2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn
Với chiến lược “vay để cho vay”, NHNo & PTNT chi nhánh Quảng Điền đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất đòn bẩy phù hợp, làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, chi nhánh còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên. Kết quả đạt được:
Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh
(ĐVT: Triệu đồng)
Chi tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
2014/2013 2015/2014 Số tiền
(Trđ) Tỉ
trọng Số tiền (Trđ) Tỉ
trọng Số tiền (Trđ) Tỉ
trọng +/- % +/- %
(%) (%) (%)
Tổng VHĐ 256777 100 309910 100 377763 100 53133 20,69 67853 21,89 1.Theo TPKT
-Dân cư -TCKT -TG TCTD
211490 15659 29682
82 6 12
263350 30992 15568
85 10 5
334373 28158 15232
88,55 7,45 4
51860 15333 -14114
24,52 97,92 -47,55
71023 -2834 -336
26,7 -9,14 -2,16 2.Loại tiền
-Vnd
-Ngoại tệ quy đổi
256724 53
99,98 0,02
309892 18
99,99 0,01
377693 70
99,98 0.02
53168 -35
20,71 -66,04
67801 52
21,88 288,9 3.Theo kì hạn
-Không kì hạn -KH<12 tháng -KH >12 tháng
45330 106539 104908
18 41,5 40,5
46612 140790 122508
15,04 45,43 39,53
43466 150480 183817
11,51 39,83 48,66
1282 34251 17600
2.83 32,15 16,78
-3146 9690 61309
-6,75 6,88 50,04
( Nguồn: Phòng kinh doanh của ngân hàng) Tính đến năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2013 là 256.777 triệu đồng, năm 2014 là 309.910 triệu đồng, sang năm 2015 lên tới 377.763 triệu đồng. Trong điều kiện công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn thì đây là một cố gắng lớn của chi nhánh để đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế.
Hình 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh
Trong cơ cấu huy động vốn, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 82% và tăng liên tục qua các năm. Năm 2013 là 211.490 triệu đồng chiếm 82%. Năm 2014 là 263.350 triệu đồng chiếm 85%, tăng so với năm 2013 là 3%. Trong đó năm 2015 là 334.373 triệu đồng chiếm 89%, tăng so với năm
2014 là 4%. Điều này cho thấy cấu trúc huy động còn chưa cân đối. Chi nhánh đã làm khá tốt huy động từ khu vực dân cư nhờ quảng bá, gửi tiền dự thưởng, tặng quà, đặc biệt, trong bối cảnh, nhiều ngân hàng thương mại tiến hành chạy đua lãi suất, dịch chuyển liên tục dòng vốn từ ngân hàng này qua ngân hàng khác.
Hình 3: Tình hình huy động vốn theo TPKT tại chi nhánh
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng nguồn huy động, tuy có tăng về giá trị nhưng lại giảm về tỷ trọng qua các năm. Năm 2013 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là: 15.659 triệu đồng. Năm 2014 là:
30.992 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2013, năm 2015 là 28.158 triệu đồng.
Hình 4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại chi nhánh Theo bảng tình hình huy động vốn tại chi nhánh: Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu ở nội tệ. Tuy nhiên, do sự hội nhập rộng rãi nên người dân hiện nay cũng có xu hướng chuyển sang ngoại tệ. Những năm gần đây do chính sách vĩ mô giảm lãi suất tiền ngoại tệ nên diễn ra xu hướng ngược lại. Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: tăng mạnh ở các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Đây là tín hiệu tốt, bởi sự gia tăng của nguồn vốn này tốt cho tài trợ trung và dài hạn, chủ động trong thanh khoản vì nguồn vốn huy động dài có tính chất ổn định. Đây là nhờ sự tin tưởng khách hàng, sự ổn định hơn về lãi suất,…
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn
Bản chất vay là để cho vay, do vậy công tác cho vay luôn luôn được coi là nhiệm vụ then chốt của chi nhánh. Chi nhánh đã thực hiện kinh doanh tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung - cầu vốn. Kết quả như sau:
Bảng 4: Dư nợ cho vay tại chi nhánh
(ĐVT: Triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- (%) +/- (%)
(Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%)
Tổng dư nợ 234346 100 250033 100 306881 100 15687 6,7 56848 22,7
1 Theo kỳ hạn nợ
-Dư nợ ngắn hạn 73614 31 84300 34 89965 29 10686 14,5 5665 6,7
-Dư nợ trung 160732 69 165733 66 216916 71 5001 3,1 51183 30,9
-Dư nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 Theo TPKT
-Dư nợ DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
-Dư nợ DNNQD 26384 11 28489 11 27318 9 2105 8 -1171 -4,1
-Dư nợ cá thể,HGĐ 207962 89 221544 89 279563 91 13582 6,5 58019 26,2
3 Theo loại tiền tệ
-Dư nợ nội tệ 234346 100 250033 100 306881 100 15687 6,7 56848 22,7
-Dư nợ ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
4 Theo lĩnh vực
-Dư nợ NN NT 214280 91 245693 98 304077 99 31413 14,7 58384 23,8
- Dư nợ LV Khác 20066 9 4340 2 2804 1 -15726 -78,4 -1536 -35,4
5 Theo loại nợ
-Dư nợ nhóm 1 234060 99,88 19965 8,13 305070 99,4 -214081 -91,4 285105 1428
-Dư nợ nhóm 2 161 0,06 225415 90 163 0,06 225254 139909 -225252 -99,9
-Dư nợ nhóm 3 12 0,005 150 0,05 40 0,03 138 1150 -110 -73,3
-Dư nợ nhóm 4 46 0,015 4457 1,8 874 0,28 4411 8589 -3583 -80,4
-Dư nợ nhóm 5 67 0,04 46 0,02 734 0,23 -21 -31,3 688 1496
( Nguồn: Phòng kinh doanh của ngân hàng)
Kết quả bảng dư nợ cho vay tại chi nhánh năm 2013 dư nợ của chi nhánh là 243.347 triệu đồng , 2014 dư nợ tín dụng là: 250.033 triệu đồng, năm 2015 dư nợ tín dụng là: 306.881 triệu đồng. Như vậy, quy mô tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng. Thị phần cho vay tính đến năm 2015 là 306.881 tiệu đồng.
Điều này do cơ chế của Nhà nước mở rộng cho vay, các thủ tục vay vốn thực hiện nhanh gọn.
Qua bảng 4 ta thấy: dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất cá nhân, chưa chú trọng đúng mức vào các doanh nghiệp, tỷ trọng dư nợ của DNNQD còn thấp. Vì vậy, làm giảm tính đa dạng hoạt động tín dụng, làm cho chất lượng tín dụng không cao, kết quả kinh doanh không bền vững.
Hình 5: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Tại địa bàn tỉnh thì đối với dư nợ DNNN là hầu như không có trong các năm trở lại đây; năm 2015 dư nợ cho vay DNNQD đạt: 27.318 triệu đồng giảm 1.171 triệu đồng so với năm 2014, chiếm 9% tổng dư nợ; dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình là: 279.563 triệu đồng tăng 58.019 triệu đồng so với năm 2014, chiếm 91% tổng dư nợ. Ta có thể thấy, dư nợ của DNNQD chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do sự mất giá của đồng tiền, các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa rất nhiều, vay tiêu dùng cũng không tăng trưởng
mạnh,… nên sức mua trong dân cư không tăng. Nhìn chung, dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng, nhưng không bằng tốc độ tăng trưởng huy động vốn, lý giải về điều này là do những năm trở lại đây chứng kiến nhiều sự biến động của nền kinh tế, chính trị,…
Hình 6: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn nợ tại chi nhánh
Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay, dư nợ tín dụng trung hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, khoảng 70% tổng dư nợ. Số còn lại khoảng 30% là dư nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong khi đó, nguồn huy động trên12 tháng bình quân khoảng 43% tổng huy động. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho dự án trung và dài hạn, hậu quả là giảm được nguy cơ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro về lãi suất.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh 2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn
Thước đo phổ biến đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền
(ĐVT: Triệu đồng)
Nợ quá hạn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng % Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng % Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
+/- (%) +/- (%)
-Dư nợ nhóm 2 161 56 225415 98 163 9 225254 78760 -225252 -99,9
-Dư nợ nhóm 3 12 4 150 0,075 40 2 138 1150 -110 -73,3
-Dư nợ nhóm 4 46 16 4457 1,9 874 48 4411 9589 -3583 -80,4
-Dư nợ nhóm 5 67 24 46 0,025 734 41 -21 -31 688 1496
Cộng 286 100 230068 100 1811 100
Tổng dư nợ 234346 250033 306881
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,12 92 0,6
( Nguồn: Phòng kinh doanh của ngân hàng)
Qua bảng tình hình nợ quá hạn ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn lớn nhất năm 2014, trong đó nợ nhóm 2 là chủ yếu, chiếm trên 98% tổng dư nơ quá hạn. Đây là nhóm đủ chuẩn nên mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng không quá lo ngại.
Diễn biến nợ quá hạn của chi nhánh tăng đột biến trong năm 2014, là do năm 2014 là năm khó khăn với nền kinh tế, gói kích cầu hết hiệu lực, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hình 7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh
2.2.2.1.1. Tình hình nợ quá hạn theo thời gian cho vay
Bảng 6: Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền
(ĐVT: Triệu đồng )
Nợ quá hạn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng % Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
+/- (%) +/- (%)
Ngắn hạn 0 0 4444 91 726 40 4444 - -3718 -83,7
Trung Hạn 286 100 434 9 1085 60 148 51,7 651 150
Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cộng 286 100 4878 100 1811 100
( Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng )
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào nhóm cho vay ngắn hạn ( từ 40%-91%). Năm 2013 ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn là hầu như không có. Đến năm 2014, nợ quá hạn là: 4.444 triệu đồng, năm 2015 là: 726 triệu đồng. Nguyên nhân ngoài việc kinh tế trong nước khó khăn còn do tỷ trọng cho vay nhóm ngắn hạn lớn, chiếm khoảng 70% tổng số cho vay.
Thì việc vay với khoản thời gian ngắn nếu năm nào kinh tế có biến động sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của khoản vay.
Nợ quá hạn dài hạn hầu như không có hoặc nếu có rất thấp (<2%) cho thấy chi nhánh đã thẩm định, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng rất tốt đối với các khoản nợ dài hạn. Nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm:
năm 2013 dư nợ quá hạn ngắn hạn là hầu như không có. Đến năm 2014, tăng đột biến: 4.444 triệu đồng, năm 2015 giảm còn: 726 triệu đồng. Có thể thấy rằng, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, vào thời điểm kinh tế khó khăn thì tăng đột biến, do nhu cầu vốn ngắn hạn thường được huy động nóng. Đây là dấu hiệu của rủi ro tín dụng.
Hình 8: Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay tại chi nhánh.
Nguyên nhân nợ quá hạn ngắn hạn liên tục tăng do nền kinh tế chịu sự biến động và suy thoái trong phạm vi toàn cầu, đã tác động đến Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam liên tục lạm phát, chính phủ thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng sử dụng chính sách thắt chặt cho vay, chính điều này làm cho người đi vay gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn để duy trì hoạt động sản xuất, mất thanh khoản, và hoàn trả vốn không đúng hạn.
2.2.2.1.2. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 7: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế.
( ĐVT: Triệu đồng )
Nợ xấu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng % Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng % Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng % +/- (%) +/- (%)
- DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- DNNQD 0 0 3698 79 854 52 3698 0 -2844 -76,9
- HGĐ& cá thể 125 100 955 21 794 48 830 664 -161 -17,9
Cộng 125 100 4653 100 1648 100
( Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng )
Về cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế thì nợ xấu của chi nhánh chủ yếu tập trung ở DNNQD chiếm từ 50-80% tổng dư nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu của DNNQD là không có. Năm 2014, là: 3.698 triệu đồng, tăng so với năm 2013 tương ứng là 79%, năm 2015 là: 854 triệu đồng, giảm so với năm 2014 là: 2.844 triệu đồng. Nợ xấu của các HGĐ& cá thể chiếm khoảng 20-50% tổng nợ xấu, DNNN không có hoặc chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 1% tổng nợ xấu.
Hình 9: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại chi nhánh 2.2.2.1.3. Tình hình nợ quá hạn theo nguyên nhân.
Bảng 8: Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân.
( ĐVT: Triệu đồng )
Nguyên nhân
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
+/- (%) +/- (%)
Sản xuất kinh doanh
thua lỗ
286 100 230068 100 1811 100 0 0
Cơ chế thay
đổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cộng nợ
quá hạn 286 100 230068 100 1811 100 229782 80343 -228257 -99,2 Tổng Dư
nợ 234346 250033 306881
Tỷ lệ nợ
quá hạn % 0,12 92 0,6
( Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng )
Qua bảng 8 ta thấy, nợ quá hạn thường do sản suất kinh doanh thua lỗ gây ra còn với các yếu tố khác thì còn tùy thuộc vào sự thay đổi của nhà nước hay ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên. Năm 2014 sản xuất kinh doanh thua lỗ là 230.068 triệu đồng tăng 229.782 triệu đồng so với năm 2013, đến 2015 thì còn 1.811 triệu đồng tương ứng giảm 228.257 triệu đồng thương ứng chiếm 99,2%.
Hình 10: Nợ quá hạn theo nguyên nhân 2.2.2.2. Tình hình nợ xấu
Theo quy định hiện hành “ Nợ xấu là các khôản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 trong quyết định 18/2007/QD-NHNN”. Nợ xấu là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng.
Bảng 9: Tình hình nợ xấu của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Quảng Điền
( ĐVT: Triệu đồng )
Nợ quá hạn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng % Gía trị (Trđ)
Tỷ trọng
%
+/- (%) +/- (%)
-Dư nợ nhóm 3 12 9,6 150 3,2 40 2,4 138 1150 -110 -73,3
-Dư nợ nhóm 4 46 36,8 4457 95,8 874 53 4411 9589 -3583 -80,4
-Dư nợ nhóm 5 67 53,6 46 1 734 44,6 -21 -31 688 1496
Cộng nợ xấu 125 100 4653 100 1648 100
Tổng Dư nợ 234346 250033 306881
Tỷ lệ nợ xấu % 0,06 1,9 0,54
( Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng )
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm luôn ở mức thấp dưới 2%. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu cao là: 1,9% là do trong năm này nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái của nền kinh tế các nước Châu Âu. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp nhất, do đã xử lý dứt điểm nhiều món nợ vay xấu.
Hình 11: Tỷ trọng các nhóm nợ xấu tại chi nhánh
Trong nhóm nợ xấu, nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là nhóm 5 và 3. Theo thời gian số tuyệt đối và tỷ trọng đều giảm, chứng tỏ chất lượng tín dụng được tăng lên.
Tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao, điều này cho thấy hoạt động của các đơn vị, cá nhân là rất khó khăn, dòng vốn huy động nóng, ngắn chi phối, các đơn vị luôn rơi vào tình trạng mong manh giữa nợ quá hạn và nợ xấu. Do Ngân hàng đã cho vay chủ yếu dựa vào hình thức có đảm bảo, và định giá tốt các bất động sản, cùng tỷ lệ cho vay thấp nên nợ xấu đã được khống chế. Tuy nhiên nó cho thấy mức độ rủi ro tiềm tàng là tương đối cao, đặc biệt nếu khó khăn kéo dài, sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân không trả được nợ.
2.3. Các biện pháp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn