Tình hình sản xuất nông nghiệp 1. Cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa - Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 40 - 46)

Tổng sản phẩm nông nghiệp là toàn bộ khối lượng hay giá trị sản phẩm nông nghiệp thu được từ ngành trồng trọt và chăn nuôi mang lại trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh lượng sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho xã hội để thoả mãn cho các nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống người dân để thấy được giá trị ngành trồng trọt.

Bảng 4.6. Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng Cây Trồng Chính

Loại cây trồng

Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005

Sản lượng

(tấn)

Giá trị sản lượng (1000 đ)

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

(tấn)

Giá trị sản lượng

(1000 đ)

Tỷ lệ (%)

Giá trị sản lượng (1000 đ)

Tỷ lệ (%)

Tổng sản lượng 132.497 176.529.200 100 14.815 185.595.000 100 9.065.800 105,14

Cây lương thực 59.039 143.546.000 81,32 59.795 145.515.000 78,4 1.969.000 101,37

Cây lúa 50.936 127.340.000 89,71 51.860 129.625.000 89,08 2.285.000 101,79

Cây ngô 8.103 16.206.000 11,29 7.945 15.890.000 10,92 -316.000 98,05

Cây công nghiệp ngắn

ngày 73.458 32.983.200 18,68 88.320 40.080.000 21,6 7.096.800 121,52

Cây mía 36.000 18.000.000 54,57 47.520 23.760.000 59,28 5.760.000 132,00

Cây mì 37.458 14.983.200 45,43 40.800 16.320.000 40,72 1.336.800 108,92

Nguồn: tính toán tổng hợp

Bảng 4.6 cho ta thấy sản lượng và giá trị sản lượng trong 2 năm (2005 -2006) tăng lờn rừ rệt.

Tổng giá trị sản lượng năm 2006 đạt 185,595 tỷ đồng tăng hơn 9 tỷ đồng đạt 105,14% so với năm 2005. Xét từng nhóm cây trồng:

Cây lương thực: Năm 2006 là 145,515 tỷ đồng tăng 1,969 tỷ đồng đạt 101,79%

so với năm 2005.

Cây lúa giá trị sản lượng năm 2006 là 129,625 tỷ đồng tăng 2,285đồng đạt 101,79 % so với năm 2005. Lúa là cây trồng được tập trung thâm canh cao trên diện tích đất phù sa có nước tưới thuộc các cánh đồng dọc sông, suối. Nhờ phần lớn bà con nông dân bắt đầu áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi lúa 3 vụ thành lúa 2 vụ, thay đổi giống mới nên diện tích gieo trồng tăng không đáng kể mà giá trị sản lượng tăng đáng kể.

Cây ngô có giá trị sản lượng năm 2006 đạt 15,890 tỷ đồng giảm đi 0,316 tỷ đồng chỉ đạt 98,05% so với năm 2005. Do sản lượng ngô năm 2006 giảm đi 158 tấn so với năm 2005 nên giá trị sản lượng cũng giảm. Cây ngô tuy dễ canh tác, đạt năng suất nhưng giá bán lại không cao. Vì vậy gần đây các hộ nông dân đang dần chuyển sang các cây trồng khác có giá trị hơn.

Cây công nghiệp ngắn ngày: Giá trị tổng sản lượng năm 2006 là 40,080 tỷ đồng tăng lên 7,0968 tỷ đồng đạt 121,52% so với năm 2005. Trong đó diện tích cũng như sản lượng của cây mì là tăng nhanh nhất.

Cây mì được trồng nhiều năm ở các xã đồi núi ở huyện vì phù hợp tính chất đất, dễ trồng, công chăm sóc ít. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các nhà máy, khu công nghiệp chế biến tinh bột mì thì việc trồng mì của người dân ở đây cũng tăng lên. Trước mắt giải quyết nguồn sản phẩm đầu vào cho các nhà máy, các khu công nghiệp cũng như cải thiện thu nhập của người dân. Tuy nhiên, mì là loại cây trồng có tính huỷ hoại đất khá mạnh, cần phải có chính sách quy hoạch trồng hợp lí, trồng xen kẽ, luân canh các cây trồng khác tránh tình trạng đổ xô ra trồng trong nhiều năm liền dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu, sẽ ảnh hưởng đến giá cả và tránh cả việc bào mòn làm mất đi tính chất tốt của đất trồng.

Cây mía trước đây là loại cây trồng có thế mạnh ở vùng. Như phân tích ở trên cho thấy, sản lượng và giá trị sản lượng mía đã có nhiều biến động, giảm mạnh từ năm 2003, 2004, 2005 đến nay đang dần tăng trở lại. Cụ thể năm 2006 giá trị sản lượng cây mía là 23,760 tỷ đồng tăng 5,760 tỷ đồng so với năm 2005. Đây là kết quả của chính sách tăng giá thu mua sản phẩm mía từ nhà máy đường tỉnh đối với các vùng nguyên liệu mía nhằm đả bảo đủ lượng mía cho công nghiệp chế biến đường.

Nhìn chung mặc dù còn nhiều khó khăn như người lao động trình độ chưa cao, chưa hoàn toàn xoá bỏ tính bảo thủ trong sản xuất, nhưng huyện đã có chủ trương khôi phục và phát triển đưa được giá trị sản lượng ngành trồng trọt tăng hơn so với những năm trước, tuy tốc độ phát triển giữa các loại cây trồng khác nhau. Ngoài những cây trồng được xem là thế mạnh đã khẳng định chổ đứng trong ngành nông nghiệp là điều đáng mừng xong cũng còn những nổi lo, những tồn tại cần khắc phục và những hạn chế về việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giá cả tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Trong thời gian tới, huyện cần có quy hoạch vùng phù hợp cho từng loại cây trồng, có chính sách bình ổn giá cho nông dân yên tâm canh tác, khai thác được lợi thế của cây trồng tăng thu nhập cho người dân.

4.4.2. Năng suất các loại cây trồng

Bảng 4.7. Năng Suất Trung Bình Các Loại Cây Trồng Chính

ĐVT:Tạ/ha Loại cây

trồng

Năm So sánh 2006/2004

2004 2005 2006 +- ∆ %

Lúa 56,9 60,28 61,0 4,1 107,21

Ngô 55,2 55,88 56,0 0,8 101,45

Mía 560,0 600,0 660,0 100 117,86

Mì 330,0 340,0 350,0 20 106,06

Nguồn: Tính toán tổng hợp

Đây là các cây trồng truyền thống của huyện, mặc dầu người dân đã bắt đầu áp dụng tiến bộ kĩ thuật, sử dụng giống mới trong gieo trồng nhưng vì luôn được gieo trồng trên cùng một diện tích, vốn đầu tư không lớn nên khả năng tăng suất không cao lắm.

Hình 4.2. Biểu Đồ Năng Suất Các Loại Cây Trồng Chính

Nguồn: Tính toán tổng hợp

Bảng 4.7 và hình 4.2 cho thấy năng suất các loại cây trồng chính qua các năm tương đối tăng. Các cây như lúa, ngô, mì tăng không cao lắm. Năm 2006, cây lúa tăng hơn năm 2004 là 4,1 ha đạt 107,21%. Cây ngô tăng 0,8 ha đạt 101,45%. Cây mì tăng 20 ha đạt 106,06%. Trong thời gian tới, cần có những quy hoạch vùng trồng hợp lí cũng như cần tăng cường việc luân canh, xen canh trong canh tác nhằm cải thiện môi trường đất nhằm đạt năng suất cao hơn.

Riêng cây mía, sau khoảng thời gian giảm nhanh chóng về diện tích và năng suất thì trong vài năm gần đây đang dần tăng trở lại. Cụ thể từ năm 2004 đến năm 2006 năng suất tăng nhanh 100 tạ/ha đạt 117,86%. Nguyên nhân là do chính sách tăng giá, đảm bảo việc thu mua sản phẩm của nhà máy đường Quảng Ngãi cùng với sự quan tâm, đầu tư của các cấp bộ ngành liên quan về giống cây trồng, phương thức trồng, những kĩ thuật mới cùng với những kinh nghiệm vốn có của người dân trong những năm canh tác trong việc chăm sóc, thu hoạch nhằm đạt năng suất cao.

4.4.3. Tình hình chăn nuôi trong những năm gần đây

Bảng 4.8. Số Lượng và Cơ Cấu Đàn Gia Súc của Huyện Qua 3 Năm

Loại con Năm So sánh 2006/2004

2004 2005 2006 +-∆ Tỷ lệ %

Đàn trâu 3.009 3.200 3.250 241 108,01

Đàn bò 22.990 24.500 25.700 2.710 111,79

Đàn lợn 83.789 84.500 88.700 4.911 105,86

Gia cầm 432.000 400.000 405.000 - 27.000 93,75

Nguồn: Báo Cáo KT – XH Hàng Năm Qua bảng 4.8 cho thấy tình hình chăn nuôi ở huyện trong những năm gần đây có sự gia tăng về số lượng gia súc và giảm về số lượng gia cầm.

Đàn gia súc tăng khá nhanh nhất là đàn bò và đàn lợn.

Năm 2006 đàn bò có 25.700 con tăng 2.710 con đạt 111,79% so với năm 2004.

Đàn lợn có 88.700 con tăng 4.911 con đạt 105,86% so với năm 2004. Trong năm qua mặc dù dịch lở mồm long móng gia súc hoành hành khắp nơi nhưng nhờ công tác

phòng ngừa dịch bệnh được tiến hành định kì của cán bộ các xã nên ở địa phương số lượng gia súc không giảm, vẫn tăng ở mức tương đối ổn định nhưng có phần chậm hơn so với những năm trước đây.

Đàn trâu dùng để cày kéo kết hợp với sinh sản, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trâu đã ít được dùng trong việc cày kéo nên số lượng trâu tăng rất ít không đáng kể, chỉ tăng 241 con từ năm 2004 đến năm 2006.

Đàn gia cầm: Năm 2006 có 405.000 con giảm đi 27.000 con chỉ đạt 93,75% so với năm 2004. Số lượng đàn gia cầm giảm nhanh chóng như vậy là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong năm đó, phần lớn gia cầm bị thiêu huỷ và không được nuôi trở lại. Trong năm qua, số lượng gia cầm đã dần tăng trở lại so với năm 2005 nhưng chỉ ở mức thấp khoảng 5.000 con.

Nhìn chung hoạt động chăn nuôi của huyện trong những năm qua chưa được phát triển đúng mức. Hình thức nuôi là quảng canh, nuôi nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình; chỉ tăng về số lượng còn chất lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được chú trọng. Mặc dù ở địa phương đã có kế hoạch đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao, Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phát triển nuôi vịt siêu thịt, siêu trứng… nhưng hiện tại chỉ một số ít hộ gia đình chăn nuôi những loại chất lượng trên vì chi phí giống cao, chưa đủ kỹ thuật chăm sóc tốt trong các khâu cho ăn, xây dựng chuồng trại phù hợp. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao và cải tạo chất lượng đàn lợn bằng phương pháp lai tạo và quản lý con giống trong toàn huyện, tăng cường hướng dẫn kỹ thuật lai tạo, chế độ chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh. Củng cố và xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn gia súc giàu đạm, thức ăn vi sinh và mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm cho hộ nông dân kết hợp tập huấn khuyến nông cho người dân để họ nâng cao kỹ thuật chăn nuôi nhằm góp phần tích cực trong việc ổn định và phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng.

4.5. Phân tích hiệu quả cây trồng chủ yếu của huyện ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa - Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w