Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIA TĂNG Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

3.1. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại Đà Nẵng

3.1.1. Thống kê mô tả

Như đã trình bày trong chương 4, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu và gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 350 phiếu, kết quả thu hồi là 320 phiếu, trong đó có 307 phiếu hợp lệ được dùng để đưa vào phân tích.

Dữ liệu thu thập được trình bày tóm tắt thông qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Thống kê mô tả mẫu

Phân bố mẫu Tần suất Tỷ lệ %

Giới tính

Nam 109 35.5

Nữ 198 64.5

Tổng 307 100.0

Độ tuổi

Dưới 23 tuổi 95 30.9

Từ 23 đến 29 tuổi 179 58.3

Từ 30 đến 40 tuổi 25 8.1

Trên 40 tuổi 8 2.6

Total 307 100.0

Trình độ học vấn

Trung cấp 16 5.2

Cao đẳng 93 30.3

Đại học 185 60.3

Sau đại học 11 3.6

Bằng cấp khác 2 .7

Total 307 100.0

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 109 35.5

Công nhân 27 8.8

Nhân viên kỹ thuật/văn

phòng 97 31.6

Cán bộ quản lý 19 6.2

Doanh nhân 2 0.7

Khác 53 17.3

Total 307 100.0

Thu nhập

Không có 93 30.3

Dưới 5 triệu 124 40.4

Từ 5 đến 10 triệu 58 18.9

Từ 10 đến 15 triệu 22 7.2

Trên 15 triệu 10 3.3

Total 307 100.0

Sử dụng Internet

Không 2 0.7

Có 305 99.3

Total 307 100.0

Sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến

Có 148 48.2

Không, sẽ dùng nếu tốt 145 47.2

Không quan tâm 14 4.6

Total 307 100.0

Nhận xét:

Thông tin về người được phỏng vấn:

- Về giới tính: có 109 /307 người được khảo sát là nam (chiếm tỷ lệ 35.5%), nữ có 198 người (chiếm 64.5%).

-Về độ tuổi, tác giả chia các đối tượng khách hàng nghiên cứu thành 4 nhóm:

(1) nhóm những người dưới 23 tuổi chiếm 30.9%, đây là nhóm tuổi học sinh, sinh viên, những người chưa có thu nhập, sống nhờ vào trợ cấp của gia đình hoặc có thu nhập thấp. Tuy nhiên, đây là nhóm người thích khám phá, tìm hiểu những kiến thức, công nghệ mới;

(2) nhóm những người từ 23 đến 29 tuổi chiếm tỷ lệ 58.3%, đây là nhóm người đã đi làm và có thu nhậpnhưng chưa thực sự ổn định, có nhiều sự thay đổi, nhưng cũng là nhóm người có kiến thức và dễ chấp nhận cái mới; (3) nhóm những người từ 30 đến 40 tuổi chiếm 8.1%, là những người đã có việc làm và thu nhập tương đối ổn định, có khả năng chấp nhận những cái mới; (4) nhóm những người trên 40 tuổi tỷ lệ 2.6%, là những người có thu nhập ổn định, có vị thế trong xã hội, những người này thuộc nhóm khó chấp nhận cái mới, công nghệ mới.

- Về trình độ học vấn: có 11 người được hỏi có trình độ sau đại học (chiếm 3.6%), nhiều nhất là trình độ đại học có 185 người (chiếm 60.3%), trình độ cao đẳng có 93 người (chiếm 30.3%), số người có trình độ trung cấp là 16 (chiếm 5.2%) và bằng cấp khác có 2 người (chiếm 0.7%).

- Về nghề nghiệp: 35.5% người được hỏi là học sinh, sinh viên; 27 người (chiếm 8.8%) là công nhân; nhân viên kỹ thuật, văn phòng có 97 người (chiếm 31.6%); 6.2% là cán bộ quản lý; 0.7% là doanh nhân; còn lại 17.3% là những người có nghề nghiệp khác.

- Về thu nhập hàng tháng, tác giả chia thành 5 nhóm: nhóm không có thu nhập đối với những người sống dựa vào trợ cấp của gia đình, nhóm có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng đối với những người có thu nhập thấp, nhóm từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng cho những người có thu nhập ở mức trung bình khá, nhóm từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng cho những người có thu nhập tương đối cao và nhóm trên 15 triệu đồng/tháng cho những người có thu nhập cao. Kỳ vọng những người có thu nhập càng cao thì càng có ý định sử dụng dịch vụ. Theo kết quả khảo sát có 93 người không có thu nhập (chiếm 30.3%), 124 người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng (chiếm 40.4%), 58 người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng (chiếm 18.9%), 22 người có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng (chiếm 7.2%), 10 người có thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng (chiếm 3.3%).

Qua việc mô tả, phân tích trên ta thấy mẫu khảo sát có sự chênh lệch đáng kể khi phân chia theo giới tính, trong đó người được khảo sát là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Hơn nữa, tập trung phần lớn ở nhóm tuổi từ 23 đến 29 tuổi là những người đi làm văn phòng hoặc nhân viên kỹ thuật, viên chức nhà nước, học sinh sinh viên, đây là nhóm người có trình độ học vấn cao, dễ dàng chấp nhận cái mới, công nghệ mới.

Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận của khách hàng đối với các nhân tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mua sắm trực tuyến.

Thông tin về tình trạng sử dụng internet và giao dịch mua hàng trực tuyến khách hàng

Trong tổng số 307 người được phỏng vấn thì có 305 người (chiếm 99.3%) sử dụng internet, chỉ có 2 người (chiếm 0.7%) không sử dụng. Đồng thời trong số đó có 148 người (chiếm 48.2%) có sử dụng dịch vụ mua hàng trực tuyến, 145 người (chiếm 47.2%) hiện tại không dùng nhưng sẽ dùng nếu dịch vụ tốt, 14 người (chiếm 4.6%) không quan tâm đến dịch vụ này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w