Kết quả nghiên cứu 1. Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với hình thức thương mại điện tử của công ty TNHH MTV Góc Phố Danaco (Trang 41 - 50)

CễNG TY TNHH MTV GểC PHỐ DANACO

3.1. Kết quả nghiên cứu 1. Thống kê mô tả

Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu thực hiện dựa trên công cụ Google Form và gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến khách hàng đặt hàng trực tuyến của công ty. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 200 phiếu, kết quả thu hồi là 158 phiếu, trong đó có 135 phiếu hợp lệ được dùng để đưa vào phân tích.

Dữ liệu thu thập được trình bày tóm tắt thông qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Thống kê mô tả mẫu

Phân bố mẫu Tần suất Tỷ lệ %

Giới tính Nam 61 45,2

Nữ 74 54,8

Tổng 135 100

Nghề nghiệp Học sinh, sinh

viên 38 28,1

Nhân viên văn

phòng 72 53,3

Lao động phổ

thông 3 2,2

Khác 22 16,3

Tổng 135 100

Mức độ truy cập website

công ty

Thường xuyên 60 40

Thỉnh thoảng 35 25,9

Rất ít hoặc

không 40 34,1

Tổng 135 100

Mức độ đặt hàng trực

tuyến

Thường xuyên 48 35

Thỉnh thoảng 57 42

Đây là lần đầu 30 23

tiên

Tổng 135 100

Hình thức

thanh toán Thanh toán tiền mặt khi

nhận hàng 74 54,8

Chuyển khoản

ngân hàng 51 37,8

Khác 10 7,4

Tổng 135 100

Sản phẩm

phổ biến Mặt hàng tiêu

dùng 44 32,6

Đồ uống thực

phẩm 66 48,9

Nông lâm sản 7 5,2

Vật liệu xây

dựng 16 11,9

Khác 2 1,5

Tổng 135 100

3.1.1.1. Tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến theo nghề nghiệp, giới tính

a. Theo nghề nghiệp

Nhìn chung cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng là những đối tượng thường xuyên

mua hàng trực tuyến với 53%,. Họ là những khách hàng làm việc theo giờ hành chính, ít có thời gian mua sắm, lại thường xuyên làm việc trên máy tính. Tiếp theo là học sinh sinh viên với 28%. Bên cạnh đó, khách hàng khác như chủ đại lý, chủ của hàng tạp hóa,… cũng chiếm tới hơn 16%.

Đơn vị : Phần trăm (%)

(Nguồn : Khảo sát)

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khách hách hàng mua sắm trực tuyến theo nghề nghiệp

b. Theo giới tính

Theo kết quả khảo sát cho thấy, phái nữ vẫn là đối tượng chiếm đa số trong hoạt

động mua sắm trực tuyến với hơn 54%. Trong đó nam giới chỉ chiếm 45%.

Đơn vị : Phần trăm (%)

(Nguồn : Khảo sát)

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khách hách hàng mua sắm trực tuyến theo giới tính

3.1.1.2. Mức độ tham gia mua sắm trực tuyến của khách hàng với công ty

a. Mức độ thường xuyên truy cập website của công ty

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ khách hàng thường xuyên truy câp vào website của công ty vẫn còn thấp. Trong khi mức độ thường xuyên chiếm 60% thì mức độ rất ít hoăc không lại chiếm tới 40%.

Điều này cho thấy website của công ty chưa thu hút đươc khách hàng truy cập.

Đơn vị : Phần trăm (%)

(Nguồn : Khảo sát)

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên truy cập website công ty của khách hàng

b. Mức độ thường xuyên đặt hàng trực tuyến

Nhìn chung, mức độ khách hàng thường xuyên đặt hàng trực tuyến cho công ty vẫn ở mức hạn chế. Mức độ thường xuyên đặt

hàng chỉ chiếm 48% trong khi đó mức độ thỉnh thoảng chiếm 57%

và lần đầu tiên chiếm 30%.

Đơn vị : Phần trăm (%)

(Nguồn : Khảo sát)

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên đặt hàng trực tuyến

3.1.1.3. Hình thức thanh toán

Vì công ty mới áp dụng thương mại điện tử vào quá trình kinh doanh nên các hình thức thanh toán chưa được đa dạng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi đặt hàng trực tuyến. Đa số khách hàng vẫn lựa chon hình thức thanh toán tiền mặt chiếm 54,8%, chuyển khoản ngân hàng chiếm 37,8 %. Hình thức thanh toán khác như sử dụng thẻ cào điện thoại,… chiếm 7,4%.

Đơn vị : Phần trăm (%)

(Nguồn :

Khảo sát)

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện các hình thức thanh toán khách hàng sử dụng

3.1.1.4. Các sản phẩm phổ biến

Nhìn chung mặt hàng tiêu dùng và đồ uống, thực phẩm vẫn là sản phẩm được khách hàng lựa chọn mua và đặt hàng cao nhất chiếm 32,6% và 48,9%. Các sản phẩm còn lại như vật liệu xây dựng chiếm 11,9%, nông lâm sản chiếm 5,2%. Sản phẩm khác như xử lý dữ liệu, phần mềm…chiếm 1,5%.

Đơn vị : Phần trăm (%)

(Nguồn : Khảo sát)

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện các sản phẩm được khách hàng đặt hàng trực tuyến

Qua biểu đồ trên ta thấy các mặt hàng trên website của công ty đều có tỷ lệ khách hàng thường xuyên đặt hàng với tỷ lệ khá chênh lệch.

- Sản phẩm đồ uống, thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,9%.

Đây là sản phẩm được khách hàng đặt hàng nhiều nhất trên website theo thống kê.Điều này cho thấy nhu cầu mua sắm sản phẩm đồ uống thưc phẩm khách hàng ngày càng tăng.

- Bên cạnh đó, nhu cầu về sản phẩm nông lâm sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng cũng có tỷ lệ khá cao khi lần lượt là 5,2%, 11,9%, 32,6%.

3.1.2. Kiểm định và đánh giá thang đo

Việc kiểm định và đánh giá thang đo được tiến hành qua 2 bước theo trình tự : phân tích mối tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo bằng Cronbach’s Alpha nhằm loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo, thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo và các khái niệm nghiên cứu.

3.1.2.1. Phân tích Cronbach’s Alpha

a. Tiêu chuẩn đánh giá

Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo. Nó cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm.

Hệ số Cronbach’s Alpha (CA) được qui định như sau:

- Cronbach’s Alpha < 0.6 : Thang đo cho nhân tố là không phù hợp. Có thể do thiết kế bảng câu hỏi chưa tốt hoặc dữ liệu thu được từ khảo sát có nhiều mẫu xấu .

- 0.6 < Cronbach’s Alpha <0.7 : Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để thực hiện nghiên cứu mới.

- 0.7 < Cronbach’s Alpha <0.8 : Hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho bài nghiên cứu.

- 0.8 < Cronbach’s Alpha <0.95 : Hệ số Crobach’s Alpha rất tốt.

Đõy là kết quả từ bảng cõu hỏi được thiết kế trực quan, rừ ràng, phân nhóm tốt và mẫu tốt, không có mẫu xấu.

- Cronbach’s Alpha > 0.95 : Hệ số Cronbach’s Alpha ảo do có hiện tượng trùng biến. Nguyên do là thiết kế nội dung các câu hỏi trong cùng nhân tố cùng phản ánh một vấn đề hoặc không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa.

b. Kết quả phân tích

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát được mô tả trong bảng sau :

Bảng 3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến độc lâp và biến phụ thuộc

Biến quan sát Giá trị trung

bình Hệ số tương quan biến -

tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

bỏ biến

1. Biến độc lập

1.1. Độ tin cậy(TC), Cronbach’s Alpha = 0,781

TC1 3.31 0.505 0.758

TC2 3.85 0.493 0.763

TC3 3.80 0.619 0.720

TC4 3.61 0.536 0.747

TC5 3.85 0.634 0.714

1.2. Website (WE), Cronbach’s Alpha = 0,828

WE1 3.78 0.535 0.817

WE2 3.49 0.548 0.813

WE3 3.70 0.635 0.794

WE4 3.59 0.608 0.799

WE5 3.67 0.572 0.806

WE6 3.62 0.727 0.777

1.3. Sự đảm bảo(DB), Cronbach’s Alpha = 0,844

DB1 4.06 0.693 0.800

DB2 4.22 0.754 0.738

DB3 4.32 0.689 0.802

1.4. Sự cảm thông(CT), Cronbach’s Alpha = 0,795

CT1 3.54 0.446 0.817

CT2 3.29 0.624 0.735

CT3 3.37 0.645 0.723

CT4 3.41 0.722 0.687

1.5. Sự thuận tiện(TT), Cronbach’s Alpha = 0,888

TT1 3.38 0.792 0.843

TT2 3.39 0.718 0.871

TT3 3.42 0.724 0.869

TT4 3.37 0.796 0.842

2. Biến phụ thuộc : Sự hài lòng của khách hàng(HL), Cronbach’s Alpha = 0,800

HL1 4.39 0.643 0.738

HL2 3.95 0.663 0.725

HL3 3.97 0.646 0.733

HL4 3.95 0.510 0.798

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo trên bảng 3.2 cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo trong mô hình đều lớn hơn 0,7, điều này cho thấy đây là một thang đo tốt và có thể sử dụng chúng để phân tích nhân tố khám phá. Do đó, tất cả các biến quan sát được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố tiếp theo.

3.1.2.2. Phân tích nhân tố khám phá(EFA)

a. Tiêu chuẩn đánh giá

Phân tích nhân tố khám phá EFA là một trong những phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu (Hair, 1998). Các biến trong cùng một nhân tố sẽ được tính giá trị trung bình đại diện cho nhân tố đó để thực hiện các phân tích như phân tích tương quan, hồi qui, ANOVA…

Các biến chỉ được chấp nhận khi trọng số > 0.5 và các trọng số tải của chính nó ở nhân tố khác nhỏ hơn 0.35 (Igbaria và đồng sự,

1995) hoặc khoảng cách giữa 2 trọng số tải cùng 1 biến ở 2 nhân tố khác nhau lớn hơn 0.3. Thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%.

b. Kết quả phân tích

Phân tích nhân tố cho các biến độc lập

Thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập : TC, WE, DB, CT, TT bằng phương pháp rút trích Pincipal components và cho phép xoay Varimax. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập

STT Biến

quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

1 WE6 0.76

5

2 WE4 0.75

0

3 WE3 0.72

5

4 WE5 0.69

3

5 WE1 0.68

0

6 WE2 0.65

6

7 TT4 0.881

8 TT1 0.847

9 TT3 0.827

10 TT2 0.809

11 DB1 0.830

12 DB2 0.828

13 DB3 0.802

14 TC2

15 CT2 0.830

16 CT4 0.817

17 CT3 0.812

18 CT1 0.561

19 TC5 0.859

20 TC4 0.750

21 TC1 0.616

22 TC3 0.584

Eigenvalues 5.43

8 3.813 2.206 1.671 1.045 Phương sai trích(%) 24.7

19 42.04

9 52.07

4 59.67

2 64.42 0 Cronbach’s Alpha 0,78

1 0,828 0,844 0,795 0,888

Sig. 0,0000

KMO 0,790

- Kiểm định Barlett’s : Sig. = 0.0000 < 0.05 : các biến quan sát trong phân tích nhân tố trên có tương quan với nhau trong tổng thể.

- Trị số KMO = 0,790 > 0,5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

- Giá trị hệ số Eigenvalue của các nhân tố đều lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã rút trích được 5 nhân tố với tổng phương sai trích là 64,420% > 50%; đat yêu cầu.

- Biến TC2 không thuộc nhóm nhân tố nào và hệ số tải nhân tố <

0,5 nên biến này được loại ra. Tất cả biến quan sát còn lại đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 nên kết quả phân tích nhân tố khám phá được chấp nhận.

Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc

Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến phụ thuộc HL1, HL2, HL3 và HL4 bằng phương pháp rút trích Pincipal conponents và phép xoay Varimax. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Bảng phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Biến quan sát Hài lòng

HL2 0.827

HL1 0.821

HL3 0.814

HL4 0.702

Eigenvalues 2.513

Phương sai trích 62.834%

Cronbach’s Alpha 0,798

Sig. 0,000

KMO 0,725

- Kiểm định Barlett’s : Sig. = 0.0000 < 0.05 : các biến quan sát trong phân tích nhân tố trên có tương quan với nhau trong tổng thể.

- Trị số KMO = 0,725 > 0,5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

- Giá trị hệ số Eigenvalue của các nhân tố đều lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố với phương sai trích là 62,834% > 50% : đạt yêu cầu.

- Tất cả biến quan sát đều có hê số tải nhân tố > 0,5 nên kết quả phân tích nhân tố khám phá được chấp nhận.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chấp nhận được. Phân tích EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Có 6 nhân tố được trích ra rừ kết quả phân tích gồm 25 biến quan sát.

3.2. Kiểm định mô hình và các giả thuyết

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với hình thức thương mại điện tử của công ty TNHH MTV Góc Phố Danaco (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w