cũng bộc lộ nhiều điều bất cập.

- Chất lượng, hiệu quả hoạt động năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở còn chưa cao, có cán bộ sa sút ý chí, thoái hóa biến chất, mất uy tín, vi phạm kỷ luật bị quần chúng chê trách.

- Trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa cao. Năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Việc quản lý điều hành của chính quyền ở một số địa phương còn mang nặng tính hành chính, còn có biểu hiện thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên.

Một bộ phận cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ, khi chuyển sang cơ chế mới không còn phù hợp nữa, được đào tạo lại và bổ sung.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong những năm gần đây dù đã được tỉnh quan tâm nhưng số được đào tạo cơ bản chưa được nhiều, chưa đồng bộ và chưa gắn chặt giữa đào tạo với quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ. Vì vậy, một số cán bộ còn thiếu những kiến thức cơ bản, lúng túng trong xử lý các vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở, một số cán bộ còn có biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Do lịch sử để lại, đội ngũ cán bộ cơ sở được hình thành qua bầu cử thiếu những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, năng lực. Qua các kỳ bầu cử đại hội biến động nhiều, thiếu ổn định, chưa được chuyên môn hoá, thiếu yên tâm trong công tác. Sự phân công, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thật rừ ràng, cụ thể. Việc hướng dẫn của cơ quan cấp trờn cú việc cũn chưa thật thống nhất, chưa sát thực tế, gây lúng túng cho địa phương khi triển khai

thực hiện chưa cụ thể hóa cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

- Quy mô, đặc điểm của các xã, thị trấn khác nhau, đặc điểm dân cư, ngành nghề khác nhau…nhưng mô hình tổ chức bộ máy, công tác chỉ đạo lại giống nhau, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn cách mạng mới.

- Trong thực tiễn hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa trở thành quy chế bắt buộc đối với từng loại cán bộ. Chưa có quy hoạch và kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. Nội dung, chương trình đào tạo còn mang nặng tính lý luận chung, chưa thật chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho từng chức danh cụ thể. Chính sách cho người dạy, người học chưa đồng bộ và chưa khuyến khích được người dạy giỏi, học giỏi.

- Do tác động mặt trái của kinh tế thị trường cộng với sự yếu kém trong việc tu dưỡng của một số cán bộ cơ sở, công tác quản lý cán bộ có nơi còn chưa chặt chẽ, việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chưa kịp thời, có trường hợp chưa nghiêm. Tệ quan liêu, cửa quyền, thiếu dân chủ, tình trạng tham ô, lãng phí đã xuất hiện ở một số cán bộ cơ sở… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ SUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP

CƠ SỞ TRấN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HềA BèNH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở tại phòng nội vụ, huyện lạc sơn , tỉnh hòa bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w