- Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm: là chiến lược triển khai sản phẩm, dịch vụ mới có liên hệ với sản phẩm cũ mà công ty đã thành công.
Công ty có thể thực hiện chiến lược này với dịch vụ du lịch của mình. Công ty có thể chuyên sâu hơn trong tổ chức tour du lịch trọn gói, cho thuê xe, hướng dẫn tham quan…Đây có thể coi là một thế mạnh mà công ty có thể thực hiện song song cùng với các hoạt động đã và đang thực hiện của mình. Tuy nhiên, công ty cần xác định lại phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để xác định chính xác đâu là thế mạnh và đâu là trọng tâm hoạt động của mình.
- Chiến lược đa dạng hoá kết khối: là chiến lược thực hiện bằng cách thêm vào những sản phẩm dịch vụ mới nhưng không có liên hệ với sản phẩm cũ với mục đích chủ yếu là lợi nhuận.
Công ty có thể thực hiện chiến lược này bằng cách liên hệ với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, các khu resort để có thể phục vụ trọn gói cho khách du lịch khi có nhu cầu.
- Chiến lược đa dạng hoá theo chiều ngang: là chiến lược đa dạng hoá sản phẩm có hoặc không có liên hệ với sản phẩm cũ dựa trên những khách hàng sẵn có, những khách hàng trung thành.
Đối với chiến lược này, công ty nên có sự xem xét kỹ càng cũng như việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng có phù hợp với tình hình thực tế của công ty hay
không để đưa ra quyết định thực hiện. Khi xác định được chiến lược hoạt động của mình công ty cần bắt tay vào xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược đó.
Đối với công ty đã có chỗ đứng như hiện nay, trong tương lai công ty cần mở rộng hoạt động ra các tỉnh lân cận. Nhưng để công ty hoạt động được hiệu quả trước hết, công ty phải cân nhắc lại điểm mạnh, điểm yếu trong lĩnh vực hoạt động của mình. Có như vậy, hoạt động của công ty mới có thể vừa được duy trì, vừa đạt được hiệu quả.
4.4.2. Chiến lược phát triển thị trường
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ngày càng cao, cuộc sống của người dân vì thế cũng được nâng lên rất nhiều. Các loại hình dịch vụ nói chung và loại hình du lịch nói riêng đã có vô số những chuyển biến tích cực. Nhu cầu đi lại của người dân cũng ngày càng phát triển. Điều này đã trở thành cơ sở tiền đề cho hoạt động của công ty phát triển.
Các doanh nghiệp sau một năm hoạt động thường có nhu cầu tổ chức cho nhân viên những chuyến đi tham quan du lịch vào các dịp cuối năm hay ngày nghỉ, ngày lễ v.v…Liên kết được với các tổ chức, doanh nghiệp này hoạt động của công ty sẽ càng được mở rộng. Ngoài ra, nhu cầu của các cá nhân, tập thể cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển để đưa ra các chiến lược phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
4.4.3. Chiến lược kết hợp về phía trước
Trong tương lai công ty cần nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên, tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực cho ban giám đốc trong việc hoạch định các chiến lược và quản lý cũng như tăng cường các mối quan hệ với khách hàng.
Trong năm qua, hoạt động của công ty so với các đối thủ cạnh tranh được đánh giá là có nhiều lợi thế hơn. Giá cả dịch vụ của công ty có phần thấp hơn, hay nói cách khác là có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng cao hơn, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng.
Tận dụng những lợi thế đó, nếu công ty vạch ra được những chiến lược phù hợp sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty lên vị trí mới, vị trí dẫn đầu ngành.
4.4.4. Chiến lược kết hợp về phía sau
Trong mọi hoạt động của mình công ty đều có phương châm lấy sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu phát triển. Chính vì vậy công ty nên cải tiến chất lượng dịch vụ, đồng thời mở thêm các loại hình dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng.
Một việc không kém phần quan trọng đó chính là việc thu hút sự chú ý của khách hàng vào các hoạt động của công ty ta. Vậy nên việc thành lập bộ phận Marketing nhằm thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường, phát hiện và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng là vô cùng cấp thiết, để khách hàng thực sự trở thành trọng tâm của chiến lược phát triển.
4.4.5. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
- SBU về hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh
Công ty cần tập trung mở rộng thị trường, đặc biệt chú ý hơn nữa tới khách hàng là những tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu trao thưởng cuối năm cho nhân viên.
Thị trường này thực sự có tiềm năng rất lớn trong vài năm tới khi chúng ta tiến tới hoạt động chuyên nghiệp hơn, có bài bản hơn.
Hiện nay một trong những vấn đề lớn của công ty chính là nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu, được đào tạo tốt về chuyên môn lẫn nghiệp vụ.Vì vậy, việc đào tạo nhân viên sao cho đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất là một việc làm cần thiết.
Công ty cần có một đội ngũ nhân viên có kỹ năng quản lý dự án, có khả năng liên kết với các tổ chức, lên kế hoạch hoạt động cho tương lai, tính toán hợp lý các loại chi phí, nâng cao chất lượng đồng thời không làm giảm đi giá trị dịch vụ.
- SBU về hợp đồng du lịch
Công ty nên đẩy mạnh việc đa dạng hoá các dịch vụ, mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng phục vụ với giá cạnh tranh. Song song đó là vấn đề giải quyết chỗ nghỉ cho khách hàng có nhu cầu, du lịch kết hợp với mua sắm v.v...
4.4.6. Chiến lược cấp chức năng
Tăng cường hơn nữa hoạt động Marketing, quảng bá hình ảnh ra bên ngoài.
Nên chủ động kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức, trường học, mở rộng mạng lưới
phân phối khắp các tỉnh thành, mở thêm nhiều đại lý. Thực hiện việc giảm giá, khuyến mãi với các dịch vụ trọn gói.
Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, nghiên cứu một cách sâu sát nhu cầu của khách hàng, nghiêm túc thực hiện các mô hình thí điểm nhiều tiềm năng phù hợp với các yêu cầu khách quan của ngành.
4.4.7. Chiến lược tài chính
Để có thể chiếm lĩnh thị trường, công ty cần điều chỉnh lại các khoản thu chi cho hợp lý hơn, đưa chi phí của các dịch vụ xuống mức thấp đồng thời phải đảm bảo được tính khả thi của dự án.
Cùng với uy tín của mình, công ty có thể vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh trên tất cả các mặt. Tổ chức thanh lý các trang thiết bị có năng suất thấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trong quá trình hoạt động. Vấn đề hiện nay là công ty nên xem xét mối tương quan giữa vấn đề vốn và nợ nhất là trong tình hình nhiều biến động như hiện nay.
4.4.8. Chiến lược thành lập phòng Marketing
a) Sự cần thiết để thành lập phòng Marketing
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, Marketing chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất. Hoạt động Marketing tốt, hợp lý, có hiệu quả sẽ giúp cho công ty nắm bắt được với thị trường một cách nhanh chóng, tìm kiếm thị trường, tìm hiểu nhu cầu của thị trường và đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp. Từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển, giúp công ty lựa chọn được cơ cấu phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Chính vì vậy, sự ra đời của phòng Marketing là một yêu cầu bức thiết mà công ty nào cũng phải có. Có như vậy, công ty mới có thể xâm nhập vào thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì chỉ có am hiểu về thị trường thì mới nắm bắt được nhu cầu, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đối với hoạt động của mỗi công ty, Marketing là hoạt động không thể tách rời.
Để công ty có thể tồn tại và phát triển, cần phải đẩy mạnh hoạt động Marketing cùng với hoạt động của công ty. Không có bộ phận Marketing, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thị trường, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh…Nói cách khác, đây là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của công ty.
b) Cách thức thực hiện
Quy mô của bộ phận Marketing phụ thuộc nhiều vào quy mô của công ty đó.
Hiện nay, công ty Hoa Mai có quy mô chưa lớn nên công ty có thể thành lập bộ phận Marketing nhỏ sao cho phù hợp với quy mô của mình.
c) Nhiệm vụ của bộ phận Marketing
Sau đây là một số nhiệm vụ quan trọng mà phòng Marketing của công ty cần thực hiện như:
- Xây dựng chiến lược và sách lược ngắn hạn và dài hạn
- Hoạch định công tác Marketing như: nghiên cứu thị trường, xác định phạm vi của thị trường, dự đoán yêu cầu, xu hướng tiêu dùng trong tương lai .v.v…
- Trực tiếp nghiên cứu tìm hiểu các chiến lược hành động, điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nhằm giúp công ty có những chiến lược hành động đối phó kịp thời
- Nghiên cứu tìm hiểu khách hàng, các đối tượng là khách hàng tiềm năng…
- Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường
- Nghiên cứu các chính sách về đầu tư, các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty
- Tìm hiểu sự biến động của thị trường, cung cấp nhanh các thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo của công ty
- Phối hợp với các phòng ban để cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả Sơ đồ tổ chức phòng Marketing
Hình 4.4. Sơ đồ tổ chức phòng Marketing
d) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Phòng Marketing
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Bộ phận xúc tiến, quảng cáo
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu tình hình thị trường, thu nhận các biến động nhằm đề xuất chiến lược hoạt động phù hợp
Tìm hiểu thị hiếu của khách hàng
Nghiên cứu các chính sách pháp luật, các quy định của nhà nước Đưa ra các dự báo nhu cầu trong tương lai
Bộ phận xúc tiến quảng cáo
Từ kết quả báo cáo phân tích của bộ phận nghiên cứu thị trường bộ phận xúc tiến quảng cáo sẽ xây dựng các sách lược thích hợp hướng tới thị trường mục tiêu.
Nhân viên Marketing
Công ty nên tuyển dụng nhân viên được đào tạo chuyên môn về Marketing để bộ phận Marketing hoạt động được hiệu quả và đúng với chức năng, có khả năng lập kế hoạch cụ thể, rừ ràng, chi tiết và khoa học.
Bộ phận Marketing ban đầu nên lựa chọn những nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm, nhiệt tình và quan trọng là có khả năng hướng dẫn, huấn luyện cho các nhân viên trẻ trong quá trình làm việc.
Tóm lại nhiệm vụ của bộ phận Marketing là rất quan trọng. Nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, là một bộ phận không thể thiếu với bất kì doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ. Do đó, công ty cần nhanh chóng triển khai đưa vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
4.4.9. Chiến lược hoạt động a) Chiến lược sản phẩm
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mọi công ty chính là biết đỏnh vào nhu cầu của thị trường, hiểu rừ tõm lý thị trường, từ đú nhanh chúng đưa ra các loại hình dịch vụ nhằm làm thoả mãn nhu cầu của thị trường, chiếm lĩnh thị trường và đẩy nhanh năng suất hoạt động, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các công ty muốn tồn tại và phát triển cần phải có những chiến lược riêng của mình. Thêm vào đó là sự tác động của nhà nước trong việc ban hành các chính sách, các quy định có ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của công ty.
Vì vậy, công ty phải luôn luôn nắm bắt được yêu cầu của thị trường, xác định được các loại hình dịch vụ mà thị trường mong muốn, với khả năng thu lợi cao và có sự cho phép của nhà nước.
Trong tương lai, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn trong khi tình hình tài chính còn bị hạn chế thì công ty nên huy động thêm vốn, thu hẹp bớt những hoạt động không đem lại hiệu quả. Từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp tăng cường các hoạt động mà công ty có thế mạng về cạnh tranh cao.
Ngoài ra công ty nên có những hoạt động khác nhằm cung cấp cho khách hàng những loại hình dịch vụ tốt nhất như:
- Về dịch vụ
• Phân loại các loại hình dịch vụ của công ty
• Chọn lựa nhu cầu chính của những loại hình đó
• Xõy dựng dịch vụ cốt lừi xung quanh mối quan tõm về nhu cầu khỏch hàng đã chọn.
- Về nhân viên
Cần đào tạo năng lực, kỹ năng, kiến thức cho nhân viên
Thái độ lịch thiệp, nhã nhặn, thân thiện, nhiệt tình đối với khách hàng Giúp gia tăng mức độ tin cậy của khách hàng đối với công ty
Có khả năng truyền đạt tốt, hiểu tâm lý của khách hàng b) Chiến lược giá cả
Chiến lược của công ty là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với giá cả hợp lý. Và một trong những mục tiêu của công ty chính là giúp cho khách hàng mang lại cho họ giá trị cao nhất cũng như sự thoả mãn hữu hiệu nhất.
Việc định giá các loại hình dịch vụ thường chịu ảnh hưởng nhiều từ giá nhiên liệu và chi phí của các dịch vụ phụ trội. Vì vậy, để cho giá cả dịch vụ hợp lý hơn cách nhanh nhất là giảm các chi phí xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, công ty còn có chính sách giảm giá cho khách hàng trung thành, khách hàng có nhu cầu hợp đồng lớn đều được công ty tính chiết khấu.
c) Chiến lược phân phối
Kênh phân phối của công ty còn rất đơn giản, nó được thể hiện như sơ đồ sau:
Hầu hết các dịch vụ của công ty đều được phục vụ trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua các đối tác, sau đó là đến khách hàng. Qua mô hình kênh phân phối ta thấy sự giản đơn và gọn nhẹ được thể hiện phù hợp với hoạt động của công ty nhằm phục vụ nhu cầu thiết thực của khách hàng. Tuy nhiên, cùng với tình hình phát triển CNTT như hiện nay công ty nên mở rộng hoạt động bằng cách mở thêm chi nhánh hoặc tham gia thương mại điện tử, tìm kiếm đối tác .v.v…
Cùng với việc củng cố mối quan hệ với nhà cung ứng, công ty cũng đã thành công trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thông qua năng lực phục vụ nhiệt tình và chu đáo của CB-CNV trong công ty. Trong thời gian tới công ty đang cố gắng hoàn thiện năng lực của mình để mang lại lợi ích tốt nhất và giá trị nhất.
4.5. Biện pháp giải quyết