CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ VÀ TUYỂN CHỌN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HỢI
2.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua (2009 – 2011)
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 - 2011 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
So sánh 2010/2009
So sánh 2011/2010 Chênh
lệch Tỉ lệ %
Chênh
lệch Tỉ lệ % Tổng doanh
thu 38 975 40 025 42 429 1 050 2.69 2 404 6.01
Tổng chi phí 32 737 33 141 34 791 404 1.23 1 650 4.98
Lợi nhuận 6 238 6 884 7 638 646 10.36 754 10.95
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Nhận xét:
- Về doanh thu: Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty đạt tương đối cao. Cụ thể doanh thu năm 2010 đạt 40.025 triệu đồng, tăng 1.050 triệu đồng so với doanh thu đạt được năm 2009 (38.975 triệu đồng), tương ứng tăng 2.69% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011 doanh thu của công ty đạt 42.429 triệu đồng, tăng 2.404 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với 6.01% so với năm 2010. Như vậy, với mức độ tăng đều đặn của doanh thu cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định.
Mức độ tăng doanh thu thể hiện sự lớn mạnh của công ty qua việc mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động.
- Về chi phí: Tổng chi phí của Công ty năm 2010 là 33.141 triệu đồng tăng 404 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 1,23%. Tổng chi phí năm 2011 là 34.791 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 1.650 triệu đồng, tương ứng với 4.98%. Sở dĩ tổng chi phí tăng lên trong năm 2011 là do Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn với các đối tác đồng thời do bị ảnh hưởng của môi trường kinh tế nên chi phí cho nguyên vật liệu và chi phí cho đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cũng tăng lên.
- Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Công ty năm 2010 là 6.884 triệu đồng tăng 464 triệu đồng so với năm 2009 là 6.238 triệu đồng tương ứng tăng 10.36%. Năm 2011 lợi nhuận của công ty là 7.638 triệu đồng, tăng 754 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng 10.95%.
Lợi nhuận của Công ty năm 2011 đã tăng lên một cách nhanh chóng cho thấy quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng, tăng cường thi công các dự án và sản xuất các mặt hàng cốt lừi khụng chỉ lớn về số lượng mà cũn đảm bảo chất lượng, ngày càng tạo được sự tín nhiệm không chỉ khách hàng trong tỉnh mà cả ở ngoại tỉnh.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của Công ty tăng đều trong các năm tuy nhiên năm 2011 nhịp độ tăng có vẻ mạnh mẽ hơn điều này có thể lý giải được là do một số thuận lợi sau:
Đầu năm 2011 Công ty đã áp dụng công nghệ hiện đại theo dây chuyền sản xuất chế tạo của Nhật Bản, do đó tiết kiệm được tối đa hao phí nguyên liệu trong suốt quá trình, giảm được đáng kể hao phí thời gian giữa các khâu. Vì vậy, các dự án, công trình và sản phẩm mà do Công ty thực hiện, chế tạo ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động trong thời gian qua
Trong một công ty, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định các nguồn lực khác như vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật,…Do vậy quản lý và sử dụng lao động là công việc có vị trí quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc nghiên cứu và phân tích quá trình quản lý, sử dụng lao động trong công ty là hết sức cần thiết.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Hợi cũng đã chú trọng đến vấn đề này trong thời gian qua, hàng năm cụng ty luụn cú bản theo dừi về lao động trong đú chỉ rừ về tổng số lao động, trình độ lao động, độ tuổi, kết cấu lao động…
- Lực lượng lao động
Bảng 2.3: Tình hình lao động qua các năm
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động) - Về tổng số lao động:
Trong những năm gần đây tình hình lao động của công ty có nhiều biến động, tổng số lao động tăng lên qua từng năm, điều đó phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của công ty cũng có chiều hướng phát triển. Số lượng lao động tăng lên để đáp ứng với sự phát triển của thị trường và tình hình tăng trưởng của công ty. Cụ thể:
Năm 2009 tổng số lao động của công ty là 160 người nhưng đến 2010 đã là 172 người tăng 12 người, tương ứng tăng 7,5%. Và đến 2011 tăng thêm 13 người so với 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 7,56 %. Như vậy qua chỉ tiêu tổng số lao động ta thấy qua 3 năm gần đây công ty đã thực hiện được mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho hơn gần 200 lao động.
- Xét về cơ cấu lao động theo tính chất lao động:
+ Lao động trực tiếp: Là loại lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty, số lao động này tăng dần lên theo từng năm. Do đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của công ty mà đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp lớn hơn : Năm 2009 tổng số lao động trực tiếp là 122 người chiếm 76,25 % trong tổng số lao động, đến năm 2010 tăng thêm 7 người tương ứng với tỷ lệ tăng 5,7%, nhưng tỷ trọng lúc này giảm xuống còn 75%. Năm 2011 tăng 9 người so với 2010 tương đương tăng 6,98 %, tỷ trọng chiếm 74,5%. Như vậy mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhưng tỷ trọng của lao động trực tiếp lại giảm dần qua các năm.
+ Lao động gián tiếp: Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao động, số lượng lao động này cũng được bổ sung hàng năm và tỷ trọng của nó cũng tăng dần trong thời gian qua. Cụ thể: Năm 2009 số lao động này là 38 người chiếm tỷ trọng 23,75%, đến 2010 đã tăng thêm 5 người và tỷ trọng cũng tăng 1,25% so với 2009 tức là chiếm 25% trong tổng số lao động, tỷ lệ tăng 13,16%. Đến năm 2011 tăng 4 người so với năm 2010, tỷ lệ tăng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số
lượng Tỉ lệ % Số
lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Lao động trực tiếp 122 76,25 129 75 138 74,5
Lao động gián tiếp 38 23,75 43 25 47 25,5
Tổng 160 172 185
9,3%, tỷ trọng của lao động gián tiếp lúc này chiếm 25,5%, tăng 0,5% so với 2010. Như vậy, hiện nay công ty đang có xu hướng sắp xếp lại cơ cấu lao động để hình thành một cơ cấu tối ưu, bộ phận lao động gián tiếp được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, phù hợp, đúng chức năng, giảm bớt những vị trí không cần thiết.
Nhìn chung từ năm 2009 đến năm 2011 do nhu cầu ngày càng mở rộng của Công ty mà số lao động tăng đáng kể 25 người, trong đó lao động trực tiếp tăng 16 người, lao động gián tiếp tăng 9 người.
- Xét về cơ cấu giới tính
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính
Đơn vị: Người
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động) + Lao động nam: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng lao động nam nhiều hơn tỷ trọng lao động nữ, điều này là hợp lý bởi nó phụ thuộc vào tính chất công việc. Lĩnh vực kinh doanh của công ty phần lớn là các công việc phù hợp với nam giới như thi công các công trình, sản xuất, lắp ráp chi tiết…Các công việc này đòi hỏi số lượng lớn lao động là nam.
Cụ thể: Năm 2009 số lao động nam là 115 người, chiếm tỷ trọng 71,9%, đến năm 2010 là 123 người tăng 8 người so với 2009, tỷ lệ tăng 6,96%, tuy nhiên tỷ trọng giảm 0,4 % so với tổng số lao động do tốc độ tăng của lao động nam chậm hơn so với sự tăng lên của tổng số lao động. Đến năm 2011, số lao động nam là 133 người tăng 10 người so với 2010, với tỷ lệ tăng 8,1%, tỷ trọng của lao động nam lúc này là 71,9%, tăng 0,4%.
Như vậy số lao động nam của công ty ngày càng tăng lên và tỷ trọng cũng dần tăng lên điều đó chứng tỏ công ty đã chú trọng vào việc tuyển dụng lao động phù hợp với tính chất công việc.
+ Lao động nữ: Trong 3 năm qua số lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động. Cụ thể: Năm 2009 có 45 người chiếm 28,1 % trong tổng số lao động. Đến năm 2010 tăng lên 49 người tương đương với tỷ lệ tăng 8,9%, tỷ trọng chiếm 28,5%. Năm 2011 số
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Nữ 45 28,1 49 28,5 52 28,1
Nam 115 71,9 123 71,5 133 71,9
Tổng 160 172 185
lao động nữ tăng lên 3 người so với 2010, tỷ lệ tăng 6,12 %, tỷ trọng giảm 0,4% so với 2010 tức là chiếm 28,1%. Như vậy số lao động nữ tuy tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm, điều này phù hợp với đặc trưng ngành nghề của công ty.
- Xét về độ tuổi
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động phân theo độ tuổi
Đơn vị: Người (Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động dưới 30 tuổi từ năm 2009 đến năm 2011 ổn định ở mức tương đối cao trung bình 61%. Đây là độ tuổi lao động mà sức khoẻ tương đối tốt phù hợp với công việc đặc thù của Công ty và cũng là điều kiện góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năm 2011 số lao động có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 36,59% trong khi năm 2010 là 37,3%, năm 2009 là 37,7%. Đây là những người có năng lực trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, vì vậy trong công việc họ là lực lượng chủ chốt.
Tuy nhiên bên cạnh đó số lao động có độ tuổi trên 50 trung bình từ năm 2009 đến năm 2011 chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2009 chiếm 1,6%, năm 2010 chiếm 1,2%, năm 2011chiếm 1,16%. Song số lao động này đa phần giữ những chức vụ chủ chốt, quan trọng trong Công ty.
Tóm lại, trong xu thế hội nhập hiện nay lao động trẻ năng động, sáng tạo trong công việc luôn giữ một vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của Công ty. Tuy nhiên cần có sự đan xen giữa các lao động trong Công ty để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng chuyên môn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Độ Tuổi Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Dưới 30 97 60,7 106 61,5 115 62,25
Từ 30÷40 46 29 50 29,35 53 28,45
Từ 40÷50 14 8,7 14 7,95 15 8,14
Trên 50 3 1,6 2 1,2 2 1,16
Tổng 160 172 185
- Trình độ chuyên môn
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn
Đơn vị: Người
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy:
+ Số lượng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng: Số lượng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng qua mỗi năm đều tăng cụ thể năm 2009 là 24 người chiếm 15%, năm 2010 là 28 người chiếm 16%, năm 2011 là 31 người chiếm 16,5%. Như vậy số lao động có trình độ đại học cao đẳng ngày càng được nâng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng vào việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, và chú trọng vào việc tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới có trình độ để hiện đại hoá lực lượng lao động của mình.
+ Số lượng lao động trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật: Số lượng lao động trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm vị trí cao qua các năm, cụ thể năm 2009 là 90 người chiếm 56%, năm 2010 là 96 người chiếm 56%, năm 2011 là 106 người chiếm 57,5%.
+ Lực lượng lao động trình độ sơ cấp: lực lượng lao động trình độ sơ cấp vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong 3 năm trung bình khoảng 27%. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây lực lượng này có tốc độ tăng khá khiêm tốn: Cụ thể, năm 2009 là 46 người chiếm 29%, năm 2010 là 48 người chiếm 28% tăng 4,3% so với năm 2009, năm 2011 vẫn là 48 người chiếm tỉ trọng là 26%.
Nhìn chung qua các năm cho ta thấy trình độ lực lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, Công ty nên chủ động đào tạo nhân lực để nâng cao trình
Trình độ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Đại học, Cao đẳng 24 15 28 16 31 16,5
Trung cấp, Công nhân lành nghề 90 56 96 56 106 57,5
Sơ cấp (lao động phổ thong) 46 29 48 28 48 26
Tổng 160 172 185
độ chuyên môn nghiệp vụ, có như vậy Công ty mới có thể đứng vững trên thị trường cạnh gay gắt như hiện nay.
2.3. Phân tích thực trạng công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại công ty