Ý nghĩa, tác động của cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu BAI TIEU LUAN CHIEN TRANH THAI BINH DUONG 1941 1945 (Trang 41 - 45)

NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT

3.2 Ý nghĩa, tác động của cuộc chiến tranh

Chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc đánh dấu kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít thế giới (cả Đức, Ý, Nhật). Đầu sỏ chủ nghĩa phát xít thế giới là phát xít Đức, kẻ gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tháng 5/1945, phát xít Đức bị tiêu diệt ở Châu Âu, nhưng phát xít Nhật vẫn ngoan cố kéo dài chiến tranh tại Châu Á. Đến tháng 8/1945, với sự kiện Nhật đầu hàng không điều kiện Đồng Minh, Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc trên tất cả các chiến trường. Hòa bình đã trở lại với nhân loại!

Sau chiến tranh Thái Bình Dương nói riêng, chiến tranh thế giới thứ hai nói chung, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ trở thành cao trào cách mạng, diễn ra rộng khắp thế giới, từ Châu Á, Châu Phi, Mỹ-Latinh. Ở Châu Á, sự thất bại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển, mở đường cho các dân tộc Châu Á đứng lên giải phóng.

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Châu Á diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn, không những chống ách thống trị của phát xít Nhật, mà còn phải đấu tranh chống thái độ bất hợp tác, ra sức đàn áp phong trào cách mạng của các nước đế quốc đã thỏa hiệp câu kết với Nhật cùng bóc lột thuộc địa. Trái ngược hoàn toàn với sự hèn nhát của bọn đế quốc phương Tây thì nhân dân các nước Châu Á đấu tranh kiên cường, anh dũng để giành được độc lập. Tuy nhiên, “chừng nào phát xít Nhật chưa bị thất bại thì cuộc đấu tranh của các dân tộc Châu Á khó giành được thắng lợi trọn vẹn…”. “Thắng lợi của Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật là thắng lợi của cách mạng đối với thế lực phản động hung tàn, của chính nghĩa đối với phi nghĩa, của chủ quyền các dân tộc với các thế lực xâm lược hiếu chiến. Trên đà chiến thắng đó các dân tộc bị áp bức đã vùng lên giành lại chủ quyền dân tộc chính đáng của mình…” [12, tr239].

Nhân dân Miến Điện đã giải phóng được thủ đô Răng-gun (5/1945); Ma-lai- xia, từ tháng 8/1945, đã giải phóng được miến Bắc, miền Trung và nhiều thành phố

lớn khác, tự mình đứng ra tước vũ khí quân Nhật trước khi quân Anh tràn vào. Ở In-đô-nê-xia, các lực lượng yêu nước đã khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trong những ngày phát xít Nhật đầu hàng đưa đến sự ra đời nhà nước Cộng hòa In-đô-nê-xia ngày 17/8/1945. Ở Việt Nam, nắm bắt thời cơ thuận lợi, ngay khi được tin Nhật sắp đầu hàng Đồng Minh, Đảng ta gấp rút chuẩn bị bộ máy lãnh đạo Tổng khởi nghĩa, sẵn sàng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng đã thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Trong hai ngày 14/8 – 15/8/1945, Hội nghị Toàn quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa của Đảng. Tiếp đó, ngày 16/8 và 17/8/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại Hội Quốc dân thông qua kế hoạch khởi nghĩa, lập ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Uỷ ban này sẽ chuyển thành chính phủ lâm thời sau khi khởi nghĩa thắng lợi. Mọi điều kiện cho khởi nghĩa đã sẵn sàng. Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, quân Đồng Minh chưa kịp vào nước ta đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi, thời cơ “ngàn năm có một” cho dân tộc ta tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sáng ngày 19/8/1945, khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi ở Hà Nội, thúc đẩy thời cơ chín muồi ở các địa phương khác; ngày 23/8, lực lượng cách mạng giành được chính quyền ở Huế; 25/8, giành chính quyền ở Sài Gòn. Chiều 30/8/1945, Bảo Đại - vị vua cuối cùng triều đại phong kiến Việt Nam – tuyên bố thoái vị, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến. Sáng ngày 2/9/1945, trước hàng vạn đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng. Cách mạng giành thắng lợi trong cả nước. Cùng dưới sự lãnh đạo phong trào cách mạng của Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhân dân Lào cũng đấu tranh giành được chính quyền, tuyên bố độc lập (12/101945); cách mạng Cam-pu- chia cũng có bước phát triển mới. Tại Phi-lip-pin, Đảng cộng sản đã đứng ra lãnh đạo nhân chống Nhật từ tháng 3/1942, chiến tranh du kích phát triển rộng rãi.

Tháng 10/1944, Mỹ trở lại Phi-lip-pin, đàn áp các lực lượng kháng chiến, tuy vậy phong trào kháng chiến vẫn tiếp tục dâng cao. Trước sức ép của phong trào đấu tranh, Mỹ buộc phải tuyên bố thừa nhận nền độc lập của Phi-lip-pin. Ngày

4/6/1946, nhà nước Cộng hoà Phi-lip-pin ra đời. Ở “đảo pháo đài” Sin-ga-po, trước sức ép của cuộc đấu tranh trong cả nước và sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á và thế giới, ngày 3/6/1959, thực dân Anh buộc phải tuyên bố trao cho Sin-ga-po quyền “quốc gia tự trị”. Nơi nào Hồng quân Liên Xô đặt chân đến thì sự phát triển này càng thuận lợi hơn. Ở Trung Quốc, sau khi tiêu diệt đạo quân Quan Đông, Hồng quân Liên Xô đã trao toàn bộ số chiến lợi phẩm tịch thu được cho Đảng Cộng Sản. Đó là lực lượng quan trọng trong việc đánh đuổi bọn Tưởng Giới Thạch ra khỏi lục địa Trung Quốc năm 1949, đưa cách mạng Trung Quốc đến thành công, lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949). Ở Triều Tiên (phía Bắc vĩ tuyến 38) cũng vậy, được sự phối hợp chặt chẽ của các chiến sĩ Xô Viết, lực lượng cách mạng Triều Tiên đã đẩy mạnh cuộc phản công tiêu diệt bọn phát xít Nhật, giải phóng đất nước. Triều Tiên tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô, đến 9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời, thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi trong cả nước.

Từ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á nói riêng, trên thế giới nói chung đã đưa đến một hệ quả quan trọng là đánh dấu bước đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, các nước thực dân, đế quốc buộc chuyển sang hình thức cai trị mới – thiết lập chế độ thực dân kiểu mới, báo trước sự thất bại của các nước thực dân. Đây là hệ quả mà chính chủ nghĩa thực dân – đế quốc gây ra.

Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo điều kiện cho hàng loạt các nước Xã hội chủ nghĩa ra đời, hình thành hệ thống thế giới các nước xã hội chủ nghĩa.

Từ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, nhiều quốc gia sau khi giành được độc lập đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với Liên Xô hình thành hệ thống thế giới các nước xã hội chủ nghĩa. Được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô sau khi đánh đuổi phát xít Đức, các nước Đông Âu đã giành được độc lập, sau đó lần lượt tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ tháng 7/1945 đến 10/1945). Ở Châu Á với sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9/9/1948),

nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới nối liền từ Châu Âu sang Châu Á, từ Đông sang Tây.

Với các nước tư bản, “Thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh chống phát xít đã đẩy chủ nghĩa tư bản thế giới vào cuộc tổng khủng hoảng của nó…” thể hiện một cách nổi bật ở sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ và sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

“…Cuộc chiến tranh chống phát xít thực chất là cuộc chiến đấu giữa các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ với các thế lực gây chiến phát xít và phản động.

Kết quả của cuộc chiến tranh không những ngược lại với mộng tưởng điên cuồng của bọn phát xít, mà còn làm cho ý đồ của bọn đế quốc Mỹ, Anh, Pháp bị phá sản.

Sau chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời và lớn mạnh; hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân sụp đổ, phong trào công nhân và cộng sản cùng các lực lượng dân chủ tiến bộ trong các nước tư bản lớn mạnh, cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, tư tưởng trong hệ thống tư bản chủ nghĩa trở nên trầm trọng. Tất cả những nhân tố đó đã đẩy chủ nghĩa tư bản thế giới vào giai đoạn thứ hai của cuộc tổng khủng hoảng…”[12, tr240] .

Với Nhật Bản, cuộc chiến tranh đã làm thay đổi tính chất nên chính trị Nhật.

Chủ nghĩa quân phiệt Nhật là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và đã phải gánh chịu kết cục nặng nề. Sau chiến tranh, theo quyết định của các nước Đồng Minh, nền quân phiệt Nhật bị thủ tiêu hoàn toàn, tạo điều kiện cho các lực lượng dân chủ tham gia các hoạt động chính trị, lên nắm chính quyền. Theo Hiến pháp 1946, chế độ chính trị Nhật là Quân chủ lập hiến, vua ở Nhật không còn thực quyền như trước, chỉ còn tồn tại trên hình thức. Chiến tranh kết thúc, theo quyết định của hội nghị Pốtx-đam, nước Nhật phải chịu sự quân quản của Đồng Minh (trực tiếp là Mỹ), trong thời gian 5 năm, nhằm thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, đưa Nhật trở thành một nước tự do, phát triển. Tình trạng này chính là nguyên nhân dẫn đến Nhật phụ thuộc về quân sự, quốc phòng vào Mỹ, cho đến tận ngày nay (theo Hiến pháp năm 1946).

Chiến tranh Thái Bình Dương còn tác động quan trọng đến quan hệ quốc tế, đến việc hình thành một trật tự thế giới mới. Trật tự thế giới đầu tiên được xác lập

tại Hội nghị Véc-xai (1919) và Hội nghị Oa-sinh-tơn (1921), nhưng trật tự này mang tính chất bất bình đẳng và chưa thoả mãn quyền lợi các nước đế quốc. Chính vì vậy mà nhân loại lại chứng kiến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn ra trong thời gian chưa đầy 50 năm, để phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự thế giới mới. Chiến tranh Thái Bình Dương là bộ phận của chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm phân chia lại thuộc địa ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc đánh dấu sự chấm dứt của Thế chiến hai, một trật tự thế giới mới được thiết lập, đảm bảo quyền lợi công bằng hơn cho các quốc gia.

Đó là trật tự hai cực Ianta, được chi phối bởi Liên Xô và Mỹ. Trật tự hai cực Ianta chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế từ khi ra đời. Vai trò của Liên Xô và Mỹ được nâng lên.

Một phần của tài liệu BAI TIEU LUAN CHIEN TRANH THAI BINH DUONG 1941 1945 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w