Đặc điểm mẫu nghiên cứu tại tỉnh Long An và Tiền Giang 1. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi gà thương phẩm

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 42 - 49)

Trình độ học vấn là nền tảng để tiếp thu và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của chủ trại. Người nuôi gà phải thường xuyên trang bị kiến thức về kỹ thuật nuôi, nắm được các loại bệnh thông thường và cách điều trị chúng, nhạy bén với sự thay đổi thời tiết, dịch bệnh để có cách xử lý và chữa trị kịp thời. Có như vậy mới góp phần làm giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và ngành chăn nuôi gà thương phẩm nói riêng.

Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Công Nghiệp Thương Phẩm Huyện, thị Số hộ điều

tra

Trình độ học vấn của chủ hộ

Cấp I Cấp II Cấp III CĐ - ĐH

TX Tân An Cần Đước Cai Lậy Chợ Gạo Tổng

22 8 0 15 45

6 1 0 2 9

10 3 0 2 15

3 3 0 7 13

3 1 0 4 8

Tỷ lệ (%) 100 20 33,3 28,9 17,8

Nguồn tin: kết quả điều tra Hình 4.1. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Công Nghiệp Thương Phẩm

Nguồn tin: kết quả điều tra

Qua bảng 4.1 ta thấy, các chủ hộ nuôi gà công nghiệp thương phẩm có trình độ học vấn cấp II là chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%, kế đến là cấp III chiếm tỷ lệ 28,9%, cấp I chiếm 20%, những người có trình độ CĐ-ĐH chiếm một tỷ lệ tương đối lớn 17,8%.

Điều đó cho thấy rằng để chăn nuôi gà công nghiệp thương phẩm với quy mô lớn đòi hỏi người chăn nuôi phải có một trình độ học vấn tương đối, những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, cũng như phải am hiểu về giá cả thị trường của thức ăn và giá gà để quyết định nên nuôi ở thời điểm nào thì để đem lại lợi nhuận cao nhất, trình độ học vấn cao sẽ giúp họ sẽ nắm bắt được một cách nhanh chóng hơn những khoa học kỹ thuật mới để vận dụng vào trong chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả sản xuất tối ưu.

Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Thả Vườn và Gà Thả Lan Thương Phẩm

Huyện, thị Số hộ điều tra

Trình độ học vấn của chủ hộ

Cấp I Cấp II Cấp III CĐ - ĐH

TX Tân An Cần Đước Cai Lậy Chợ Gạo Tổng

0 0 5 11 16

0 0 3 4 7

0 0 2 4 6

0 0 0 1 1

0 0 0 2 2

Tỷ lệ (%) 100 43,75 37,5 6,25 12,5

Nguồn tin: kết quả điều tra

Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Thả Vườn Thương Phẩm 23

Nguồn tin: kết quả điều tra Qua bảng 4.2 cho ta thấy đa số những người chăn nuôi gà thả vườn thì trình độ học vấn của họ chủ yếu là cấp I (43,75%) và cấp II (37,5%), còn ở trình độ cấp III (6,25%) và CĐ-ĐH (12,5%) thì rất thấp. Vì chăn nuôi gà thả vườn thì nó ít đòi hỏi về kỹ thuật nuôi, cách phòng bệnh, cũng như cách thức cho ăn và chăm sóc nên mọi người đều có thể nuôi được, và họ nuôi thì dựa vào kinh nghiệm là chính. Một số hộ có trình độ học vấn CĐ-ĐH thì nuôi gà thả vườn không phải là công việc chính của họ, họ chủ yếu là làm các công việc khác như: công nhân viên Nhà Nước, làm cho các công ty, ... còn chăn nuôi gà thả vườn thì chỉ mang tính là nuôi chơi và nuôi để cho tự tiêu dùng gia đình là chính, thu nhập từ gà chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng thu nhập của gia đình họ.

4.2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi gà thương phẩm

Đây là một trong những điều kiện quan trọng để tổ chức sản xuất và quản lý tốt chuồng trại. Kinh nghiệm nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nuôi, kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều đợt nuôi và từ sự học hỏi kinh nghiệm của những người khác, cũng như sự học hỏi qua sách báo, phương tiện truyền thông đại chúng, qua cán bộ thú y, cán bộ khuyến nông, ...

Người chăn nuụi lõu năm hiểu rừ đối tượng nuụi của mỡnh, điều kiện khớ hậu thời tiết ảnh hưởng đến gà, dự báo, xử lý kịp thời những bất trắc xảy ra trong quá trình

nuôi, thời điểm bắt đầu nuôi hay thời điểm xuất chuồng tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh, giá cả, thời tiết, thời điểm trong năm mà nó ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi.

Tuy nhiên, người chăn nuôi không nên biến những kinh nghiệm của mình thành những định kiến cứng nhắc, điều này làm cho chúng ta khó tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Bảng 4.3. Kinh Nghiệm của Người Nuôi Gà Thương Phẩm Huyện, thị Số hộ điều

tra

Số năm nuôi gà

1 – 3 năm 4 – 6 năm 7 – 10 năm Trên 10 năm TX Tân An

Cần Đước Cai Lậy Chợ Gạo Tổng

22 8 5 26 61

0 0 0 9 9

2 0 0 3 5

4 2 2 3 11

16 6 3 11 36

Tỷ lệ (%) 100 14,8 8,2 18 59

Nguồn tin: kết quả điều tra Hình 4.3. Kinh Nghiệm của Người Nuôi

Nguồn tin: kết quả điều tra Qua bảng 4.3 nó thể hiện cho chúng ta thấy là đa số những người chăn nuôi gà thương phẩm đều có kinh nghiệm chăn nuôi trên 10 năm chiếm tỷ lệ 59% đây là những người có kinh nghiệm trong chăn nuôi gà, họ chỉ cần nhìn vào đàn gà là biết nó

25

đang khỏe hay đang bị bệnh và đó là bệnh gì và cho uống loại thuốc nào sẽ khỏi họ đều biết, còn những người có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm thì ít khoảng 14,8% đây là những người trước kia không nuôi nhưng bây giờ thấy nuôi gà thịt có lời nên họ cũng mua vài chục đến vài trăm con nuôi thử, họ chưa có kinh nghiệm nhiều về nuôi gà thịt nên thường là một, hai đợt nuôi đầu tiên thì hiệu quả không cao như những người có kinh nghiệm. Những người có kinh nghiệm từ 4 - 6 năm thì rất ít khoảng 8,2% và 7 – 10 năm khoảng 18%, đây đa số là những người mới lập gia đình họ còn rất trẻ và từ khi lập gia đình thì họ cũng chuyển sang nuôi gà thịt, đây là những người trẻ tuổi có trình độ và họ rất nhạy với các biến động của xã hội, nếu như các cơ quan chức năng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ thì họ sẽ vươn lên làm giàu ở nông thôn, và chính họ sẽ tuyên truyền vận động mọi người chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, và họ cũng sẽ giúp đỡ những người khác cùng làm giàu, từ đó sẽ giảm bớt áp lực về nghèo đói ở nông thôn.

4.2.3. Hình thức chăn nuôi gà thương phẩm

Khoa học chăn nuôi phát triển đã hướng dẫn người chăn nuôi cần chọn phương thức chăn nuôi một cách hợp lí, có nghĩa là phù hợp với điều kiện mà mình có được cho dù đó là nuôi để tự sử dụng hay là để kinh doanh đều phải được chuẩn bị tốt từ các khâu như: chuồng trại, con giống, thức ăn, nước uống, dụng cụ, vaccin, vệ sinh sát trùng, ...Bởi vì có như thế thì đàn gà mới nhanh lớn, khỏe mạnh, ít chết, chi phí chăn nuôi thấp, và chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, ở Long An và Tiền Giang có 3 hình thức nuôi gà thương phẩm chủ yếu đó là: nuôi nhốt hoàn toàn (trên sàn hoặc trong lồng), nuôi thả trong vườn có rào chắn, nuôi thả lan tự do. Mỗi hình thức nuôi đều có ưu và nhược điểm nhất định.

Bảng4.4 sẽ thể hiện các hình thức nuôi trên các địa bàn nghiên cứu khác nhau.

Bảng 4.4. Hình Thức Chăn Nuôi Gà Thương Phẩm ở Long An và Tiền Giang

Huyện, thị Số hộ điều tra Cách thức nuôi

Nhốt hoàn toàn Thả vườn Thả lan

TX. Tân An 22 22 0 0

Cần Đước 8 6 2 0

Cai Lậy 5 0 0 5

Chợ Gạo 26 14 5 7

Tổng 61 42 7 12

Tỷ lệ (%) 100 68,85 11,48 19,67

Nguồn tin: kết quả điều tra Hình 4.4. Hình Thức Chăn Nuôi Gà Thương Phẩm

Nguồn tin: kết quả điều tra Qua bảng 4.4 ta thấy những hộ được phỏng vấn ở Tân An chủ yếu là nuôi gà thịt công nghiệp với quy mô từ vài trăm cho đến vài ngàn con nên hình thức nuôi chủ yếu là nuôi nhốt hoàn toàn (nhốt trên chuồng tre hoặc nhốt trong lồng) chiếm 100%.

Còn ở Cai Lậy thì những người được phỏng vấn chủ yếu là nuôi gà thả vườn nên hình thức nuôi của họ chủ yếu là thả tự do chiếm 100%. Còn nhìn chung, hình thức chăn nuôi chủ yếu ở khu vực nghiên cứu là nuôi nhốt hoàn toàn chiếm tỷ lệ 68,85%, nuôi thả lan tự do chiếm khoảng 19,67%, còn nuôi thả vườn có rào chắn thì chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 11,48%. Qua đó ta có thể kết luận rằng sau dịch cúm thì ý thức người chăn nuôi về các biện pháp an toàn sinh học được nâng cao, họ ý thức và cảnh giác hơn với việc lây lan dịch bệnh nên đã chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp nhiều hơn, tuy nhiên hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả tự do vẫn còn nhưng ít hơn trước dịch cúm. Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng tới hình thức chăn nuôi là do các quy định của thú y, các sản phẩm gia cầm mua bán trên thị

27

trường đều có giấy kiểm dịch của thú y thì mới được phép mua bán, vì vậy người chăn nuôi để cho dễ bán sản phẩm của mình thì họ đã chuyển sang nuôi với quy mô lớn hơn và nuôi nhốt để được thú y tiêm phòng và cấp cho giấy tiêm phòng để mua bán trên thị trường được dễ dàng hơn.

4.2.4. Dịch vụ hậu cần phục vụ cho chăn nuôi gà thương phẩm a) Cung ứng con giống

Hiện tại các cơ sở ấp gà giống tại địa phương còn rất ít, cung cấp với số lượng nhỏ và con giống ít đảm bảo chất lượng. Vì thế những người chăn nuôi với quy mô lớn chủ yếu phải lấy từ các công ty như: công ty TNHH CP, công ty gia cầm Miền Nam, ... thông qua các đại lý tại địa phương, các đại lý này mua con giống giùm cho nông dân để được hưởng hoa hồng từ công ty, nông dân trả tiền con giống trực tiếp cho công ty. Còn những người chăn nuôi quy mô nhỏ thì mua con giống tại các lò ấp địa phương hoặc từ Bến Tre, người chăn nuôi nhỏ lẻ thì con giống chủ yếu là đi xin của người quen về nuôi giữ giống và sau đó nhân rộng lên.

Nguồn cung ứng con giống là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó quyết định đến thành bại của quá trình nuôi. Nếu như chất lượng con giống không đạt tiêu chuẩn sẽ làm giảm năng suất và chất lượng cho quá trình nuôi.

b) Kiểm dịch

Kiểm dịch bao gồm việc kiểm tra về nguồn gốc con giống, kiểm tra về quá trình thu mua, vận chuyển, cũng như việc tiêu thụ con giống và các sản phẩm gia cầm. Ở Long An và Tiền Giang, ngoài cơ quan chuyên ngành là chi cục thú y thì còn phối hợp với các cơ quan đoàn thể khác như: hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, cảnh sát giao thông, cảnh sát kinh tế, ... để nhằm triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp như: tuyên truyền, tiêm phòng, tiêu độc, kiểm tra phương tiện giao thông vận tải, ... nhằm ngăn chặn dịch cúm tái phát và lây lan một cách hiệu quả nhất.

c) Dịch vụ cung ứng thức ăn và thuốc thú y

Trên địa bàn nghiên cứu có rất nhiều các đại lý cung ứng thức ăn và thuốc thú y, các đại lý giao thức ăn xuống tận nơi cho người chăn nuôi, đối với những hộ chăn nuôi với quy mô vừa và lớn (từ 200 con trở lên) thì đại lý bán chịu toàn bộ thức ăn cho tới khi bán gà trả tiền thức ăn lại cho đại lý, với giá bán chịu cao hơn giá trả tiền liền là

2000đồng/bao 25kg. Đó là một thuận lợi lớn cho người chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà thương phẩm nói riêng, người chăn nuôi chỉ cần có đủ tiền để mua con giống là có thể nuôi được, và vì vậy mà một số người thiếu vốn (do bị thiệt hại trong đợt dịch cúm và không vay vốn được từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác) nên đã chuyển sang nuôi gà thịt.

d) Các cơ sở thu mua gia cầm thương phẩm

Hiện tại, ở Long An có 9 lò giết mổ gia cầm, trong đó có 2 lò giết mổ bán công nghiệp với công suất 2.000-4.000 con/ngày đêm, các lò còn lại ở dạng thủ công với công suất nhỏ (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Long An), và Tiền Giang có 8 lò giết mổ gia cầm. Nhưng các lò giết mổ thì đa số là không thu mua trực tiếp từ chăn nuôi mà thu mua từ các thương lái chở đến bán cho các lò giết mổ. Tuy nhiên mạng lưới thương lái thu mua gia cầm rải rác đến tận các khu vực chăn nuôi, trong vùng chăn nuôi có rất nhiều thương lái để thu mua gà thương phẩm, họ có thể là người địa phương hoặc người từ tỉnh khác hoặc từ TPHCM xuống mua trực tiếp từ người chăn nuôi, cách mua bán của họ là mua theo phương thức “được mua, vừa bán”, tức là người mua sẽ tới xem gà và ngã giá trực tiếp với người nuôi, nếu được thì đặt tiền cọc và ngày hôm sau đến bắt gà, khi bắt gà xong là trả tiền đủ. Vì có nhiều thương lái nên người chăn nuôi có quyền chọn bán, cứ lái nào mua giá cao thì bán cho lái đó và không bị ép giá từ thương lái.

4.3. Sơ đồ các chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w