Phân tích môi trường ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh 1. Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu chiến lược hoạt động của công ty vận tải và dịch vụ du lịch Hoa Mai (Trang 30 - 40)

Môi trường kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng 4.3. Một Số Chỉ Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn 2000-2006

Đvt: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tốc độ tăng GDP Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ VND/USD

6.79 -0.6 3.4

6.89 0.8 3.8

7.08 4.0 2.2

7.28 3.0 2.1

7.7 9.5 0.8

8.4 8.4 0.4

8.0 6.6 1.1

Nguồn: www.mof.gov.vn

- Lãi suất:

Mức lãi suất trên thị trường cao hay thấp đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường ở mức thấp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi lã suất ở mức cao sẽ là nguy cơ cho doanh nghiệp. Năm 2005, lãi suất ngân hàng ở mức 8.25% (thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát là 8.4% - theo tổng cục thống kê). Ở góc độ sử dụng vốn, mức lãi suất trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động, nhất là các công ty có vòng quay vốn chậm, thu hồi vốn lâu.

- Tỷ lệ lạm phát:

Đặc điểm của lạm phát là lãi suất tín dụng tăng, dẫn đến tiến trình đầu tư dài hạn dễ gặp rủi ro. Lạm phát cao thường là nguy cơ đối với doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp khó đoán trước được tương lai.

Trong nền kinh tế nói chung và giá cả nguyên vật liệu nói riêng, thường xuyên có những biến động làm cho doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cả của mình theo sự biến động đó. Cho nên tỷ lệ lạm phát luôn ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất cũng như mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Năm 2006 tỷ lệ lạm phát ở mức 6.6%, tỷ lệ này đã giảm so với 8.4% năm 2005 và 9.5% vào năm 2004 nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức khá cao.

Chính tỷ lệ lạm phát cao đã tạo thành cuộc đua tăng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền gửi. Năm 2005 lạm phát còn cao hơn cả lãi suất tiền gửi ngân hàng dẫn đến người gửi tiết kiệm bị thiệt thòi vì lãi suất thực nhận tiền đồng là lãi suất âm. Năm 2006 tỷ lệ lạm phát tương đương với lãi suất ngân hàng cho nên người gửi tiết kiệm xem như hoà vốn. Thay vì gửi tiết kiệm thì người dân sẽ đẩy mạnh hoạt động chi tiêu và làm cho giá hàng bị đẩy lên. Giá hàng hoá tăng sẽ làm cho nhu cầu tăng lương của

nhân viên tăng cao, việc tăng lương lại góp phần làm cho vòng xoáy lạm phát phát triển.

Năm 2006 mức lạm phát cao đã làm cho giá cả hàng hoá tăng mạnh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2003 lạm phát giảm từ 4% còn 3%, nó cho thấy nức tiêu dùng cá nhân hoặc sản xuất đều giảm sút. Sang năm 2004 lạm phát tăng lên khá nhanh và đạt mức 9.5%, sau đó giảm nhẹ trong năm 2005(còn 8.4%) và đến năm 2006 còn 6.6%.

Những năm qua, tình hình giá cả ở Việt Nam tăng cao có thể giải thích bằng chính sách kích cầu của chính phủ. Khi lạm phát cao, đồng đô la không tăng giá, đưa giá trị đồng Việt Nam tăng sẽ làm giá cả hàng hoá tăng. Điều này cho thấy, khi tỷ số giá tiêu dùng cùng với lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Giá cả tăng nhanh sẽ dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, kết quả là hàng hoá sẽ ngày càng mất tính cạnh tranh trên thị trường.

- Tỷ giá hối đoái:

Hội nhập kinh tế thế giới là nhu cầu cần thiết tất yếu đối với mỗi quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Tỷ giá của đồng Việt Nam ở mức tương đối ổn định và được đảm bảo trong thời gian dài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, khuyến khích đầu tư.

Trong điều kiện CNH-HĐH như hiện nay, bên cạnh việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO vào cuối năm 2006 sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ có không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước như: thuế quan, áp lực cạnh tranh.v.v…Do đó muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải có tinh thần chuẩn bị cao, cần đáp ứng những thông tin về hội nhập và đặc biệt là nỗ lực để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

Tác lực kinh tế

Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tỷ trọng tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng tăng khá nhanh, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Từ năm 2000, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách nước ngoài cũng như khách trong nước tham gia du lịch mỗi năm

một tăng. Và thành phố biển Vũng Tàu nói riêng, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói chung, trở thành điểm đến du lịch thu hút khá đông du khách .

Đã từ lâu, địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu được biết đến với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Cùng với đặc điểm đó, thành phố Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh cũng được đánh giá là hai thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao. Vì vậy, nhu cầu đi lại kết hợp với du lịch và mua sắm là vô cùng lớn, nó góp phần giải quyết tình trạng thiếu các phương tiện vận chuyển và thế là các tổ chức, doanh nghiệp hội đủ điều kiện ra đời.

Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây chính là cơ hội, là thách thức lớn cho Việt Nam vươn mình ra thế giới. Chính từ đây, kinh tế Việt Nam có lớn mạnh hay không, doanh nghiệp Việt Nam có sánh vai kịp với thế giới hay không là do nỗ lực của mỗi chúng ta.

Cho nên để theo kịp với xu thế của thời đại, một việc làm đòi hỏi chúng ta phải đầu tư nhiều hơn chớnh là hoạt động cú chiến lược kinh doanh rừ ràng và đạt hiệu quả.

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng du lịch của tỉnh BR-VT 2001- 2006

Chỉ tiêu Đvt 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Doanh thu Lượt khách Khách q.tế Khách nội địa

1 tỷ đồng 1.000 người 1.000 người 1.000 người

547.8 3906 146.8 3759

626 4402 162 4240

716.9 4712 172 4540

798 5099 199.4 4900

889 5210 210 5000

959.8 5415 200 5215 Nguồn: Sở du lịch tỉnh BR-VT

Ở bảng 4.4, ta thấy tốc độ tăng trưởng du lịch của tỉnh thời gian qua ngày càng tăng cao. Tỷ lệ doanh thu cũng như số lượng khách du lịch mỗi năm đều gia tăng. Từ năm 2001 đến 2006 doanh thu tăng 1,75 lần. Điều này cho thấy mặt bằng về du lịch của tỉnh nhà ít nhiều đã được các cơ quan chức năng chú ý tới. Nhiều chính sách đầu tư phát triển du lịch đã được các cơ quan chức năng đưa vào triển khai hoạt động nhằm mục đích khuyến khích và mở rộng những tiềm năng vốn có của tỉnh nhà. Đặc biệt số lượng khách trong nước tham gia du lịch chiếm một tỷ trọng lớn góp phần làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng cũng như tốc độ phát triển du lịch của đất nước.

Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng doanh thu và lượt khách du lịch tại tỉnh BR-VT Đvt: %

Chỉ tiêu 2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 2006/2005 Doanh thu

Lượt khách

+14.3 +12.7

+14.5 +7.0

+11.3 +8.2

+11.4 +2.2

+8.0 +4.0 Nguồn: Sở du lịch tỉnh BR-VT

Qua bảng 4.5, ta thấy doanh thu về du lịch của tỉnh BR-VT mỗi năm một tăng.

Năm 2006 doanh thu đã tăng lên 75% so với năm 2001, lượng khách du lịch cũng tăng 38.6% trong vòng nửa thập kỷ. Điều này cho thấy sức hút của ngành du lịch là khá cao. Tỷ lệ doanh thu trong hai năm 2004 và 2006 có giảm đi so với hai năm trước đó, nhưng nếu xét về mặt bằng chung thì doanh thu về du lịch và lượt khách đến tham quan đều tăng lên đáng kể, góp phần làm tăng nhanh quá trình hội nhập kinh tế và tăng ngân sách nhà nước. Nguyên nhân của sự suy giảm này là những chính sách tăng cường thu hút du lịch của những tỉnh như: Khánh Hòa, Lâm Đồng.v.v…Thêm vào đó là cuối năm 2006, địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị ảnh hưởng nặng nề từ con bão số 9, khiến cho hoạt động du lịch thời gian này giảm sút trầm trọng.

Tác lực thể chế pháp lý

Nhờ vào sự ổn định chính trị của nhà nước CHXHCN Việt Nam, nước ta đã từng bước phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển đó, các mối quan hệ về thể chế pháp lý cũng được cải thiện chặt chẽ. Các cơ quan pháp luật Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn, lợi ích xã hội từ đó được nâng cao.

Bước vào thời đại hội nhập kinh tế thế giới, nhà nước luôn có những quy định ủng hộ cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trẻ trên con đường tự khẳng định mình, ban hành những quy định khuyến khích đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thích nghi với điều kiện môi trường mới đặt ra. Để nền kinh tế phát triển, tất yếu phải phát triển toàn diện các thành phần kinh tế không thể xem nặng hoặc coi nhẹ bất kỳ thành phần kinh tế nào. Chính vì vậy ngày 11 tháng 12 năm 2003 Thủ Tướng Chính Phủ đã đưa ra chỉ thị số 27/2003 CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh luật doanh nghiệp, khuyến khích việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với nội dung trọng tâm nhấn mạnh về các vấn đề: Quyền tự do kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật,

các chính sách về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp, tình trạng ban hành các văn bản pháp quy xuất phát từ yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp.v.v…

Do đó việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trong đó có luật đầu tư vừa là nhu cầu cấp thiết vừa phản ánh thông điệp quan trọng về việc nhà nước tiếp tục tăng cường chính sách đổi mới và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế và cũng phù hợp với kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, thực tiễn công cuộc đổi mới trong thời gian qua cho thấy hệ thống pháp luật về đầu tư và môi trường kinh doanh không ngừng được hoàn thiện theo hướng bình đẳng, tạo lập sân chơi chung cho tất cả các thành phần kinh tế. Những khác biệt về điều kiện đầu tư, kinh doanh và hoạt động quản lý doanh nghiệp giữa đầu tư trong nước và nước ngoài đã được thu hẹp đáng kể, nhiều chính sách đã được hoà đồng.

Sức ép ngày càng tăng của tiến trình hội nhập quốc tế đang buộc ta đẩy nhanh tốc độ trong nỗ lực cải cách. Quốc Hội đã thảo luận và thông qua nhiều bộ luật quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu tham gia vào tổ chức WTO, bao gồm: Luật chống tham nhũng, Luật sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp thống nhất, Luật đầu tư…Việt Nam cũng đang dần mở những ngành dịch vụ và thị trường tài chính, từng bước nới lỏng các hạn chế về lưu chuyển vốn và đưa ra lộ trình tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn vào năm 2010. Những nỗ lực này không chỉ phản ánh sự chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mà còn chứng tỏ sự cải thiện và tính ổn định của nền kinh tế trong nước.

Tác lực xã hội

Do kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao đã tạo cơ sở cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao ở cả thành thị lẫn nông thôn. Những năm gần đây, tình hình văn hoá xã hội có nhiều biến đổi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế chung của cả nước.

Nhà nuớc đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư và phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ người thất nghiệp và tăng thu nhập quốc dân.

Nhà nước cũng đã quan tâm đến vấn đề đưa văn hoá phổ cập đến từng người dân ở các vùng khó khăn và ở các nơi hẻo lánh. Cả nước đã thực hiện chương trình đưa văn hoá về cơ sở, toàn dân tham gia tích cực công tác xã hội.v.v…

Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, với dân số trên toàn lãnh thổ hiện nay vào khoảng 84 triệu người. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là khá lớn, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, tỷ lệ mù chữ được giảm mạnh. Đây chính là yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển các ngành kinh tế. Ngoài ra, xã hội ta ngày càng phát triển làm cho trình độ nhận thức của người dân ngày càng cao, cũng như ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm đối với mọi tổ chức xã hội. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và chủ động thực hiện những chiến lược đã định.

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục đi đôi với giảm tỷ lệ đói nghèo và phát triển xã hội.

Liên hiệp quốc (UN) đã công nhận Việt Nam là một trong những hình mẫu tiêu biểu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Việc cân bằng các chỉ tiêu kinh tế và xã hội sẽ tiếp tục củng cố tình hình ổn định chính trị, yếu tố được xem là một trong những thuận lợi lớn nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra còn các tệ nạn như quan liêu, tham nhũng, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông vẫn là những vấn đề gây nhức nhối cho các ban ngành chức năng. Điều này bắt buộc nhà nước phải mạnh tay hơn nữa trong vấn đề quản lý, xây dựng quy hoạch tổng thể chung cho cả nuớc và cho nền kinh tế để chuẩn bị cho những bước đi sau này.

Tác lực tự nhiên

Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, đời sống người dân đã được cải thiện hơn rất nhiều. Khi con người đã có được cuộc sống vật chất đầy đủ, người ta sẽ hướng đến những dịch vụ tiện ích hơn nhằm phục vụ cho các nhu cầu chính yếu khác, chính vì vậy nhiều loại hình dịch vụ đã ra đời.

Con người từ xưa vốn đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều tài nguyên quý giá cho nên con người cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tận dụng lợi thế do thiên nhiên tạo ra. Việt Nam vốn nổi tiếng là vùng đất nhiều tiềm năng và con người Việt Nam vốn dĩ nổi tiếng là một dân tộc cần cù, thông minh và ham học hỏi. Ngoài ra, một lợi thế nữa là lãnh thổ Việt Nam dài và hẹp, với diện tích xếp thứ 56 trên tổng số 200 quốc gia trên thế giới. Nước ta lại nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, khu vực

kinh tế năng động nhất thế giới. Nước ta có nhiều sông ngòi, hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp nên hai châu thổ lớn. Hệ thống sông ngòi ở Việt Nam phân bố đều khắp từ Nam ra Bắc với nhiều lưu vực lớn. Biển bao bọc phía Đông và phía Nam Việt Nam với khoảng 3200 km bờ biển…Chính những yếu tố trên đã khẳng định Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi đặc biệt là du lịch với những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu...Đây chính là những yếu tố góp phần làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

Ngoài ra Việt Nam còn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ và độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa canh quanh năm.

Nhìn chung, môi trường tự nhiên nước ta thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế trong khu vực và trên thế giới, là thị trường có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, môi trường tự nhiên ở nước ta vẫn có những khó khăn và thách thức lớn như: bão lụt, gió cát, xói mòn…

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung có nhiều tiềm năng về tự nhiên và con người. Toàn tỉnh có đường bờ biển kéo dài, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải đều đã được nâng cấp. Ngoài ra còn có rất nhiều loại thủy hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, góp phần cung cấp ngyên vật liệu phát triển nền công nghiệp nước nhà. So với tỉnh nhà thì thành phố Vũng Tàu có lợi thế lớn hơn về du lịch. Thành phố có đường bờ biển dài, cơ sở hạ tầng được trang bị tương đối tốt, là nơi có tiềm năng du lịch từ lâu đời…khiến cho nhiều dịch vụ phát triển nhanh đến chóng mặt. Chính vì vậy nơi đây đã trở thành nơi hội tụ của nhiều loại hình phát triển mà ít nơi nào có được.

Tác lực công nghệ

Công nghệ mới, hiện đại đang dần thay thế con người ở nhiều khâu quan trọng, mang lại năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Ngày nay công nghệ thế giới ngày càng thay đổi nhanh chóng cho nên việc áp dụng công nghệ mới không chỉ giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn làm cho uy tín của công ty được bảo đảm trong mắt khách hàng.

Tuy nhiên hạn chế của môi trường công nghệ là nó làm xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế, sản phẩm mới. Đây chính là các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Do

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu chiến lược hoạt động của công ty vận tải và dịch vụ du lịch Hoa Mai (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w