CHƯƠNG 3: MỘT SÔ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN
3.2. Các giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Vụ Bản
3.2. 1. Nhóm giải pháp về tài chính 3.2.1.1. Giải pháp n
3.2.1.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và tăng cưòng khả năng huy động vốn
a. Cơ sở giải pháp:
Vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Vụ Bản là thiếu vốn, nhất là vốn bổ sung. Do thiếu vốn, nhiều phương án kinh doanh mất tính khả thi thậm chí nhiều cơ hội kinh doanh bị tuột mất. Vốn ít, nhiều doanh nghiệp không chịu đựng được những cú sốc của thị trường, nhất là với một thị trường đang trong quá trình hình thành ở nước ta. Tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng đẩy không ít các doanh nghiệp vào thế sập tiệm ngoài ý muốn.
Các doanh nghiệp này lại rất khó có thể huy động vốn từ các nguồn tín dụng. Khi có nhu cầu huy động vốn họ buộc phải vay trong dân, dưới hình thức nặng lãi. Rốt cuộc là, kết thúc mỗi chu kì kinh doanh, sau khi trả lãi suất tiền vay, lợi nhuận còn lại hầu như không đáng kể. Hiệu quả kinh doanh thấp lại không đủ cơ sở cho việc lập luận chứng khả thi để các ngân hàng làm thủ tục giải ngân. Thật là một vòng luẩn quẩn, một khó khăn được bình phương đối với các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ.
Để tháo gỡ vòng luẩn quẩn trên, các doanh nghiệp nên có giải pháp cho chính mình để tự huy động vốn trước khi nghĩ đến việc vay vốn tín dụng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp sau:
b. Nội dung giải pháp
- Các doanh nghiệp xem xét lại qui mô sản xuất của mình, lập kế hoạch và tìm tòi hợp tác dưới nhiều hình thức như liên doanh, liên kết…có thể là với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hoặc tìm nhà đầu tư về tài chính trên cơ sở vật chất sẵn có của mình và có kế hoạch cũng như thỏa thuận cụ thể về lợi nhuận khi liên doanh, liên kết với các đối tác bên ngoài.
- Đẩy nhanh quá trình tích lũy, tái đầu tư mở rộng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Bằng cách đó, có thể huy động được vốn dưới hình thức tín chấp.
- Sử dung có hiệu quả nguồn vốn tự có và vốn đi vay. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ xảy ra mâu thuẫn là vừa thiếu vốn lại vừa sử dụng vốn rất lãng phí. Để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các doanh nghiệp phải tránh tình trạng để vốn nằm đọng ở các khâu ( như dự trữ vật tư quá lớn, vốn nằm ở sản phẩm dở
dang hoặc tồn kho quá nhiều). Biện pháp để khắc phục tình trạng này là thực hiện phương thức thanh toán qua ngân hàng, thông qua đó những khoản tiền nhàn rỗi vẫn có thể sinh lời. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng tiếp cận với các tri thức và kinh nghiệm quản trị vốn hiện đại. Hiện tại, hiệu quả sử dụng vốn vẫn được xem xét một cách giản đơn.
c. Kết quả thực hiện giải pháp
Giải pháp tự tìm tòi để huy động vốn là giải pháp tự cứu mình bằng chính khả năng của mình. Đây là giải pháp mà các doanh nghiệp nên nghĩ đến trước khi nghĩ đến việc đi vay từ các quĩ tín dụng. Thực hiện được giải pháp này sẽ mang lại cho doanh nghiệp những thuận lợi như:
- Các doanh nghiệp sẽ có chỗ dựa uy tín là các doanh nghiệp mà mình liên kết, dựa trên uy tín đó các doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn hoặc kinh doanh có hiệu quả hơn so với việc phải tự đương đầu một mình. Trên thực tế đã có một số doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn liên kết với các doanh nghiệp lớn hơn trong cùng lĩnh vực sản xuất để tự cứu mình và đã thành công.
- Dưới hình thức này, một số doanh nghiệp ít vốn tại địa bàn có thể tìm thấy - Dưới hình thức này, một số doanh nghiệp ít vốn tại địa bàn có thể tìm thấy những người bạn liên minh có nhiều vốn ở địa phương khác muốn làm ăn trên địa bàn những người bạn liên minh có nhiều vốn ở địa phương khác muốn làm ăn trên địa bàn mình, hoặc thuần tuý chỉ muốn mở rộng địa bàn hoạt động. Bằng cách này, nhiều doanh mình, hoặc thuần tuý chỉ muốn mở rộng địa bàn hoạt động. Bằng cách này, nhiều doanh nghiệp ít vốn nhưng có quan hệ công nghệ với nhau có thể liên minh lại để đối phó với sự nghiệp ít vốn nhưng có quan hệ công nghệ với nhau có thể liên minh lại để đối phó với sự ép giá, ép thể thức thanh toán của cả người bán nguyên liệu với người mua sản phẩm hoặc ép giá, ép thể thức thanh toán của cả người bán nguyên liệu với người mua sản phẩm hoặc đẩy nhanh vòng quay của vốn do có sự tin cậy lẫn nhau, giảm bớt thủ tục thanh toán, đẩy nhanh vòng quay của vốn do có sự tin cậy lẫn nhau, giảm bớt thủ tục thanh toán, thậm chí có thể tránh được thuế đánh trùng lắp nhiều lần.
thậm chí có thể tránh được thuế đánh trùng lắp nhiều lần.
3.2.1.2. Giải pháp hỗ trợ tiếp cận vay vốn tín dụng a. Cơ sở giải pháp
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp khó tiếp cận các, nguồn vốn, nguyên nhân xuất phát từ hai phía:
+ Từ phía các tổ chức tín dụng (các ngân hàng): mặc dù NH đã xả van cho vay, nhưng vẫn “chắc tay” với tài sản đảm bảo, thủ tục, điều kiện để vay vốn ngân hàng còn nhiều phiền hà, gây khó, không thể tiếp cận được vốn .Khi cho doanh nghiệp vay, ngân hàng cần phải có các bước đánh giá rủi ro về phương án kinh doanh, dòng tiền ... Doanh
nghiệp chỉ được vay khi đảm bảo các tiêu chí như hệ thống quản trị tốt, kinh doanh có hiệu quả, có lịch sử quan hệ tín dụng, có thị trường, khách hàng và tiềm lực tài chính.
Doanh nghiệp phải có vốn tự có tối thiểu 30-40%, còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ 60-70%, vì nếu dựa hoàn toàn vào đồng vốn vay ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ khó trụ vững.
+ Về phía doanh nghiệp: hầu hết còn hạn chế về kỹ năng quản trị, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực; nguồn vốn tự có thấp; việc lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế… Hơn nữa, hệ thống thông tin, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp chưa đồng bộ và thống nhất... khiến khả năng vay vốn của doanh nghiệp càng khó khăn hơn.
b. Nội dung giải pháp
Giải pháp cho các vấn đề này phải xuất phát từ hai phía cụ thể:
- Các ngân hàng thương mại:
+ Tiếp cận sâu sát hơn và có hình thức tư vấn cho doanh nghiệp sử dụng các công cụ của thị trường tài chính phù hợp với nhu cầu và đánh giá được độ rủi ro trong hoạt động của mình
+ Duy trì tỷ lệ thanh khoản cao nhằm tăng khả năng mở rộng tín dụng, tạo lượng khách hàng phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng. các ngân hàng cần phân loại doanh nghiệp để từ đó có hướng đầu tư tập trung
+ Xem xét cho vay vốn với lãi suất thấp đối với những dự án có hiệu quả; hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục vay
- Các doanh nghiệp:
+ Các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, cơ cấu lại vốn và dòng tiền để thích ứng với điều kiện mới. Nghĩa là doanh nghiệp cần giảm hàng tồn kho, giảm công nợ để thu hồi vốn nhanh.
+ Hệ thống các giải pháp đồng bộ như tiết kiệm chi phí, giảm các tiêu hao trong sản xuất, kinh doanh, kết hợp với áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại sản xuất…
Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này thì các doanh nghiệp phải tham gia vào Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh để Hiệp hội sẽ có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nguồn vốn, tìm hiểu pháp lý, nắm bắt thông tin, làm cầu nối cho doanh nghiệp giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó, Hiệp hội đề xuất các cơ quan hữu quan sửa đổi các quy định để có chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trên mỗi một khu vực sản xuất kinh doanh.
c. Kết quả thực hiện
Nếu giải pháp được thực hiện sẽ mang lại những thuận lợi sau cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn:
- Doanh nghiệp dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng để duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Doanh nghiệp vay được các khoản tín dụng theo mong muốn và sử dụng đúng với mục đích của mình
- Chiến lược sản xuất kinh doanh được thực hiện so có vốn đầu tư thuận lợi sẽ tăng cường hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp do được đầu tư vào sản xuất kinh doanh ( đầu tư vào công nghệ hiện đại, cũng như nguồn nhân lực,,,), dẫn đến chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới 3.2.2.1. Cơ sở giải pháp
Bên cạnh khó khăn về vốn, tình trạng thiết bị kĩ thuật và công nghệ cũng đang là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Kĩ thuật công nghệ lạc hậu, kéo theo năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh và doanh thu hạn chế… đang là áp lực nặng nề đối với các doanh nghiệp này. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ này là phải nỗ lực đầu tư để đổi mới trang thiết bị công nghệ.
Tuy nhiên, việc quyết định áp dụng công nghệ ở trình độ nào phải dựa trên cơ sở phân tích kĩ thực trạng về vốn, trình độ đội ngũ lao đông, đặc điểm ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt hoạt động,... Phương hướng chung đối với các doanh nghiệp hiện nay là:
+ Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, hợp tác xã và các hộ cá thể có khả năng, hoạt động trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và truyền thống của địa phương như: đúc gang, thép, chế biến gỗ thì cần thiết phải áp dụng ngay công nghệ tiên tiến hiện đại. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng và mẫu mã sản phẩm, phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, trước hết là thị trường nội hạt của thành phố.
+ Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện huy động vốn, các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành không phải là thế mạnh của thành phố, sản phẩm làm ra được xác định tiêu thụ ở thị trường tỉnh và không có sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập như: Các cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như giấy, nước uống... thì có thể tận dụng công nghệ trung gian, công nghệ thu hút nhiều lao động để giảm thiểu chi phí và tận dụng nguồn nhân lực dồi dào với giá thuê nhân công thấp tại địa phương.
3.2.2. 2. Nội dung giải pháp
Đổi mới công nghệ là một quá trình lâu dài và phức tạp vì nó ảnh hưởng đến trực tiếp luôn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, truwocs khi đổi mới chủ doanh nghiệp phải xác định tư tưởng sau:
Một là, thúc đẩy đổi mới công nghệ là một quá trình phức tạp. Đây không đơn giản chỉ là hỗ trợ về mặt nghiên cứu khoa học mà còn phải phối hợp giải quyết đồng thời nhiều yếu tố có liên quan như tìm nguồn tài chính để thực thi dự án, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm mới... Muốn đổi mới thành công đòi hỏi phải có tinh thần kinh doanh để vượt qua những thất bại có thể xảy ra trong quá trình ứng dụng ban đầu.
Hai là, trong quá trình đổi mới, sức kéo của thị trường có tầm quan trọng đặc biệt.
Có thể đầu tư nhiều thời gian và tiền của cho công tác nghiên cứu - triển khai và phát triển sản phẩm nhưng nếu như khụng nhỡn rừ nhu cầu của thị trường thỡ ngay cả những sáng chế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cũng sẽ chỉ nằm trong “ngăn kéo” mà thôi.
Ba là, không bao giờ được xem nhẹ vai trò quan trọng của khâu truyền bá trong quá trình đổi mới. Các cơ chế chuyển giao công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc truyền bá thông tin về công nghệ mới và kinh nghiệm thực tiễn liên quan tới quá trình đổi mới cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và giới kinh doanh.
Bốn là, đổi mới công nghệ đòi hỏi sự phối hợp nỗ lực của một mạng lưới các tổ chức, các nguồn lực và con người cùng hoạt động một cách có hiệu quả. Đặc biệt, đổi mới công nghệ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Chính vì vậy, việc quản lý nhân sự trong quá trình thực hiện đổi mới có vai trò quyết định. Kinh nghiệm của những doanh nghiệp đổi mới thành công chỉ ra rằng, chính họ đã khéo kết hợp đồng thời cả 3 yếu tố:
Tìm được một kíp nghiên cứu mạnh; tìm được nguồn vốn nhàn rỗi để thực thi dự án; tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm mới.
Năm là, đổi mới công nghệ thành công luôn đòi hỏi có người đi tiên phong - họ là những người sớm nhận ra giá trị của công nghệ mới và có những nỗ lực đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới. Nhờ vậy, nhiều công nghệ mới được phổ biến, nhân rộng trong thực tiễn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với DNV &N.
a. Đối với các cơ quan có thẩm quyền
Thứ nhất, cần có chính sách hỗ trợ vật chất cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ như:
- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng đối với những tư nhân vay vốn cho mục đích đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ,
- Thực hiện ưu tiên miễn giảm thuế cho các sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, các sản phẩm mới do các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra,
- Miễn thuế trong 3 năm đầu và giảm 50% cho hai năm tiếp theo như đề nghị của Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã đề xuất.
Thứ hai, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, áp dụng lãi suất thấp cho các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới kỹ thuật - công nghệ hoặc áp dụng các phương pháp quản trị sản xuất, quản trị chất lượng sản phẩm tiên tiến.
Thứ ba, xây dựng các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trên địa bàn để trực tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp về các mặt: chế thử sản phẩm, đảm bảo các hoạt động đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm,...
Thứ tư, thường xuyên cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin về công nghệ tiên tiến, tình hình thị trường và các quá trình chuyển giao thông qua các hình thức như: hội thảo, tham quan, triển lãm,... giúp các doanh nghiệp tự xác định được những công nghệ hiện đại, phù hợp.
b. Đối với các doanh nghiệp
- Thứ nhất, tiến hành liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp lớn hơn trên địa bàn và các vùng lân cận để tạo ra những cơ sở kỹ thuật và tài chính đủ mạnh, đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản trị hiện đại. Ví dụ các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ gỗ như giường tủ có thể liên kết với các công ty cổ phần ở qui mô lớn hơn để sử lí các công đoạn hoàn thiện các sản phẩm với chất lượng tốt hơn là cứ để các sản phẩm đó hoàn thiện bằng tay vì máy móc và công nghệ sẽ có những qui trình và độ chuẩn xác nhất định.
- Thứ hai- Thứ hai, các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức tín dụng thuê mua để bổ, các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức tín dụng thuê mua để bổ xung máy móc thiết bị. Với hình thức này, doanh nghiệp được sử dụng máy móc thiết bị xung máy móc thiết bị. Với hình thức này, doanh nghiệp được sử dụng máy móc thiết bị cần thiết mà không phải đầu tư một lần với số lượng vốn lớn. Nhờ đó giải quyết được vấn cần thiết mà không phải đầu tư một lần với số lượng vốn lớn. Nhờ đó giải quyết được vấn đề khó khăn về vốn của doanh nghiệp. Hình thức này hiện đang có xu hướng phổ biến ở đề khó khăn về vốn của doanh nghiệp. Hình thức này hiện đang có xu hướng phổ biến ở nước ta.
nước ta.
3.2.2.3 Kết quả thực hiện 3.2.2.3 Kết quả thực hiện
Khi các ông chủ doanh nghiệp đã chịu đầu tư đổi mới tư duy, đổi mới công nghệ Khi các ông chủ doanh nghiệp đã chịu đầu tư đổi mới tư duy, đổi mới công nghệ bằng hình thức tự mua hoặc thuê, liên doanh, liên kết sẽ mang lại cho doanh nghiệp bằng hình thức tự mua hoặc thuê, liên doanh, liên kết sẽ mang lại cho doanh nghiệp những kết quả sau:
những kết quả sau:
+ Hiệu quả sản xuất nâng cao + Hiệu quả sản xuất nâng cao + Chất lượng đảm bảo
+ Chất lượng đảm bảo
+ Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường + Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường + Tăng lợi nhuận do chi phí sản xuất giảm + Tăng lợi nhuận do chi phí sản xuất giảm