Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container 1. Lợi ích của chuyên chở hàng hóa bằng Container

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận nhập khẩu lô hàng dầu cá đóng kiện vận chuyển bằng container từ Thượng Hải về Hải Phòng của Chi nhánh Công ty TNHH KMTC (Việt Nam) tại Hải Phòng (Trang 20 - 32)

Container chở hàng, theo định nghĩa của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc tế (ISO) là một thứ thiết bị vận tải:

• Có tính chất bền lâu, chắc chắn, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.

• Được thiết kế đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa bằng một hay nhiều phương thức vận tải mà không mất thời gian chất xếp lại giữa chừng.

• Dễ nhồi đầy và rút rỗng, có thể tích bên trong lớn hơn 1 m3.

Sở dĩ vận tải bằng container phát triển nhanh vì nó đưa lại nhiều lợi ích:

a, Đối với người có hàng

- Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức tối thiểu tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn,...

- Tiết kiệm chi phí bao bì.

- Thời gian xếp dỡ hàng ở các cảng giảm đáng kể, vòng quay tàu nhanh hơn, hàng luân chuyển nhanh, giảm tồn đọng, quá trình chuyên chở thuận lợi, thúc đẩy mua bán thương mại phát triển hơn.

b, Đối với người chuyên chở

- Thời gian xếp dỡ và chờ hàng ở cảng giảm đáng kể, phương tiện vận tải quay vòng nhanh hơn. Theo số liệu thống kê trên một tuyến tàu định tuyến, nhờ sử dụng container, chi phí xếp dỡ hạ từ 55% xuống 15% trong tổng phí kinh doanh.

- Tận dụng được dung tích tàu do giảm những khoảng trống trên tàu.

- Giảm trách nhiệm cho người chuyên chở về khiếu nại tổn thất hàng hóa.

c, Đối với người giao nhận

• Tạo điều kiện sử dụng container để làm hàng lẻ và thực hiện vận tải đa phương thức, đưa hàng từ cửa đến cửa.

• Đỡ xảy ra tranh chấp khiếu nại do tổn thất hàng hóa giảm nhiều.

2.2. Phương pháp gửi hàng bằng container

2.2.1. Gửi hàng nguyên container (FCL- Full container load)

FCL là phương thức xếp hàng nguyên container, người gửi và người nhận hàng chịu trách nhiệm xếp hàng và dỡ hàng khỏi container. Trường hợp người gửi hàng có khối lượng đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hay nhiều container để gửi hàng.

Theo cách gửi này, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia như sau:

* Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper):

• Thuê và vận chuyển container rỗng về kho riêng hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng.

• Đóng hàng vào container (kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container).

• Kí mã hiệu hàng hóa và kí hiệu chuyên chở.

• Làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì theo đúng quy chế xuất khẩu.

• Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.

• Chịu các chi phí liên quan tùy theo điều khoản đã kí kết.

* Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier):

• Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.

• Quản lí, chăm sóc cho hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại CY của cảng xếp đến khi giao hàng cho người nhận tại CY cảng đích.

• Xếp container từ CY cảng xếp xuống tàu để chuyên chở.

• Dỡ container khỏi tàu sau đó vận chuyển về bãi container cảng đích (tùy theo điều khoản đã kí).

• Giao container cho người nhận có bộ chứng từ hợp lệ tại bãi container.

• Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.

* Trách nhiệm của người nhận hàng (Consignee):

• Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ và làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

• Xuất trình bộ chứng từ đó cho người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.

• Vận chuyển container rỗng về kho bãi của mình và nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container) hoặc rút hàng ngay tại bãi CY.

• Chịu mọi chi phí liên quan đến các công việc nói trên, kể cả chi phí chuyên chở container về bãi chứa container.

2.2.2. Gửi hàng lẻ (Less than container load)

“LCL là những lô hàng đóng chung 1 container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào-ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp gửi hàng lẻ.

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào cùng một container, niêm phong

kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm các thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

* Trách nhiệm của người gửi hàng:

- Vận chuyển hàng từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng tại trạm gửi hàng lẻ (CFS- Container freight station) của người gom hàng và chịu chi phí này.

- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên qua đến hàng hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan.

- Nhận vận đơn của người gom hàng và trả cước hàng lẻ.

* Trách nhiệm của người chuyên chở:

Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực, tức là các hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức chuyên chở nhưng không có tàu.

* Người chuyên chở thực:

Là người chuyên chở hàng lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ như đã nói ở trên, kí phát vận đơn thực cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho người nhận theo vận đơn mà mình đã kí phát ở cảng đi.

* Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ (Fowarder):

Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy, trên danh nghĩa họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lí. Họ chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình vận chuyển hàng kể từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi giao hàng tại cảng đích”.

(Nguồn:http://www.tasaduyenhai.com/Home/Article/1/50/Giao-nhan--- van-chuyen-hang-hoa-bang-container).

Trên cơ sở vận đơn do họ phát hành ( House Bill of Lading) người gom hàng không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy họ phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng riêng lẻ đã xếp trong container. Quan hệ giữa người gom hàng và người chuyên chở khi đó là người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, kí phát vận đơn cho người gom hàng (Master Ocean Bill of Lading), vận chuyển đến đích, dỡ container, vận chuyển về bãi và giao container cho đại lí hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đến.

* Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ:

- Chuẩn bị giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.

- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.

- Nhận hàng ở trạm trả hàng CFS và trả các phí cần thiết.

2.2.3. Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL-LCL/FCL)

Phương pháp này là sự kết hợp của 2 phương pháp FCL và LCL. Tùy theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp.

Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp.

2.3. Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container 2.3.1. Vận đơn đường biển (B/L)

* Khái niệm:

“Vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”. (Nguồn: Điều 73, luật Hàng hải Việt Nam 2005).

* Các chức năng của vận đơn:

- “Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tỡnh trạng như ghi rừ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.

- Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng

- Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.” (Nguồn: Điều 73,luật Hàng hải Việt Nam 2005 )

* Tác dụng của vận đơn:

“Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.

- Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bỏn gửi cho người mua và dựa vào đú để ghi sổ, thống kờ, theo dừi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).

- Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.

- Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.

- Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn …”

(Nguồn: http://www.vibonline.com.vn/Baiviet/1048/Cac-phuong-thuc-thue- tau-chuyen-cho-hang-hoa.aspx).

* Phân loại vận đơn:

a/Vận đơn theo cách gửi hàng nguyên container

Chứng từ này do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng đã được niêm phong, kẹp chì để chuyên chở.

Thông thường có 2 loại vận đơn:

• Vận đơn đã xếp hàng: là loại vận đơn được kí phát sau khi hàng đã được xếp lên tàu. Trên B/L này thường có ghi chú: “Shiped on board” hoặc “On board” hoặc “Shipped”. Vận đơn này chứng minh được người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và được ngân hàng chấp nhận thanh toán trong trường hợp thanh toán bằng phương thức L/C.

• Vận đơn nhận để xếp: là loại vận đơn được kí phát khi hàng chưa được xếp lên tàu nhưng người chuyên chở đã cam kết sẽ xếp hàng lên tàuvà vận chuyển bằng đường biển trên con tàu được ghi trong vận đơn. Trường hợp thanh toán theo phương thức L/C có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán trừ khi trên L/C có ghi: “chấp nhận vận đơn nhận để xếp” (Received for B/L Acceptable). Vì vậy, khi container được bốc xếp lên tàu, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác nên yêu cầu người chuyên chở ghi chú thêm trên vận đơn : Shipped on board và có kí xác nhận. Lúc này vận đơn này trở thành “ vận đơn đã xếp hàng” (Shipped on board B/L) và được ngân hàng chấp nhận làm chứng từ thanh toán.

b/ Vận đơn theo cách gửi hàng lẻ

Nếu hàng hóa do người gom hàng đứng ra tổ chức nhận hàng và chuyên chở thì sẽ có hai loại vận đơn được kí phát:

• Vận đơn của người gom hàng hay người giao nhận (House B/L)

Người gom hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở sẽ kí phát cho chủ hàng lẻ của mình. Trong vận đơn này cũng có đầy đủ thông tin chi tiết cần thiết.

Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng lẻ cho đại diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng.

House B/L có thể dùng trong thanh toán, mua bán và giao dịch. Tuy nhiên để tránh trường hợp ngân hàng không chấp nhận loại vận đơn này là chứng từ thanh toỏn, người gửi hàng nờn yờu cầu người nhận hàng ghi rừ trong L/C “ vận đơn người gom hàng được chấp nhận” (House Bill Acceptable )

• Vận đơn của người chuyên chở thực sự (Master B/L)

Người chuyên chở thực sự sẽ nhận container hàng hóa của người gom hàng theo cách gửi nguyên container. Trên Master B/L: Shipper là người gom hàng, consignee là đại diện hoặc đại lý của người gom hàng ở cảng đích. Thông thường, người chuyên chở thực sự sẽ cấp cho chủ hàng hoặc đại lý của chủ hàng bản Draft Bill (bản nháp) để hai bên thống nhất hoàn toàn các thông tin trên đơn thì lúc đó người chuyên chở mới cấp Master B/L cho chủ hàng hoặc đại diện của chủ hàng.

2.3.2. Lệnh giao hàng (D/O)

Là chứng từ do đại lý lập theo mẫu. Các thông tin trên D/O phải thống nhất với vận đơn gốc. Sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn gốc ( hoặc B/L đã có điện) và các giấy tờ cần thiết theo qui định của đại lí như: giấy giới thiệu của cơ quan có tên trong ô consignee, chứng minh thư nhân dân của người được giới thiệu, đại lý sẽ kiểm tra sau đó cấp phát lệnh cho người nhận hàng. Lệnh giao hàng được lập thành 3 bản để người nhận hàng tiến hành lập các thủ tục với hải quan (1 bản), với kho cảng để nhận hàng (1 bản) và 1 bản để lưu ở đại lí.

2.3.3. Booking Note

“Là chứng từ lưu cước tàu chợ, tức là chủ hàng trực tiếp hoặc thông qua đại lý yêu cầu chủ tàu dành cho mình thuê một phần của con tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng này sang cảng khác. Sau khi hàng đã được nhận để xếp hoặc đã xếp lên tàu thì chủ tàu/đại lý cấp cho chủ hàng 1 bộ vận đơn House B/L hoặc Master B/L” (Nguồn: Bài giảng Đại lí tàu biển và giao nhận vận tải, TS.Đặng Công Xưởng, NXB Hàng hải, Hải Phòng).

2.3.4. Tờ khai hải quan

“Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.

Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định việc khai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia” (Nguồn: Bài giảng Đại lí tàu biển và giao nhận vận tải, TS.Đặng Công Xưởng, NXB Hàng hải, Hải Phòng).

2.3.5. Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)

“Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng”. (Nguồn: http://tailieu.vn/tag/khai-niem-hop-dong-ngoai-thuong.html)

Căn cứ vào các điều khoản được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình, và hợp đồng này cũng là cơ sở giải quyết các tranh chấp liên quan đến hàng hóa, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán…

2.3.6. Hóa đơn thương mại (Invoice)

“Là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa. Hóa đơn thương mại do người bán hàng phát hành xuất trình cho người mua sau khi hàng hóa được gửi đi. Là yêu cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo

những điều kiện cụ thể ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải ghi được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,…” ( Nguồn:https://www.wattpad.com)

Hóa đơn thường được phát hành làm nhiều bản dùng để: thanh toán tiền hàng qua ngân hàng, kê khai thuế với cục thuế, làm thủ tục Hải quan,…

2.3.7. Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List)

Khái niệm: “Là bảng kê tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, container,...). Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì”

(Nguồn:http://quantri.vn/dict/details/13659-phieu-dong-goi-packing-list).

Trường hợp với loại hàng đóng gói phức tạp hay một chuyến gồm nhiều container, người ta còn sử dụng thêm Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing list). Nếu xét về bản chất thì Detailed Packing list được khai chi tiết hơn và được gửi kèm với Packing list. Nếu Packing list dùng để kê khai Hải quan, thông quan cho hàng hóa thì Detailed Packing list dùng để kiểm tra số lượng hàng thực tế xuất nhập kho.

2.3.8. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận.

Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tùy theo chính sách của nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dừi thực hiện chế độ hạn ngạch. Đồng thời trong chừng mực nhất định, nú nói lên phẩm chất của hàng hóa bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa.

2.4. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển 2.4.1. Nếu là hàng nguyên container( FCL)

- Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang bộ chứng từ đầy đủ đến hãng tàu để lấy D/O.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận nhập khẩu lô hàng dầu cá đóng kiện vận chuyển bằng container từ Thượng Hải về Hải Phòng của Chi nhánh Công ty TNHH KMTC (Việt Nam) tại Hải Phòng (Trang 20 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w