Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản và cung ứng vật tư kỹ thuật cho nông nghiệp tại địa phương

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa - Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55 - 58)

4.6.1. Thị trường tiêu thụ nông sản

Nông sản là hàng hoá có thị trường tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu. Nông sản ở huyện Tư Nghĩa gồm lúa, mía, mì, ngô, lợn thịt…, đa số nông sản khi tiêu thụ ở dạng sản phẩm thô nên việc sơ chế bảo quản đơn giản do các hộ nông dân thực hiện.

Những sản phẩm là cây công nghiệp ngắn ngày do các nhà máy, khu công nghiệp thu mua, một phần đưa đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Các sản phẩm khác được tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh. Hàng hoá nông sản được cung cấp đến người tiêu dùng chủ yếu thông qua các tiểu thương tại địa phương, trừ sản phẩm mía và mì được cân trực tiếp cho nhà máy, do nhà máy cho xe tới thu mua hoặc người dân vận chuyển đến tận nơi. Cũng có khi thông qua thương lái.

Nhìn chung, hệ thống tiêu thụ nông sản tại địa phương còn đơn giản. Giá cả nông sản như mía, mì được nhà máy định giá theo chữ đường đo được đối với mía, còn với mì thì nhà máy tinh bột mì thử lượng tinh bột trong củ để xác định giá, thường giá dao động không nhiều. Nông sản khác như lúa, lợn thịt, rau… do các tiểu thương thu mua. Giá cả được thoả thuận giữa hai bên và có chịu ảnh hưởng bởi Nhà Nước, đồng thời cũng phụ thuộc vào sự biến động của giá cả thị trường.

LÚA, NGÔ

MÍA

Hình thức thu mua sản phẩm nông sản ở huyện rất đa dạng. Chủ yếu là các tư thương, các đại lý tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân và các nhà máy chế biến sản phẩm.

Do nhiều cơ sở trực tiếp cùng đi mua nông sản như lúa, rau, lợn thịt… ở nông hộ và các thương lái nhỏ, mức độ cạnh tranh cao, khó mua hàng hoá nông sản cho nên những đơn vị này đã mua lại của các thương lái ở từng xã với mức giá cao. Mặt khác, khi người nông dân vận chuyển trực tiếp ra đại lý bán thì bị chính các đại lý này ép giá.

Qua quá trình đi thực tế thì đại đa số các thương lái vào mua của người dân có quan hệ mật thiết với các điểm thu mua này. Do đó huyện cần quan tâm đến vấn đề này và giúp nông dân để họ có thể tự bán sản phẩm nông sản của mình, nâng cao tầm hiểu biết của mình về thị trường, cập nhật thông tin giá cả.

Đối với các sản phẩm được thu mua trực tiếp bởi các nhà máy như mía, mì thì nên có quy hoạch vùng trồng và sản lượng trồng hợp lý để tránh tình trạng dư thừa sản phẩm dẫn đến rớt giá sản phẩm, để tránh trường hợp trồng ồ ạt và cũng đổ xô ra chặt phá đồng loạt khi rớt giá, sản phẩm không thể tiêu thụ được.

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Nông Sản ở Địa Phương 50%%

4.6.2.

Hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật

Vật tư cung ứng cho nông dân tại huyện Tư Nghĩa chủ yếu là vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống… Hệ thống này hoạt động rất linh hoạt, đảm bảo cho nhu cầu của nông dân.

Hệ thống cung ứng vật tư, kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đây là kênh chuyển giao hàng hoá từ các công ty đến tay người tiêu dùng, làm một nhân tố quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm họ luôn quan tâm không ngừng củng cố mở rộng mạng lưới đại lý trên từng địa bàn.

Tuy nhiên, để có thể giữ quan hệ lâu dài với khách hàng họ cần đưa ra các phương thức thanh toán linh động như: Hợp đồng trọn gói, trả chậm, gối đầu, ký gởi…

Thực hiện tốt các phương thức này sẽ góp phần nâng cao và mở rộng mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cung ứng kỹ thuật vật tư và nông dân.

Hình 4.5. Sơ Đồ Hệ Thống Cung Ứng Vật Tư Kỹ Thuật Nông dân

Tư thương nhỏ ở xã

Tư thương lớn ở huyện

Nhà máy chế biến

Thị trường tại chỗ

Đại lý

Các tỉnh 10% khác

40%

%

70%

30%

100%

4.7. Vấn đề xói mòn và các biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa - Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w