Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động 1Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công tyTNHHthương mại và dịch vụ máy tính quốc đạt (Trang 25 - 33)

• Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả được hiểu theo cách chung nhất là hoàn thành một công việc nào đó với kết quả tốt nhất trong thời gian và tiết kiệm các khoản chi phí và nguồn lực.

• Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động

Trên thực tế có nhiều khái niệm về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:

- Thứ nhất: Có quan niệm cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được thể hiện ở các chỉ tiêu kết quả sản xuất, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận

mà doanh nghiệp đạt được từ các chi phí kinh doanh, các tổ chức quản lý lao động hay thể hiện bằng một lao động. Theo quan niệm này, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được lượng hoá một cách cụ thể, doanh nghiệp có tổng doanh thu, tổng lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đó sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

- Thứ hai: Quan niệm này cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không phải được thể hiện ở doanh thu hay lợi nhuận mà thể hiện ở khả năng sử dụng nhân lực đúng ngành nghề, đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động, điều kiện làm việc, mối quan hệ thân mật giữa nhà quản lý với người lao động...

- Thứ ba: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở kết quả sản xuất mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện ở khả năng sử dụng nhân lực đúng ngành nghề, khả năng tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo sức khoẻ an toàn cho lao động, mối quan hệ thân mật giữa người lao động và nhà quản lý, khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động, khả năng tận dụng lao động đúng lúc, đúng chỗ và đúng thời điểm...

- Trên đây là những quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và theo em quan điểm thứ ba là quan điểm có ý nghĩa tổng quát nhất và cần thiết được áp dụng. Bởi trong khi các yếu tố khác không thay đổi hay tỷ lệ tăng kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn tỷ lệ tăng các yếu tố khác. Các yếu tố khác bao gồm: Nguồn vốn đầu tư, tổng số lao động, cường độ lao động, thời gian lao động,... Hơn nữa, nếu kết quả sản xuất kinh doanh tăng, tiền lương bình quân tăng, sức khỏe và mức độ an toàn cho người lao động tăng, mức dộ chấp hành kỷ luật lao động cao hơn, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động càng thân mật hơn, người lao động được công bằng hơn thì khi đó hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chắc chắn cao và ngược lại.

1.3.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương mại được đánh giá qua một hệ thống chỉ tiêu nhất định. Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Bởi vậy khi phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp và của người lao động.

Mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra cho mình luôn thay đổi theo thời gian, đồng thời cũng thay đổi cả các nhìn nhận và quan điểm đánh giá hiệu quả.

Nhưng chìn chung tất cả các mục tiêu đều nhằm đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động tốt nhất thì phải dựa vào kết quả kinh doanh hay dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong thế ổn định và phát triển bền vững. Mặc dù vậy không phải lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được càng cao thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng lao động tốt vì nếu việc trả lương cũng như các đãi ngộ khác chưa thoả đáng thì sử dụng lao động chưa mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp, cần phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lợi ích của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp, bởi chi phí nhân công là một trong các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, hơn nữa nguồn nhân lực là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi doanh nghiệp, do đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phải cho thấy tình hình tiết kiệm được chi phí lao động, việc đảm bảo chất lượng hàng hoá sản phẩm để tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của doanh nghiệp, việc thoả mãn trong lao động và khả năng tiềm tàng của

nó...

1.3.3.1 Chỉ tiêu số lượng lao động

Số lượng lao động trong doanh nghiệp là những người đã được ghi vào danh sách của doanh nghiệp thêo những hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn do doanh nghiệp quản lý và xử dụngdo doanh nghiệp trả thù lao lao động.

Số lượng lao động là chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và là cơ sở để tính một số chỉ tiêu khác như năng suất lao động, tiền lương .

Có hai phạm trù liên quan đến biến động lao động sau :

-Thừa tuyệt đối: là số người đang thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp nhưng không bố trí được việc làm, là số người rôi ra ngoài định mức cho từng khâu công tác, từng bộ phận sản xuất kinh doanh. Theo phậm trù này có thể sử dụng chỉ tiêu:

+ Tổng số lao động thất nghiệp theo kỳ

+ Tỷ lệ phần trăm lao động thất nghiệp so với tổng số lao động trong doanh nghiệp

- Thừa tương đối là những người lao động được cân đối trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và các khâu công tác, nhưng không đủ việc làm cho cả ngày, ngừng việc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu nguyên vật liệu, máy hỏng ..Để đánh giá tình trạng thiếu việc này có thể sử dụng các chỉ tiêu :

+Tổng số lao động nghỉ việc trong kỳ vì không có việc làm

+ Tỷ lệ lao động nghỉ việc trong kỳ doi không có việc làm so với tổng số lao động hiện có.

1.3.3.2. Chỉ tiêu chất lượng lao động

Trình độ lành nghề của người lao động thể hiện ở mặt chất lượng lao động. Nó thể hiện ở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật phức tạp thuộc một ngành

nghề hay chuyên môn nào đó. Mỗi công việc đòi hỏi một trình độ thành thạo nhất định. Tổ chức lao động hợp lý đòi hỏi phải sử dụng công nhân viên phù hợp với trình độ thành thạo của họ, sử dụng hợp lý tiết kiệm chất lượng lao động tức là sử dụng đúng ngành nghề, chuyên môn, bậc thợ, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo trình độ lao động thông thường người ta so sánh giữa cấp bậc bình quân của nhân viên để đánh giá mức độ hợp lý trong việc sử dụng nhân viên theo trình độ thành thạo của họ. Với việc so sánh này không chỉ so sánh chung của toàn bộ công việc mà còn so sánh riêng theo từng ngành nghề, từng cấp bậc.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hợp lý của việc sử dụng nhân viên theo trình độ chuyên môn của họ thường xuất phát từ khâu tuyển chọn, bố trí lao động, khâu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

1.3.3.3 Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động bình quân là một chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá một cách chung nhất hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, lao động, dịch vụ cho khách hàng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo năng suất lao động người ta sử dụng công thức:

W =Q/N

Trong đó Q : Tổng doanh thu L : Tổng số nhân viên

W : Năng suất lao động

Năng suất lao động cho ta biết một nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm) đem lại bao nhiêu doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chịu tác động của nhiều yếu tố mà chủ yếu và trực tiếp là số lượng lao động trong doanh nghiệp.

Trong đó N: Sức sinh lời của lao động LN: Tổng lợi nhuận

L: Tổng số lao động

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, nó cho ta thấy một lao động của doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong doanh nghiệp, trong việc tạo ra lợi nhuận để tích lũy tái sản xuất mở rộng trong đơn vị. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời và phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp nói riêng.

1.3.3.4 Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận lao động

Chỉ tiêu lợi nhuận được tính dựa trên công thức:

Mức sinh lời = lợi nhuận/ tổng số lao đông( đồng/ người)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ thực hiện người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Tuy nhiên cũng phải quan tâm tới khả năng làm việc cũng như sức khỏe của người lao động có thể đảm bảo để thực hiện các công việc của kỳ kế tiếp không.

1.3.3.5 Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động

Thời gian làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, bởi thế khi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thì yếu tố thời gian là không thể thiếu, thậm chí nó rất quan trọng. giảm số ngày công vắng mặt và ngừng việc của một lao động trong năm phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp, điều đó cũng có nghĩa là nâng cao hệ số ngày công làm việc theo chế độ:

Ta có công thức sau:

Số ngày công LVTT Hệ số ngày công lao động =

Số ngày công chế độ

Hệ số sử dụng giờ công lao động: để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ta tính hệ số giờ công có ích trong ca/ngày làm việc so với tổng thời gian ca/ngày làm việc.

Công thức:

Thời gian làm việc có ích trong ca Hệ số sử dụng giờ công lao động =

Thời gian làm việc theo quy định Tỷ lệ thời gian LVTT càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng triệt để thời gian làm việc của người lao động.

1.3.3.6. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương bình quân F = ∑ ∑

QL DT

Trong đóF: sức sản xuất của 1 đồng chi phí tiền lương

DT: Tổng doanh thu

QL: Tổng quỹ lương

Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện một đồng doanh thu bán hàng thì cần chi bao nhiêu đồng lương, phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.

Để đạt được mục tiêu kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí trong kinh doanh. Một trong những yếu tố tác động đến tổng chi phí trong kinh doanh là chi phí về tiền

tổ chức lao động về cả số lượng cũng như chất lượng, đồng thời phải có sự thay đổi cơ cấu chi phí kinh doanh.

1.3.3.7. Chỉ tiêu thu nhập và chất lượng cuộc sống của người lao động Thu nhập của NLĐ ảnh hương không nhỏ tới quá trình lao động và tái cơ cấu sản xuất không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho NLĐ và gia đình họ .

Thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình làm việc của NLĐ, kích thích họ làm việc nâng cao thu nhập, tạo động lực nâng cao trình độ và khả năng làm việc.

Hơn nữa trong quá trình lao động, làm việc cùng với tạo ra sản phẩm sức lao động bị hao mòn nên NLĐ cần phải được bù đắp lại những hao phí đó một phần để bù đắp lại là do thu nhập của họ có ổn định và đảm bảo không, cuộc sống của họ có được đáp ứng với mức thu nhập nhận được hay không?

Vậy nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng phải trú trọng tới chỉ tiêu thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

1.3.3.8. Chỉ tiêu mối quan hệ giữa mức tăng năng xuất lao động bình quân và mức tăng tiền lương bình quân

Để sử dụng lao động có hiệu quả luôn phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Bởi vì, nếu tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn doanh nghiệp sẽ không có tích lũy chỉ thuần túy trong việc cải thiện đời sống của NLĐ chứ không thể phát triển, không mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh. Như vậy hiệu quả sử dụng lao động không cao, doanh nghiệp sẽ phải chịu các khoản bù lỗ khi đó sự tồn tại của doanh nghiệp khó có thể đảm bảo.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng trong mỗi doanh nghiệp là cần thiết, thông qua chỉ tiêu về hiệu quả lao động của doanh nghiệp mình so sánh với kỳ trước, so sỏnh với cỏc doanh nghiệp hoạt động cựng lĩnh vực,...để thấy rừ việc

sử dụng lao động ở doanh nghiệp mình đã hiệu quả hay chưa, từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng lao động để đạt được hiệu quả lao động cao hơn. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao dộng của một doanh nghiệp không thể nói chung chung mà phải thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, và được đánh giá một cách khách quan hiệu quả nhất.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công tyTNHHthương mại và dịch vụ máy tính quốc đạt (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w