Thực trạng dịch cúm gia cầm và các giải pháp khắc phục hậu quả của dịch cúm gia cầm

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 28 - 32)

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên

2.2.3. Thực trạng dịch cúm gia cầm và các giải pháp khắc phục hậu quả của dịch cúm gia cầm

a) Ở Long An

- Thực trạng dịch cúm gia cầm (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Long An): dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra năm 2004 và 2005 gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến chăn nuôi gia cầm trong tỉnh, và trong tỉnh đã xảy ra 3 đợt dịch cúm gia cầm.

Đợt 1: dịch cúm gia cầm được phát hiện từ ngày 24/12/2003 đến ngày 20/02/2004. Dịch xảy ra trên địa bàn 14/14 huyện, thị xã trong tỉnh. Tổng số gia cầm phải tiêu hủy 8.021.000 con gia cầm các loại.

Đợt 2: dịch xảy ra từ ngày 17/07/2004 đến ngày 26/02/2005 trên địa bàn 13/14 huyện, thị xã trong tỉnh. Tổng số gia cầm phải tiêu hủy 539.000 con gia cầm các loại.

Ngày 14/11/2005 phát hiện 01 ổ dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Lức, có 84 con gia cầm bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy (trong đó 72 con gà, 12 con vịt).

Từ ngày 14/11/2005 đến nay dịch cúm gia cầm không còn tái phát.

Tổng số gia cầm tiêu hủy là 8.560.000 con gia cầm các loại (trong đó gà khoảng 65%), tổng số hộ có gia cầm tiêu hủy: trên 24.200 hộ, thiệt hại về tiêu hủy gia cầm trên 272 tỷ đồng (chưa kể sự thiệt hại về chuồng trại chăn nuôi).

- Giải pháp khắc phục hậu quả và công tác phòng chống dịch cúm gia cầm hiện nay (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Long An)

Khi dịch cúm gia cầm được khống chế: tỉnh đã chỉ đạo cho các địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm, không được chủ quan với nguy cơ tái phát dịch để bảo vệ đàn gia cầm.

Trước tình hình thiệt hại do dịch cúm gây ra và khả năng dịch có thể tái phát lại trong những năm tiếp theo, để đảm bảo đời sống cho các hộ chăn nuôi gia cầm tỉnh đã chủ trương khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang các vật nuôi khác mà Long An có nhiều ưu thế như: heo, bò thịt, bò sữa, dê, nuôi cá ao,...

Để đảm bảo cho chăn nuôi gia cầm bền vững tỉnh đang tập trung quy hoạch lại phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2007-2015 theo hướng hạn chế nuôi gia cầm nhỏ lẻ, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không nuôi gia cầm trong khu vực nội thị xã, thị trấn, khu dân cư tập trung, gần các lò giết mổ, chợ buôn bán gia cầm.

Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm từ tỉnh, huyên đến các xã, phường, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, hóa chất, vật tư, tài chính cho công tác chống dịch. Đồng thời ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức huy động lực lượng, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch đến từng cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi, kịp thời bao vây, dập tắt các ổ dịch khi còn xảy ra ở dạng hẹp.

Tăng cường công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc, tiêm phòng vaccin cho các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia cầm, chợ buôn bán gia cầm. Thường xuyên lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra kháng thể trên đàn gia cầm. Đối với trường hợp gia cầm bị chết hoặc có triệu chứng lâm sàng giống bệnh cúm gia cầm phải lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm virus cúm H5N1.

Kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, kiểm soát nuôi mới thủy cầm và không cho nuôi thả vịt chạy đồng. Quy hoạch lại

9

các lò giết mổ, kiên quyết không cho giết mổ gia cầm chung với các loại gia súc khác.

Duy trì thường xuyên đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh và 3 trạm kiểm dịch động vật trên các tuyến Quốc lộ.

Công tác vận động, thông tin tuyên truyền: sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phối hợp chặt chẽ với sở Văn Hóa Thông Tin, báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh thường xuyên thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm để nhân dân biết, chủ động phòng chống dịch bệnh.

b) Ở Tiền Giang

- Thực trạng dịch cúm gia cầm (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Tiền Giang):

trong những năm qua ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh phát triển nhanh nhưng chuồng trại không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và môi trường, chăn nuôi theo hướng chăn nuôi nhỏ lẻ thả rong, rất khó kiểm soát và dễ phát sinh dịch bệnh do các hộ này chưa chú trọng công tác tiêu độc, sát trùng, vệ sinh chuồng trại định kỳ. Vì vậy mà khi dịch cúm xảy ra nó lây lan rất nhanh và gây ra thiệt hại rất lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm trong tỉnh.

Đợt 1: dịch được phát hiện từ ngày 29/12/2003 đến ngày 28/02/2004, dịch xảy ra trên địa bàn 135/169 xã, phường, thị trấn. Số hộ có gia cầm bị tiêu hủy là 4.399 hộ, số gia cầm bị tiêu hủy là 4.372.102 con

Đợt 2: dịch xảy ra từ ngày 29/12/2004 đến ngày 31/01/2005, số xã có gia cầm nhiễm bệnh cúm là 45/169 xã, phường, thị trấn. Số hộ có gia cầm nhiễm bệnh là 101 hộ, số gia cầm bị tiêu hủy là 144.824 con. Tuy nhiên nhờ có sự chủ động trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và triển khai kịp thời các biện pháp chống dịch nên từ ngày 31/01/2005 cho đến nay trên địa bàn tỉnh không có phát hiện trường hợp gia cầm nhiễm bệnh cúm tiếp theo.

Đến nay chỉ có một bệnh nhân ở thị trấn Cai Lậy có kết quả xét nghiệm dương tính với H5N1 và đã tử vong ngày 19/01/2005, 14 trường hợp nghi nhiễm khác có kết quả xét nghiệm âm tính. Đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp nhiễm bệnh do virus cúm H5N1 nào khác.

- Giải pháp khắc phục hậu quả và công tác phòng chống dịch cúm gia cầm hiện nay (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Tiền Giang)

Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, chỉ đạo cho các cấp, các ngành tập trung công tác phòng chống dịch. Triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch theo sự chỉ đạo của chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn như: công văn số 234/VPCP.NN ngày 14/01/2004 của văn phòng Chính Phủ về việc chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm; công điện số 05 BNN/CĐ ngày 08/02/2004 của trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm về việc triển khai khẩn cấp công tác phòng chống dịch cúm gia cầm; Quyết định số 365/QĐ-Bộ Nông Nghiệp và PTNT- TY ngày 19/02/2004 của Bộ NN & PTNT về việc ban hành quy định tạm thời về giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại vùng không có dịch cúm gia cầm, ...

Tỉnh ủy và UBND tỉnh có nhiều quyết định, chỉ thị, công văn để chỉ đạo các ban Đảng, cấp ủy các huyện thị thành phòng chống dịch cúm gia cầm như: Công văn số 544-CV/TU ngày 27/01/2005 về việc tập trung phòng chống dịch bệnh cúm trên gia cầm và lây lan sang người; Chỉ thị số 02/2005/CT-UB ngày 03/02/2005 của chủ tịch UBND tỉnh về phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch bệnh viêm phổi do virus H5N1 gây ra trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh về ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; ...

Cấp phát thuốc sát trùng miễn phí cho tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để hộ chăn nuôi tự phun xịt, hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình sẽ do lực lượng xung kích phun xịt, số lần phun xịt là 6lần/6tuần với số thuốc đã phun xịt là 20.000lít.

Sở NN & PTNT kết hợp với sở tài chính, sở Tài nguyên & Môi trường, sở Y tế và ban chỉ đạo các địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách đảm bảo vật tư phòng chống dịch bệnh, chính sách hỗ trợ tiêu hủy, giữ đàn, bồi dưỡng lực lượng tiêu hủy. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia cầm cũng như bệnh viêm phổi do virus trên người, thông tin tuyên truyền, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm để nhân dân biết, chủ động phòng chống dịch bệnh.

Lực lượng công an, quân sự phối hợp với Quản lý thị trường và ngành Thú y (đội kiểm tra liên ngành) thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm.

11

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w