Định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng

Một phần của tài liệu phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở huyện vụ bản (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 3: MỘT SÔ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN

3.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng

Nhìn vào thực tiễn nền kinh tế nước ta hơn một thập kỉ qua, sự phát triển nhanh chóng với những đóng góp to lớn của các DNV& là không thể phủ nhận. Vì vậy, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa loại hình doanh nghiệp này không chỉ là một kế sách tạm thời mà là một chiến lược lâu dài, ngay cả khi nền kinh tế đạt được trình độ phát triển cao. Tuy nhiên, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng cần nhất quán một số quan điểm định hướng sau:

3.1.1. Phát trển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gắn với việc tạo lập các quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp lớn trong đó các doanh nghiệp lớn đóng vai trò đầu mối trung tâm, chi phối và dẫn dắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thế giới hiện nay đang diễn ra hai quá trình trái ngược nhau. Một mặt, xu thế tập trung hoá và quốc tế hoá kinh tế đã thúc đẩy tăng nhanh quy mô của các tập đoàn kinh tế lớn. Mặt khác, xu thế cải cách công nghệ với tốc độ nhanh và nhu cầu thay đổi thường xuyên của thị trường lại đòi hỏi phải tổ chức các đơn vị kinh tế ở quy mô vừa và nhỏ để dễ thích ứng với môi trường kinh doanh. Nước ta cũng không đứng ngoài quá trình chung đó. Để đạt được những mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, không thể thiếu các doanh nghiệp lớn có trang thiết bị hiện đại với đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng cạnh tranh, nhất là trên thị trường thế giới.

Trong những năm tới, các doanh nghiệp lớn sẽ chiếm lĩnh những ngành công nghiệp trọng yếu, những lĩnh vực đòi hỏi phải tổ chức liên hoàn giữa các khâu, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất hoặc phải lựa chọn công suất lớn mới có hiệu quả, khu vực còn lại là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể liên kết lại trong tổng công ty, hoặc hợp nhất lại thành doanh nghiệp lớn. Việc sáp nhập là do yêu cầu khách quan , do lợi ích kinh tế quy định chứ không phải thu hẹp đâù mối một cách giản đơn, máy móc.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngoài việc đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng yếu do các doanh nghiệp lớn đảm nhận, cần phải phát huy sức mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc cung ứng những phụ kiện và những nguyên liệu hoặc dịch vụ nhất định. Với chức năng kinh tế như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đóng góp vào nền kinh tế bằng cách tạo ra mối liên kết ngành và nhân rộng hiệu ứng lan toả. Mối liên kết này tạo ra sự hỗ trợ thúc đẩy cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, trong đó doanh nghiệp lớn đóng vai trò trung tâm, nòng cốt còn doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở thành các vệ tinh của các doanh nghiệp lớn. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế, các doanh nghiệp lớn chi phối các ngành trọng yếu đã lựa chọn việc mua các yếu tố đầu vàc sản xuất trong nước thay cho việc nhập khẩu linh kiện và nguyên liệu thô mà trong nhiều trường hợp có thể rẻ hơn. Đây là

mối liên kết này mang lại lợi ích cho cả hai phía, nhất là hạn chế những rủi ro, nguy cơ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cạnh tranh trên thị trường.

Quan hệ liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp vừa nhỏ với các doanh nghiệp lớn có thể được thực hiện qua các hình thức:

-Doanh nghiệp vừa và nhỏ sơ chế, doanh nghiệp lớn tinh chế nguyên liệu và tổng hợp sử dụng nguyên liệu.

-Để chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp lớn sản xuất những chi tiết, bộ phận khó đòi hỏi công nghệ phức tạp, Doanh nghiệp vừa và nhỏ gia công các bộ phận, các chi tiết còn lại, doanh nghiệp lớn tiến hành lắp ráp, tiêu thụ sản phẩm.

-Doanh nghiệp lớn làm một số dịch vụ cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như bao tiêu sản phẩm, tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo....

Công cụ để thực hiện liên kết kinh tế nói trên là hợp đồng kinh tế, tổ chức các hiệp hội theo ngành hoặc cao hơn có thể là tập đoàn kinh tế.Vấn đề cơ bản là phải dựa trên yêu cầu khách quan của phân công lao động.

3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở đa dạng hoá ngành nghề và mặt hàng sản xuất, đồng thời duy trì và phát triển ngành nghề, mặt hàng truyền thống của địa phương

Trong nên kinh tế thị trường, vấn đề đa dạng hoá sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đặt ra như một yêu cầu cần thiết khách quan.

Tuy nhiên để quá trình đa dạng hoá đạt kết quả kinh tế cao cần hết sức tránh xu hướng đa dạng hoá một cách cảm tính, gặp gì sản xuất ấy, phương hướng sản xuất không được định hình một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn. Để phát huy tối đa hiệu qủa của đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, quá trình đa dạng hoá của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh được đặt trong mối quan hệ với việc phát huy tối đa thế mạnh của các ngành nghề truyền thống, của các " làng nghề" đã có.

Doanh nghiệp này có ưu thế nổi bật là qui mô vừa và nhỏ, có thể lựa chọn địa điểm linh hoạt trên cơ sở tận dụng được các nguồn tài nguyên, nguyên liệu phân tán ở

đa dạng hoá, mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không thể phát triển tràn lan những ngành nghề như mong muốn, điều đó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh hiện nay. Các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trước hết phải vực dậy các ngành nghề truyền thống đã có, tận dụng một cách tối đa lợi thế về tay nghề, về lực lượng lao động, về truyền thống sản xuất , về khả năng nguyên liệu ở những vùng nông thôn làm động lực phát triển cho chính bản thân nó. Duy trì và phát triển các ngành nghề và mặt hàng truyền thống là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đồng thời tạo nên thế mạnh, vẻ độc đáo riêng của công nghiệp mỗi vùng.

3.1.3.Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở sử dụng công nghệ và kĩ thuật hiện đại

Trong tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới và hiện đại hoá kĩ thuật, công nghệ là một yêu cầu quan trọng mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp.

Điều đó xuất phát từ thực trạng công nghệ, kĩ thuật còn lạc hậu tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Vì vậy trong thời gian tới cần tập trung sự ưu tiên cho các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ có khả năng sử dụng những công nghệ- kĩ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tự xác định được công nghệ thích hợp của mình là gì? Có phù hợp với đặc điểm, điều kiện, qui mô sản xuất , trình độ tiếp nhận của cán bộ công nhân hay không? Thị trường trong và ngoài nước sẽ ra sao? Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thế nào?

Để vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, vừa đáp ứng được những đặc điểm và điều kiện riêng của các doanh nghiệp, phương hướng chung về công nghệ có thể nêu lên như sau: áp dụng công nghệ nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ hiện đại với một số doanh nghiệp có khả năng. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến lương thực, thực phẩm… cần áp dụng công nghệ hiện đại, còn đối với đại đa số các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ còn lại vẫn duy trì và áp dụng công nghệ ở nhiều trình độ khác nhau tuỳ điều kiện cụ thể nhưng cần đầu tư có trọng điểm.

3.1.4. Phát triển DNV&N ngoài quốc doanh phải đảm bảo khuyến khích phát triển các hình thức sở hữu khác nhau

Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng không nằm ngoài việc huy động vốn trong dân, giải quyết thất nghiệp, nâng cao thu nhập của dân cư, tăng thu ngân sách cho Nhà nước.

Trong những năm qua, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời. Mỗi doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng trong việc đáp ứng các mục tiêu nói trên. Vì vậy, đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp sẽ khắc phục được các nhược điểm, phát huy những ưu điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp đáp ứng một các tốt nhất hệ thống mục tiêu đặt ra.

Việc lựa chọn và tập trung ưu tiên cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể theo hướng: cần tập trung ưu tiên các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty, trước hết là các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn,tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn nữa loại hình công ty cổ phần, các hình thức kinh tế nhà nước. Đổi mới và khôi phục các loại hình kinh tế hợp tác, khuyến khích sự phát triển của kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình.

Các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty có quy mô sản xuất (quy mô về vốn và lao động) lớn hơn cả. Điều đó tạo ra những thuận lợi cơ bản trong việc tiếp nhận tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất, kể cả về quy mô vốn để tiếp nhận cũng như khả năng sử dụng có hiệu quả những thành tựu kĩ thuật mới. Trên phương diện tập trung vốn, loại hình công ty, đặc biệt là công ty cổ phần có những ưu việt hơn hẳn so với doanh nghiệp tư nhân, nhưng trên thực tế các loại hình này vẫn còn ít được áp dụng. Điều đó có nguồn gốc từ tâm lý, tập quán sản xuất nhỏ, manh mún còn ăn sâu trong tư duy kinh tế của người Việt Nam, không dễ gì một sớm một chiều có thể thay đổi được. Nhìn chung trong giới doanh nhân nước ta, tâm lý trong trong làm ăn vẫn là không muốn chia sẻ quyền lực trong quản lý. Do vậy hình thức doanh nghiệp tư nhân tuy có hạn hơn về khả năng huy động vốn song lại phù hợp với đặc điểm tâm lý nói trên. Việc định hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh không thể bỏ qua đặc điểm này.

3.1.5. Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường quản lý vĩ mô, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên

Hệ thống pháp luật đảm bảo cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đi vào nền nếp, vận hành theo một trật tự nhất định có sự kiểm soát của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều thiếu sót chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay.

Do vậy, cùng với quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo sự điều chỉnh và điều tiết các hoạt động kinh tế của xã hội và của riêng loại hình doanh nghiệp này. Chúng ta cần quán triệt hơn nữa nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ pháp luật, đồng thời cần quán triệt hơn nữa tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan thiên nhiên là một yêu cầu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. ở Tỉnh Nam Định hiện nay, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường ngày càng lớn. Nếu tình trạng này kéo dài thì chắc chắn sẽ gặp những cuộc khủng hoảng lớn giữa yêu cầu của sự phát triển và đảm bảo môi trường sống trong sạch cho dân cư. Do đó vấn đề đặt ra là phát triển các doanh nghiệp phải trên cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan tự nhiên.

Trên đây là những quan điểm định hướng cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng. Trong thời gian tới, động thái phát triển kinh tế của đất nước và những nhân tố tác động từ bên ngoài tiếp tục đem laị những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này, vấn đề cấp bách hiện nay là tìm kiếm và thực thi các giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả nhất.

3.2. Các giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện

Một phần của tài liệu phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở huyện vụ bản (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w