4.2. Vấn đề quản lý, cấp quyền sử dụng đất tại địa bàn 1. Trước khi có Luật Đất Đai 1993
4.3.2. Cơ cấu cây trồng qua 2 năm 2005 – 2006
Trong việc bố trí cơ cấu cây trồng, điều kiện đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu. Ruộng đất là nguồn lợi tự nhiên, đồng thời là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp do đó phải nắm vững được mối liên hệ giữa cây trồng và các đặc điểm của đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng, góp phần tăng cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp và tổng sản phẩm xã hội.
Bảng 4.4. Cơ Cấu Diện Tích Canh Tác trên Địa Bàn Huyện qua 2 Năm 2005 – 2006
Cây trồng
Năm2005 Năm2006 So sánh 2006/2005
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (+_∆ ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện
tích
13.150 100 13.911 100 391 102,89
Lúa 8.451 62,51 8.500 61,10 49 100,58
Ngô 1.346 9,96 1.312 9,43 - 34 97,47
Mì 1.200 8,88 1.358 9,76 158 113,17
Mía 650 4,81 720 5,18 70 110,77
Rau, đậu các
loại 1.103 8,16 1.211 8,71 108 109,79
Lạc 370 2,74 410 2,95 40 110,81
Thức ăn gia súc
400 2,96 400 2,88 0 100
Nguồn: Tính toán tổng hợp Những loại cây trồng chính ở địa bàn gồm hầu hết là các cây hàng năm: lúa, ngô, mía, mì, rau đậu các loại… Trong đó, lúa là loại cây trồng có diện tích canh tác cao nhất. Đây là cây trồng truyền thống ở huyện. Các cây trồng như ngô, mía, mì cũng được người dân canh tác nhiều.
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Cây Trồng của Huyện Năm 2005 – 2006
Nguồn: Tính toán tổng hợp Bảng 4.4 và hình 4.1 cho thấy quy mô và cơ cấu diện tích canh tác qua các năm, tổng diện tích canh tác năm 2006 là 13.911 ha, chiếm 102,89 %, tăng 391 ha so với năm 2005, hầu hết các loại cây trồng đang canh tác là cây hàng năm gồm cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Vốn là một số cây tương đối ổn định về sản lượng cũng như giá cả nên ít có sự biến động về diện tích cây trồng.
Theo tính toán ở bảng 4.4, diện tích các loại cây như: lúa, mì, mía, rau đậu các loại, lạc, thức ăn gia súc đều tăng. Riêng diện tích trồng ngô lại có chiều hướng giảm.
Diện tích cây lúa năm 2006 là 8.500 ha tăng 49 ha so với năm 2005, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu diện tích các loại cây trồng là 61,1%.
Với dân cư trong lĩnh vực nông nghiệp là 74.907 người thì bình quân diện tích canh tác lúa là 0,114 ha/người là một con số rất nhỏ. Tuy vậy, diện tích lúa vẫn ở mức ổn định vì nó là nguồn cung cấp lương thực, giải quyết nhu cầu lương thực trực tiếp cho người dân. Diện tích lúa năm vừa qua có tăng nhưng tăng không đáng kể, đó là một phần diện tích trồng ngô trước đây chuyển sang. Diện tích lúa phân đều ở các xã có điều kiện canh tác lúa, hệ thống tưới tiêu thuận lợi nhờ có công trình thuỷ lợi Thạch Nham dẫn nước về các kênh mương nội đồng.
Cây ngô trong năm qua có diện tích canh tác là 1.312 ha đã giảm 34 ha so với năm 2005, chỉ chiếm 97,47% so với năm 2005. Từ trước tới nay, cây ngô luôn là cây trồng được đông đảo người dân canh tác vì tính chất dễ làm, thời gian ngắn, một năm có thể làm 2 - 3 vụ. Đây là loại cây trồng có thể dùng làm lương thực, có thể bán và cũng có thể làm thức ăn trực tiếp cho gia súc, gia cầm.
Trong vài năm trở lại đây do giá cả không ổn định trong khoảng 1,5 - 2,5 triệu/tấn sản phẩm cùng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp kéo theo các cây trồng khác tăng mạnh như mía, mì nên diện tích cây ngô có xu hướng giảm. Đây là xu hướng tất yếu của hình thức canh tác theo thị trường bấy giờ.
Cây mì cũng chiếm một diện tích lớn trong các loại cây, năm 2006 có diện tích trồng là 1.358 ha, tăng 158 ha, chiếm 113,17% so với năm trước. Ở huyện Tư Nghĩa có khu công nghiệp Đại An, ở huyện Sơn Tịnh giáp ranh Tư Nghĩa có các khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, là nơi thu mua sản phẩm mì để chế biến thành tinh bột mì. Việc giao thông, vận chuyển dễ dàng cùng với việc giá cả ổn định trong những năm gần đây là một trong những nhân tố khiến người dân mở rộng diện tích trồng mì ở những khu vực thuận lợi.
Riêng cây mía trước đây là cây trồng được trồng nhiều ở huyện vì là nguồn cung cấp nguyên liệu chính phục vụ công nghiệp chế biến đường của nhà máy đường Quảng Ngãi nhất là vào các năm 2003 trở về trước. Vì có nhà máy bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định nên người dân đổ xô ra trồng mía. Điều này dẫn đến hiện tượng thừa nguồn nguyên liệu nên giá thu mía giảm. Một bộ phận người dân chặt bỏ mía để canh tác cây trồng khác, cụ thể năm 2003 diện tích là 1.130 ha đến 2004 giảm nhanh chóng, chỉ còn 765 ha. Đến năm 2006 sản lượng mía đang dần tăng lại để có thể đáp ứng nhu cầu của nhà máy đường tuy diện tích không tăng mạnh, năm 2005 có diện
tích là 650 ha, đến năm 2006 tăng lên là 720 ha, một phần vì đã chuyển sang cây trồng khác, một mặt vì tâm lí chán nản do giá thành mía quá thấp ở những năm trước.
Bảng 4.5. Diện Tích Trồng Mía qua Các Năm
Năm canh tác Diện tích (ha) Chênh lệch (ha)
2002 1.192
2003 1.130 -62
2004 765 -365
2005 650 -115
2006 720 70
Nguồn: Báo Cáo Kinh Tế - Xã Hội Hàng Năm Ở huyện còn trồng một số cây trồng khác như lạc, rau các loại: rau muống, lang, mướp, khổ qua… nhưng chỉ trồng rải rác ở hộ gia đình, diện tích không nhiều, chủ yếu là làm thức ăn hoặc bán chợ để lo tiền sinh hoạt hàng ngày.
Nhìn chung, những cây được xem là thế mạnh của địa phương là lúa, ngô, mì, mía… ngày càng khẳng định được tính hiệu quả, mang tính chiến lược của huyện, đất bỏ hoá ngày càng thu hẹp, người dân sử dụng đất cho từng loại cây trồng phù hợp điều kiện canh tác, phù hợp nhu cầu thị trường và cho hiệu quả kinh tế cao hơn, tuy nhiên để đánh giá hiệu quả, ta cần đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu sản lượng và giá trị sản lượng của các loại cây trồng.
4.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp