Nội dung quy trình xây dựng chương trình công tác thường kỳ của văn phòng HĐND và UBND huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành thư ký tại HĐND và UBND HUYỆN CHƯƠNG mỹ (Trang 49 - 52)

Điều 6. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư và lưu trữ Mọi hoạt động trong công tác văn thư và lưu trữ của các cơ quan, đơn vị,

2. Nội dung quy trình xây dựng chương trình công tác thường kỳ của văn phòng HĐND và UBND huyện Chương Mỹ

Chương trình công tác thường kỳ là một loại chương trình được xây dựng theo định kỳ, được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định như:

chương trình công tác tuần, chương trình công tác tháng, chương trình công tác năm, chương trình công tác trong một nhiệm kỳ...

2.1 Nội dung cơ bản chương trình công tác thường kỳ

Các loại chương trình công tác nhiệm kỳ, một năm, 6 tháng, quý, tháng thường gồm có hai phần: Phần thứ nhất nội dung viết tổng quát về đặc điểm tình hình, các định hướng công tác, xác định các tiêu, trọng tâm và đề ra những nhiệm vụ chính. Trong phần này cần nêu các biện pháp lớn để thực hiện mục tiêu, trọng tâm và những nhiệm vụ chính. Phần thứ hai trên cơ sở kết quả các nhiệm vụ đã thực hiện nêu ở phần một, xác định các vấn đề, nội dung phương hướng nhiệm vụ phải thực hiện trong thời gian tiếp theo v.v... Những nội dung công việc quan trọng cần lập thành đề án thì xác định thời gian, tiến độ hội thảo, triển khai. Nội dung này của phần thứ hai có thể thể hiện thành văn bản riêng như Tờ trỡnh, Kế hoạch cụ thể. Trong đú cần ghi rừ đơn vị chủ trỡ, đơn vị tham gia, thời gian hoàn thành….

Đối với lịch công tác tuần: Do thời gian làm việc trong tuần không nhiều, khối lượng công việc sẽ thực hiện cũng không lớn, vì vậy nội dung công tác một tuần thường được ghi cụ thể thành biểu bảng. Trong đó có các cột đứng, các cột ngang để ghi nội dung công việc hàng ngày trong tuần, trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm tham gia, phối hợp và ghi chú các thông tin cần thiết.

2.2 Trình tự xây dựng chương trình công tác thường kỳ

Để có một chương trình công tác vừa đảm bảo chất lượng vừa đúng tiến độ thời gian, việc biên soạn bản chương trình công tác của UBND huyện phải dựa vào các căn cứ như: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của UBND xã đang công tác; Căn cứ vào chủ trương chung của đảng và nhà nước; Căn cứ vào chương trình công tác và sự chỉ đạo của UBND huyện; Căn cứ vào nghị quyết của đảng uỷ trong khoảng thời gian đề ra chương trình; Căn

cứ vào nghị quyết của HĐND cùng cấp; Căn cứ vào đề nghị của các đoàn thể trong xã như Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, hội liên hiệp Phụ nữ, hội Cựu chiến binh của xã v.v.. Căn cứ vào đặc điểm tình hình chung của xã trên tất cả các lĩnh vực công tác như nông nghiệp, thủ công nghiệp, trật tự, trị an; Căn cứ vào điều kiện vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc; Căn cứ vào nhân lực có trong khoảng thời gian thực hiện chương trình; Căn cứ vào đề nghị của các trưởng cấp thôn thuộc quyền quản lý của Uỷ ban mà tiến hành xây dựng chương trình công tác thường kỳ theo trình tự: Các bộ phận công tác của Uỷ ban đăng ký những việc ở bộ phận công tác của mình nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện. Những việc này cần thiết phải đưa vào chương trình công tác chung của Uỷ ban. Dựa vào các căn cứ lập chương trình, trên cơ sở các thông tin thu nhận được hàng ngày, văn phòng trực tiếp dự thảo chương trình công tác của Uỷ ban.

Sau khi dự thảo xong, văn phòng gửi bản dự thảo đến các bộ phận công tác để lấy ý kiến đóng góp. Sau đó, văn phòng báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban trước khi gửi dự thảo văn bản xin ý kiến đóng góp. Các đầu mối gửi văn bản thường là đảng uỷ, HĐND, các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban, Ban chấp hành của các tổ chức đoàn thể và trưởng các ngành của UBND huyện.

Sau khi có ý kiến đóng góp của các bộ phận, các đầu mối công tác, văn phòng hoàn chỉnh bản dự thảo lần cuối và trình lãnh đạo UBND phê duyệt, ban hành.

2.3 Thời gian xây dựng chương trình công tác thường kỳ

Tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương, chương trình công tác năm sau của UBND xã thường được ban hành từ tháng 10 năm trước. Chương trình công tác quý sau được ban hành từ ngày 15 của tháng cuối quý trước. Chương trình công tác tháng sau được ban hành từ ngày 25 của tháng trước. Lịch công tác tuần sau thường được ban hành vào ngày thứ sáu tuần trước.

2.4 Tổ chức thực hiện chương trình công tác

Trong phạm vi địa phương, việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình công tác thường kỳ thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban. Khi chương trình

công tác đã được Chủ tịch Uỷ ban ký, văn phòng có trách nhiệm làm thủ tục ban hành văn bản. Chương trình được nhân thành nhiều bản và gửi cho mỗi đầu mối, mỗi bộ phận công tác một bản. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, văn phòng giúp lãnh đạo Uỷ ban đôn đốc các bộ phận công tác triển khai thực hiện chương trỡnh, theo dừi tiến độ thực hiện chương trỡnh, tổng hợp tỡnh hỡnh thực hiện chương trình và báo cáo với lãnh đạo Uỷ ban v.v..

2.5 Tổng kết thực hiện chương trình

Hàng tháng, quý, 6 tháng, văn phòng tổng hợp tình hình và đánh giá việc thực hiện chương trình. Cuối năm, các đơn vị báo cáo tình hình thực hiện chương trỡnh của lĩnh vực mỡnh phụ trỏch. Bỏo cỏo phải nờu rừ những việc đó làm, việc mới bổ sung. Báo cáo đảm bảo tính tổng hợp, đánh giá tình hình chung, song phải có số liệu cụ thể ở những công tác trọng tâm, công tác chính.

Trờn cơ sở bỏo cỏo của cỏc bộ phận chuyờn mụn, kết hợp với quỏ trỡnh theo dừi hàng ngày, văn phòng có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện chương trình công tác chung của cả Uỷ ban; Biên tập thành văn bản trình Chủ tịch UBND ký ban hành và đề ra chương trình công tác cho thời gian sau.

Sơ đồ hóa nội dung quy trình xây dựng chương trình công tác thường kỳ của HĐND & UBND huyện Chương Mỹ - phụ lục 06

- Ưu điểm:

Chương trình công tác thường kỳ đưa ra những nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo, thực hiện giúp lãnh đạo cơ quan, cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan và cỏc ban, ngành, xó xỏc định được cụng việc một cỏch rừ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng ngày cũng như trong từng thời điểm cụ thể.

Dựa vào chương trình công tác thường kỳ có thể đánh giá hiệu quả công việc đạt được ở thời điểm xây dựng chương trình công tác, đồng thời cũng làm cơ sở để xây dựng chương trình công tác cho thời gian sau.

- Hạn chế:

Một số điểm trong chương trỡnh cụng tỏc thường kỳ vẫn cũn chưa rừ ràng hoặc còn chưa chỉ ra trọng tâm của nhiệm vụ cần chỉ đạo thực hiện.

Việc xây dựng chương trình công tác thường kỳ cho cơ quan do cán bộ văn phòng xây dựng. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn vẫn còn hạn chế nên một số điểm vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực như đúng vai trò của nó.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành thư ký tại HĐND và UBND HUYỆN CHƯƠNG mỹ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w