- Tầm với của máy cơ sở
4 Bơm bánh răng
2.2.2. Lựa chọn phương án dẫn động cho bộ công tác khoan
2.2.2.1. Phương án 1: Trích công suất từ cần trục cơ sở cho Bộ công tác khoan
a) Ưu điểm:
+ Tận dụng nguồn động lực của máy cơ sở
+ Không mất kinh phí đầu tư, lắp ráp nguồn động lực mới
+ Không ảnh hưởng đến ổn định, độ rung, tính thẩm mỹ của máy + Kết cấu gọn nhẹ, không mất công tháo lắp
b) Nhược điểm:
+ Công suất của máy cơ sở phải đáp ứng được công suất bộ công tác khoan. + Đấu nối hệ thống thủy lực của Bộ công tác khoan với máy cơ sở phức tạp + Thiếu tính đồng bộ của toàn bộ hệ thống thủy lực
Hình 2.15. Trích công suất dẫn động cho Bộ công tác khoan từ động cơ của cần trục IHI DCH800
Hình 2.16. Nguồn động lực của Bộ công tác khoan độc lập với máy cơ sở a) Ưu điểm
+ Nguồn động lực cho Bộ công tác khoan độc lập với máy cơ sở + Không yêu cầu về công suất của động cơ máy cơ sở
+ Không phải đấu nối giữa hệ thống thủy lực của Bộ công tác khoan và hệ thống thủy lực của máy cơ sở
b) Nhược điểm:
+ Mất kinh phí đầu tư, lắp ráp nguồn động lực mới
+ Kết cấu cồng kềnh, gây rung động cho bộ công tác, ảnh hưởng đến tính ổn định của máy
+ Không tận dụng được hết công suất của máy cơ sỏ + Tính thẩm mỹ không cao
Qua phân tích ưu nhược điểm của 2 phương án trên, chúng ta thấy nếu sử dụng nguồn động lực của máy cơ sở sẽ hợp lý hơn nếu công suất của động cơ máy cơ sở đủ đáp ứng yêu cầu của Bộ công tác khoan. Sơ bộ đề tài lựa chọn phương án 1 làm phương án thiết kế, sau đó tính các phần tử thủy lực cho bộ công tác khoan, rồi kiểm tra lại công suất của hệ thống bơm thủy lực và cải hoán lại mạch thủy lực của máy cơ sở.