Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 32 - 37)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Một số khái niêm cơ bản

Khái niệm về an toàn sinh học: là biện pháp nhằm giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan của các loại mầm bệnh, nhằm mục đích duy trì gia cầm khoẻ mạnh và đạt năng suất cao, cải thiện thu nhập của người chăn nuôi, làm tăng giá trị của ngành chăn nuôi gia cầm, góp phần nâng cao tổng thu nhập quốc gia. Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao và an toàn hơn.

Chuỗi giá trị: bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa một sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng, bao gồm những giai đoạn khác nhau trong sản xuất (cả về dịch vụ mang tính vật lý lẫn dịch vụ cộng thêm), phân phối đến người tiêu dùng cuối và sản phẩm thải loại sau khi sử dụng (Kaplinky và Morriss 2000).

Phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị đã được các nhà kinh tế, các nhà quản trị sử dụng khá phổ biến nhưng phần lớn nó sử dụng nghiên cứu sao cho giảm chi phí đến mức thấp nhất để giảm giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thường chỉ sử dụng trong phạm vi của công ty, các doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị gia cầm: là một chuỗi giá trị phức tạp liên quan đến các quá trình sản xuất từ giai đoạn ấp trứng, bán con giống, chuẩn bị chuồng trại, tư vấn kỹ thuật, cung cấp thức ăn và các dụng cụ chăn nuôi, chăm sóc, thú y…đến giai đoạn ra thành phẩm, liên hệ với người mua (thương lái, công ty bao tiêu, người sử dụng trực tiếp), vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, quá trình giết mổ, chế biến, mua bán và sử dụng ở người tiêu dùng cuối.

3.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi giá trị

Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu trong quá trình tiêu thụ, qua đó nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong công tác tiêu thụ. Để từ đó hoàn thiện trong việc cung ứng sản phẩm của nông hộ.

Kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn về con giống, cách thức chăn nuôi, giá cả sản lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định đầu ra cho người nông dân

Nghiên cứu người tiêu thụ, nghiên cứu người tiêu dùng nhằm đáp ứng những thị hiếu cũng như những chính ưư đãi lâu dài.

Đánh giá tình hình hình tiêu thụ và dự đoán nhu cầu tiêu thụ trong tương lai nhằm giúp nông dân cải tiến qui trình chăn nuôi, từ đó nhà nước có thể khống chế dịch cúm gia cầm, người nông dân có được thu nhập cao ổn định cuộc sống.

3.1.3. Thực trạng ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay ở Việt Nam

Trong quá trình đổi mới từ năm 1996 đến nay, chăn nuôi gia cầm đã có bước phát triển nhanh. Nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo, thích nghi giống gia cầm nhập nội năng suất, chất lượng cao như: gà công nghiệp, gà chăn thả, gà siêu trứng, vịt siêu thịt, vịt siêu trứng, ngan Pháp, chim bồ câu Pháp, đà điểu….Đồng thời những kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh đã góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm. Mặt khác, chăn nuôi gia cầm có đặc điểm tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, phát triển nhanh, thị trường trong nước phong phú và có triển vọng xuất khẩu. Bảng 3.1 sẽ cho thấy sự phát triển đàn gia cầm ở các vùng qua các năm.

13

Bảng 3.1. Số Lượng Gia Cầm Qua Các Năm ở Việt Nam.

ĐVT: triệu con

Địa danh

2002 2003 Biến động (%)

2003- 2002

2004 Biến động (%)

2004- 2003

2005 Biến động (%)

2005- 2004

Cả nước 233,3 254,6 9,13 218,2 -14,30 220 0,82

ĐB Sông Hồng 59,7 65,5 9,72 59,1 -9,77 62,4 5,58

Đông Bắc 38,3 42,2 10,18 39,5 -6,40 41,6 5,32

Tây Bắc 7,1 7,8 9,86 7,9 1,82 8,3 5,06

Bắc Trung Bộ 29,8 36,7 23,15 35,6 -3,00 37,6 5,62

DH Miền Trung 15,4 16,2 5,19 14,8 -8,64 13,9 -6,08

Tây Nguyên 8,4 10,1 20,24 8,7 -13,86 8,7 0

Đông Nam Bộ 24,6 24,7 0,40 17,1 -30,77 16,1 -5,85

ĐB SCL 50 51,5 30,00 35,6 -30,87 31,3 -12,08

Nguồn:Tổng cục thống kê Qua bảng 3.1 ta thấy tốc độ tăng đàn của cả nước từ năm 2003 so với 2002 là 9,13%, một tỷ lệ tăng đàn rất là cao. Đạt được những thành tựu trên đây trước hết là nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà Nước, sự đóng góp của các lực lượng khoa học và các hộ nông dân chăn nuôi. Nhưng do bị thiệt hại nặng nề trong đợt dịch cúm vào cuối năm 2003 và đầu năm 2004 (có 57 tỉnh thành trong cả nước bị dịch trong đợt dịch cúm này) nên số lượng gia cầm năm 2004 bị giảm nhiều so với năm 2003, và tốc độ tăng đàn là -14,3%, đến năm 2005 thì nước ta mới phục hồi lại đàn gia cầm tương đối với tốc độ tăng đàn là 0,82% (mặc dù năm 2005 một số tỉnh thành trong nước bị dịch cúm gia cầm tái phát lại). Qua đó cho ta thấy được dịch cúm gia cầm ảnh hưởng rất lớn đến đàn gia cầm ở nước ta, nhưng đến năm 2005 thì nước ta đàn gia cầm gần như phục hồi lại xấp xỉ so với trước dịch cúm, đó là một nỗ lực rất lớn của người chăn nuôi cộng với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà Nước và sự quyết tâm của toàn dân nhằm khắc phục hậu quả dịch cúm.

Số lượng gia cầm trước dịch cúm (năm 2002 và năm 2003) thì ở đồng bằng sông Hồng là nhiều nhất nước khoảng 65,5 triệu con vào năm 2003, đứng vị trí thứ 2 là đồng bằng sông Cửu Long với 51,5 triệu con gia cầm vào năm 2003, kế đến là vùng Đông Bắc (42,2 triệu con) và Bắc Trung Bộ (36,7 triệu con). Nhưng đến năm 2005, do

bị thiệt hại nặng trong 3 đợt dịch nên đàn gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2005 chỉ khoảng 31,3 triệu con và tốc độ tăng đàn là -12,08%, trong khi đó thì ở đồng bằng sông Hồng là 62,4 triệu con, ở Đông Bắc là 41,6 triệu con và Bắc Trung Bộ là 37,6 triệu con. Qua đó ta thấy rằng đồng bằng sông Cửu Long là nơi bị thiệt hại nặng nhất trong 3 đợt dịch cúm vừa qua, mặc dù chính quyền địa phương và người chăn nuôi ở đây đã rất nỗ lực để tái đàn gia cầm nhưng đến năm 2005 thì đàn gia cầm cũng chỉ bằng hơn phân nữa so với trước dịch cúm.

3.1.4. Các hình thức chăn nuôi gia cầm ở Viêt Nam

Sự phân chia nhóm hộ chăn nuôi gia cầm theo tiêu chí của FAO

- Nhóm 1: Hệ thống nuôi công nghiệp với mức độ an toàn an toàn cao và gia cầm hay các sản phẩm của gia cầm giành cho tiêu thụ trên thị trường, có quy mô đàn trên 2000 con

- Nhóm 2: Hệ thống nuôi thương mại có mức độ an toàn vừa phải và gia cầm hay các sản phẩm của gia cầm giành cho tiêu thụ trên thị trường, có quy mô đàn từ 201 con đến dưới 2000 con

- Nhóm 3: Hệ thống chăn nuôi thương mại với mức an toàn sinh học ở mức thấp đến tối thiểu và gia cầm hay các sản phâm về gia cầm được tiêu thụ ở các chợ bán gia cầm sống, có qui mô đàn từ 51 con đến dưới 200 con

- Nhóm 4: Chăn nuôi nhỏ lẻ với mức độ an toàn sinh học tối thiểu hoặc không có tính an toàn sinh học và gia cầm hay các sản phẩm về gia cầm đươc tiêu dùng ở nội bộ địa phương, có qui mô đàn từ 1 con đến 50 con

3.1.5. Tác động của dịch cúm đối với nền kinh tế xã hội của Việt Nam.

Nước ta là một nước mang đậm bản chất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi gia cầm đóng vai trò rất quan trọng, vừa mang tính truyền thống văn hoá lâu đời, vừa là nguồn kinh tế ổn định giúp người dân đảm bảo cuộc sống của mình. Khi dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm cho ngành chăn nuôi gia cầm bị suy thoái, sự suy thoái đó là tất yếu, bởi thiệt hại đó đối với nhà nước, hộ chăn nuôi là quá lớn, điều cơ bản là họ luôn bị dịch cúm gia cầm đe doạ tái phát trở lại. Mối nguy hại lớn nhất chính là môi trường sống, sức khoẻ và cả tính mạng của chúng ta cũng bị đe doạ bởi dịch cúm gia cầm.

Theo ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch phát hiện ở Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 và trải qua 3 đợt.

15

Đợt 1(12/2003 – 30/3/2004): dịch bùng phát ở 2.574 xã với tổng gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu con; chiếm 16,79% tổng đàn. Ngoài ra, còn 14,76 triệu chim cút và các loại chim khác bị chết và tiêu huỷ.

Đợt 2 (4 – 11/2004): dịch phát ra tại 46 xã. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ là 84.000 con và gần 20.000 chim cút.

Đợt 3(12/2005- nay): dịch xuất hiện ở 60 xã với số gia cầm tiêu huỷ là 470.470 con và 551.000 chim cút.

a) Tác động của cúm gia cầm đối với nền kinh tế

Theo nguồn tin từ Viện Chăn nuôi Việt Nam đợt dịch cúm thứ nhất làm giảm tăn g trưởng GDP quốc gia đến 0,5% tương đương với 5.000 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại do gia cầm bị chết và tiêu huỷ là 1.300 tỷ đồng. Đợt dịch thứ 3 thiệt hại không lớn, ước tính khoảng 500 tỷ đồng. Tác động dịch cúm gia cầm đến nền kinh tế như sau:

+ Thiệt hại về gia cầm và sản phẩm gia cầm

+ Doanh nghiệp, người chăn nuôi phá sản, nợ nần.

+ Thu nhập hàng ngày cuả nông dân giảm, đặc biệt là người nghèo.

+ Ảnh hưởng đến giao thông, chế biến, dịch vụ, du lịch.

+ Thức ăn chăn nuôi bị tồn đọng, giảm chất lượng.

+ Ngân hàng khó thu hồi vốn

+ Chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế bị phá vỡ.

+ Chi phí khắc phục hậu quả lớn

b) Tác động dịch cúm gia cầm đến con người

Kể từ trường hợp người mắc cúm A H5N1 đầu tiên ngày 26/11/2003, cả nước ghi nhận 71 trường hợp người mắc bệnh cúm gia cầm, trong đó 36 người tử vong.

Riêng từ ngày 16/12/2004 – 14/04/2005 có 44 trường hợp mắc bệnh và 16 người chết.

Các vụ dịch cúm gia cầm lớn có khả năng phát sinh bệnh cao hiện thấy ở gia cầm, có thể virus hiện diện rộng khắp trong môi trường, làm gia tăng cơ hội phơi nhiễm và nhiễm khuẩn của con người. Chúng cũng làm tăng cơ hội trao đổi gen của virus cúm người và virus cúm gia cầm. Chính vì thế việc loại trừ virus H5N1 ở gia cầm trong giai đoạn hiện nay cần phải được ưu tiên ở mức độ cao như một vấn đề y tế công cộng có tầm quan trọng quốc tế.

c) Tác động của dịch cúm gia cầm đến xã hội

Dịch cúm gia cầm đã làm cho nhiều trại chăn nuôi đóng cửa, hộ chăn nuôi phải bỏ nghề… Điều này ảnh hưởng lớn đến xã hội như:

+ Tỷ lệ thất nghiệp cao do lao động trong ngành chăn nuôi bị mất việc + An ninh chính trị và đời sống có thay đổi

+ Ảnh hưởng đến các hoạt động văn hoá.

+ Ảnh hưởng của giá cả đến mặt hàng tiêu dùng, xáo trộn bất ổn thị trường.

d) Tác động của dịch cúm gia cầm đến thị trường

Dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm phải tiêu huỷ hàng loạt gia cầm nhiễm bệnh, gây nên một số tác hại môi trường như sau:

+ Ô nhiễm môi trường nước, không khí, môi trường sống.

+ Kiểm soát vận chuyển giống và thức ăn chăn nuôi chưa tốt.

+Gia cầm nuôi phân tán, khả năng tái phát dịch rất lớn.

3.2. Các đặc điểm về marketting nông sản

Một phần của tài liệu khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w