NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT
3.1. Kết cục cuộc chiến tranh
Chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Nhật và diệt trừ tận gốc kẻ gây chiến.
Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật là kẻ gây chiến, mở đầu chiến tranh bằng trận Trân Châu Cảng, làm mưa làm gió ở Châu Á - Thái Bình Dương, gây ra bao tang tóc, đau thương cho những nơi chúng đi qua. Nhưng bằng tinh thần anh dũng, không khoan nhượng của Hồng quân Liên Xô, ý chí đấu tranh chống ách thống trị phát xít Nhật của nhân dân các nước Đông Nam Á và vai trò nhất định của đồng minh Anh – Mỹ. Cuối cùng “kẻ gieo gió ắt phải gặp bão”, Thiên Hoàng Nhật Bản Hirohito phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện quân Đồng Minh, chấm dứt hoàn toàn chiến tranh.
Ngay sau khi Chiến tranh Thái Bình Dương cũng như Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thực hiện quyết định của Hội nghị I-an-ta (2/1945), chủ nghĩa phát xít thế giới (Đức, Ý, Nhật) đều chịu sự quân quản của phe Đồng Minh nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, đưa các nước này trở thành nước tự do, phát triển.
Hậu quả của cuộc chiến tranh là vô cùng nặng nề về người và của.
Trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản, quân đội hai bên tham chiến thiệt hại 6 triệu người. Với Nhật Bản, số người chết chết trên chiến trường Trung Quốc là 1,5 triệu người, chiến trường Thái Bình Dương là 1,2 triệu người. Với Trung Quốc, trong 8 năm kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược (1937 – 1945), nhân dân Trung Quốc đã hi sinh trên 10 triệu người, bị tổn thất về vật chất lên đến 100 tỉ USD.
Ngoài ra, còn nhiều tổn thất của nước khác. Đặt trong sự so sánh với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng thấy tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh này, (xem bảng 4)
Bảng 4: Kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) Số người bị động viên vào quân đội (triệu người) 110
Số người bị chết (triệu người) 60
Số người bị thương và tàn tật (triệu người) 90 Thiệt hại về vật chất (tỉ đô la)
trong đó chi phí quân sự trực tiếp
4000 1384
Cuộc chiến tranh đã gây ra sự nô dịch, thống trị đối với các dân tộc Đông Nam Á – nơi bị phát xít Nhật chiếm đóng. Đồng thời còn phản ánh sự ươn hèn, phản động của các nước thực dân đế quốc – các nước “mẫu quốc”, “bảo hộ” cho các quốc gia Đông Nam Á này.
Sau khi đánh chiếm được một khu vực rộng lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương (phần lớn Trung Quốc, toàn bộ Đông Nam Á, và các quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương), bọn quân phiệt Nhật đã biến khu vực này thành thuộc địa của chúng, thi hành những chính sách kinh tế, chính trị hết sức tàn bạo để bóc lột, vơ vét sức người sức của để phục vụ kế hoạch chiến trạnh của chúng. Dưới ách thống trị của quân đội Nhật Bản và bộ máy chính quyền tay sai bản xứ nền độc lập của các dân tộc, quyền tự do của nhân dân bị chà đạp một cách thô bạo. “Cuộc xâm lược của Nhật Bản đã làm cho hơn 11 triệu người Trung Quốc bị chết, tổng thiệt hại vật chất hơn 5 tỉ đô la”; làm chết 2 triệu người Inđônêxia, 1,1 triệu người Phi-lip-pin” [13, tr21].
Ở Việt Nam, phát xít Nhật tràn vào nước ta ngày 27/9/1940, nhanh chóng thiết lập được bộ máy chính quyền và tay sai ở đây, nhân dân ta rơi vào cảnh “một cổ, hai tròng”. Phát xít Nhật thực hiện chính sách thống trị tàn bạo, khai thác tối đa sức người sức của của Đông Dương phục vụ cho chiến tranh. Đặc biệt, với chính sách
“nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu” đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 đầu năm 1945, làm hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Mặt khác, phát xít Nhật có thể dễ dàng xâm lược toàn Đông Nam Á, thực hiện khai thác tối đa thuộc địa là do bản chất ươn hèn, phản động của các nước thực dân đế quốc tự xưng là nước “bảo hộ”, “mẫu quốc” cho các quốc gia Đông Nam Á này.
Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Châu Á (từ đầu thập niên 30), các nước phương Tây không những không cùng Liên Xô kiên quyết tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, mà còn tỏ thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp, hướng sự tấn công của phát xít Nhật vào Liên Xô.
Đến khi Nhật tấn công Đông Dương (9/1940) và lần lượt các nước thuộc địa của các cường quốc phương Tây này ở Đông Nam Á, thì các nước này không những không hợp tác cùng nhân dân thuộc địa tổ chức đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít mà trái lại còn bắt tay thỏa hiệp đàn áp phong trào cách mạng cùng thống trị thuộc địa hoặc từ chối mọi lời đề nghị hợp tác, bỏ chạy thoát thân.
Tại Philippin, “ngay từ khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương mới bùng nổ, những người yêu nước Phi-lip-pin đã đề nghị chính quyền Mỹ trên đảo liên minh chống Nhật. Nhưng tướng Mac-Actơ chỉ huy quân Mỹ đã từ chối. … Đến đầu năm 1942, Nhật chiếm Phi-lip-pin, quân Mỹ bỏ chạy” [13, tr85]; “Ở Miến Điện và Ma- lai-xia quân Anh cũng xử sự tương tự, thực dân Anh đã từ chối hợp tác với phong trào yêu nước chống Nhật để rồi bỏ chạy trước họng súng của quân Nhật” [13, tr85]; ở Việt Nam, khi Nhật tấn công Lạng Sơn (9/1940), Pháp chống cự yếu ớt, chính quyền địa phương tan rã, bỏ chạy, thực dân Pháp nhanh chóng quỳ gối đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật, cùng phát xít Nhật bóc lột nhân dân ta. “Bộ mặt hèn nhát và tráo trở của chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc ở Châu Á là như vậy”
[13, tr86].
Việc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng và giành thắng lợi, gây nhiều thiệt hại về vật chất và quân sự cho Mỹ , đã giáng một đòn bất ngờ vào chủ nghĩa tư bản Mỹ, cảnh báo tình hình an ninh Mỹ có thể bị tấn công bất ngờ từ bên ngoài bất kì lúc nào; đồng thời còn cho thấy mâu thuẫn gay gắt, chồng chéo trong nội bộ chủ nghĩa tư bản đến mức khụng thể điều hũa được, vạch rừ bản chất xõm lược của chúng. Bên cạnh đó, cũng “đánh dấu sự phá sản của chính sách “Muy- ních Phương Đông”của các chính phủ Mỹ, Anh . Các chính phủ này mưu toan nhân nhượng bọn quân phiệt Nhật để hướng nó vào cuộc tấn công Liên Xô, nhưng rốt cuộc, Mỹ, Anh đã bị lôi vào cuộc chiến ở khu vực này, ở đầu bằng vết nhục cảng Trân Châu” [13, tr8].
Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-shi-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản gây ra hậu quả nghiêm trọng, là hành động đáng lên án, là tội ác chiến tranh khủng khiếp mà Mỹ gây ra cho nhân loại.