So sánh lợi nhuận đạt được của nông dân tham gia trong các chuỗi khác nhau

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 84 - 87)

thả lan thì chi phí rất là thấp bởi gà chủ yếu là tìm thức ăn trong vườn, chuồng trại thì làm đơn giản bằng gỗ tạp trong vườn nên chi phí rất là nhỏ. Còn nuôi gà thịt công nghiệp thì đòi hỏi đầu tư về thức ăn, chuồng trại, công chăm sóc rất lớn.

- Về thương lái: thương lái trong chuỗi giá trị 3 được Margin nhỏ nhất 6,18%

nhưng lợi nhuận lại cao 16,74% và chi phí họ bỏ ra cũng là nhỏ nhất 3,68%. Margin mà thương lái đạt được cao nhất là trong chuỗi giá trị 1 khoảng 18,26% nhưng lợi nhuận lại không cao chỉ 16,58%. Vậy thương lái tham gia trong chuỗi giá trị càng ngắn thì họ càng được lợi nhiều hơn mặc dù Margin là tương đối thấp.

- Về cửa hàng: lợi nhuận đạt được cao nhất là trong chuỗi giá trị 3 khoảng 9,97% bởi vì trong chuỗi giá trị này thì họ nhận được Margin là lớn nhất 10,42% và chi phí bỏ ra là tương đối 10,57%. Vậy chuỗi giá trị càng ít thành phần tham gia thì cửa hàng càng được lợi.

- Về người bán lẻ: trong chuỗi giá trị 3 thì lợi nhuận của người bán là rất cao 37,43% so với 2 chuỗi giá trị còn lại, mặc dù chi phí trong chuỗi này là cao 10,25%

nhưng Margin mà họ đạt được cũng là cao nhất 11,58%. Vậy trong chuỗi giá trị càng ít thành phần tham gia thì người bán lẻ càng được lợi nhiều hơn.

Qua đó ta thấy chuỗi giá trị càng ngắn thì các thành phần tham gia trong chuỗi càng được lợi, vì vậy tổ chức và quy hoạch lại chăn nuôi gà sau dịch cúm thì ta nên tổ chức lại sao cho chuỗi giá trị càng ngắn thì càng tốt, và khi càng ít đối tượng tham gia trong chuỗi thì việc quản lý về an toàn sinh học càng tốt hơn.

4.5. So sánh lợi nhuận đạt được của nông dân tham gia trong các chuỗi khác nhau

Qua bảng 4.27 thì ta thấy lợi nhuận của nông dân trong chuỗi giá trị 1 là lớn nhất, kế đến là nông dân trong chuỗi giá trị 2, thấp nhất là nông dân trong chuỗi giá trị 3 khi ta sử dụng đơn vị tính là 1,6 kg gà sống. Nhưng người nông dân trong chuỗi giá trị 1 thì một năm chỉ nuôi được 3 đợt và quy mô là 50 con/đợt, trong khi đó thì người nuôi gà thả vườn thì nuôi được 3 đợt/năm và quy mô là 200 con/đợt, còn người nuôi gà thịt công nghiệp nuôi 8 đợt/năm và quy mô là 2.000 con/đợt. Người nông dân nuôi gà đẻ thì nuôi với quy mô là 2.000 con, tỷ lệ đẻ là 0,8% tức được 1.600 trứng/2.000 con gà/ngày, và tính cho 300 ngày/năm vì sau mỗi đợt nuôi thì người nông dân phải

nghỉ để sửa lại chuồng trại và vệ sinh sát trùng để chuẩn bị cho đợt nuôi kế tiếp. Các quy mô và số đợt nuôi/năm được sử dụng ở trên là quy mô và đợt nuôi chiếm tỷ lệ đa số ở địa bàn nghiên cứu nên được sử dụng làm đại diện để tính toán. Bảng 4.28 sẽ thể hiện chi phí và lợi nhuận của nông dân nuôi gà tham gia trong 4 chuỗi giá trị

Bảng 4.28. Lợi Nhuận của Nông Dân Nuôi Gà Trong Một Năm

ĐVT: 1.000đ

Các khoản mục Nông dân

ở chuỗi 1 Nông dân

ở chuỗi 2 Nông dân

ở chuỗi 3 Nông dân ở chuỗi 4

Tổng chi phí 2.280 21.330 506.080 433.934,4

+Chi phí con giống 1.050 4.200 108.000 83.332,8

+Chi phí thức ăn 1.080 10.080 336.560 332.371,2

+Khấu hao chuồng trại, dụng cụ 150 750 3.520 2.097,6

+Chi phí lao động nhà 0 6.300 28.800 12.547,2

+Các chi phí khác 0 0 29.200 3.585,6

Lợi nhuận 9.000 26.670 57.120 142.065,6

Thu nhập 9.000 32.970 85.920 154.612,8

LN/CP 3,95 1,25 0,11 0,33

TN/CP 3,95 1,55 0,17 0,36

Nguồn tin: điều tra - tính toán tổng hợp Qua bảng 4.25 ta thấy người nông dân trong chuỗi 4 thì có lợi nhuận cao nhất khoảng 142 triệu/năm, nhưng chi phí mà họ bỏ ra cũng rất là lớn 434 triệu/năm và thu nhập của họ là 155 triệu/năm. Đây là những nông dân tương đối khá hoặc giàu có trong vùng. Còn những người nuôi gà thịt công nghiệp thì chi phí bỏ ra tính cho một năm là rất lớn 506 triệu/năm nhưng lợi nhuận thu được lại nhỏ hơn những người chăn nuôi gà đẻ, vậy mà vẫn có những người chuyển sang nuôi gà thịt là vì nuôi gà thịt thì cần vốn đầu tư ban đầu thấp và thời gian thu hồi vốn nhanh (khoảng 2 tháng), mức độ rủi ro của đàn gà đối với dịch cúm gia cầm là thấp so với nuôi gà đẻ, và giá vào thời điểm điều tra là thấp 22.000đ/kg gà sống nếu giá gà tăng lên khoảng 25 – 27.000đ/kg gà sống như giai đoạn cuối năm 2006 thì người nuôi gà thịt công nghiệp sẽ có lời nhiều hơn. Tỷ suất lợi nhuận của người nuôi gà thả lan là lớn nhất 3,95%, họ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 3,95 đồng lợi nhuận, nhưng nuôi với hình thức này thì chỉ nuôi với quy mô nhỏ nên thu nhập trong một năm là rất thấp khoảng 9 triệu đồng/năm.

Vậy nếu tính lợi nhuận và thu nhập trên một năm thì người nông dân trong chuỗi giá trị 4 là cao nhất và đồng thời chi phí mà họ bỏ ra cũng là lớn nhất, đây là những người

65

nông dân giàu có hoặc khá giả ở trong vùng. Những người nông dân trong chuỗi giá trị 3 thì cũng tương đối khá với thu nhập từ gà khoảng 85 triệu/năm và thu nhập từ gà chiếm khoảng 70 – 80% trong tổng thu nhập của hộ gia đình. Những người nông dân trong chuỗi giá trị 1 thì có thu nhập từ chăn nuôi gà trong một năm là rất thấp, họ có thể là những người nông dân nghèo chăn nuôi gà thả lan để có thêm thu nhập cho gia đình, hoặc họ cũng có thể là những người nông dân giàu nuôi gà thả lan chỉ nhằm mục đích là phục vụ tiêu dùng trong gia đình chỉ khi nào nhiều mới bán bớt một vài con.

Vậy đối với các đối tượng nông dân khác nhau thì họ có các hình thức chăn nuôi khác nhau và họ sẽ tham gia vào các chuỗi giá trị khác nhau.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w