Các biện pháp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền thực hiện nhằm nâng cao hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền (Trang 54 - 59)

Tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, hàng năm vào dịp đầu năm ngân hàng vẫn thường kỳ tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh năm trước và đề xuất mục tiêu biện pháp cho năm tiếp theo. Tại hội nghị này, mỗi phòng ban sẽ phải trình bày kế hoạch chiến lược hành động cho năm đó dựa trên chức năng nhiệm vụ mà phòng ban mình đảm nhiệm. Như vậy việc xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng là do phòng tín dụng thực hiện và được ban giám đốc phê duyệt. Kế hoạch quản trị tín dụng được lập dựa trên kế hoạch kinh doanh tổng quát của ngân hàng, tình hình hoạt động của bộ phận tín dụng đến thời điểm lập và kết quả phân tích môi trường cũng như những dự báo hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể trong kế hoạch về quản lý rủi ro tín dụng thì bao gồm:

Thứ nhất, quản lý các khoản vay: Các khoản vay của khách hàng được ngân hàng lên kế hoạch quản lý trên cơ sở phân loại các khoản vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Mỗi khoản vay này có đặc điểm và độ rủi ro khác nhau nên ngân hàng cũng có cách hành xử khác nhau.

Thứ hai, quản lý nợ xấu: Các khoản vay nợ khi nhảy sang nhóm 3 là bắt đầu có nguy cơ chuyển sang nợ xấu và ngân hàng phải lên kế hoạch để xử lý kịp thời. Để quản lý các khoản nợ xấu NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền tiến hành xác định mức độ nghiêm trọng của từng khoản nợ xấu và dự tính trước các phương pháp để đối phó.

Việc triển khai kế hoạch này do phòng tín dụng đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng và phó Giám đốc phụ trách tín dụng. NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền có một Tổng Giám đốc và hai phó giám đốc trong đó mỗi phó giám đốc phụ trách một hoặc một số bộ phận chủ chốt của ngân hàng. Đối với mảng tín dụng, phòng tín dụng quản lý rủi ro trên mỗi hồ sơ vay vốn đồng thời công tác quản trị rủi ro được tiến hành trong suốt quá trình cấp tín dụng.

Thời gian gần đây, chi nhánh đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động tín dụng để giảm bớt nợ quá hạn, nợ xấu đồng thời cũng nỗ lực hết sức trong việc xử lý nợ tồn đọng.

2.3.1. Các biện pháp của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong việc hạn chế nợ quá hạn mới

Sau đây là các biện pháp chủ yếu cán bộ tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền sử dụng để hạn chế Nợ quá hạn mới:

* Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng:

Quy trình cấp tín dụng có thể được khái quát trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình cấp tín dụng

Để hạn chế NQH mới, cán bộ tín dụng của chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng trên, xem xét, thẩm định các phương án, dự án vay vốn một cách cẩn thận rồi mới quyết định cho vay. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích gây rủi ro cho ngân hàng. Gần đến kỳ thu lãi, thu nợ các cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết trước để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn thì xuống tận nơi đôn đốc khách hàng.

* Tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi cho vay:

NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền tiếp cận khách hàng qua hai Tiếp cận

khách hàng

Thông tin khách

hàng

Phân tích khách

hàng

Giải ngân và giám sát

Quyết định và hợp đồng Thu nợ

và thanh

kênh chủ yếu:

- Khách hàng đã có: những khách hàng đã và đang vay vốn, những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng chưa vay vốn.

- Khách hàng mới: Bởi vì đối với ngân hàng giữ được một khách hàng cũ có ý nghĩa hơn nhiều với việc tìm được một khách hàng mới nên các ngân hàng quan tâm đến kênh tiếp cận thứ nhất hơn cả. Điều này đặc biệt đúng với NHNo

& PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Những khách hàng quen thuộc có độ rủi ro thấp hơn nhiều nên NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền rất quan tâm giữ gìn và phát triển mối quan hệ đó bằng nhiều ưu đãi trong đó có ưu đãi là cho vay tín chấp. Tuy vậy điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nếu ngân hàng quá chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng để cho vay không bảo đảm thì nguy cơ tiềm ẩn rất lớn, nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả sẽ khôn lường.

Hiểu rừ điều đú, để trỏnh rủi ro tớn dụng thỡ trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàng tiến hành xem xét đánh giá rủi ro để tiến hành lựa chọn khách hàng một cách đúng đắn, cân nhắc kỹ càng trên nhiều phương diện cụ thể. Cơ sở của việc chọn lựa này là dựa trên những thông tin thu thập được của khách hàng để tiến hành đánh giá loại khách hàng vào những nhóm rủi ro khác nhau.

- Đối với khách hàng cá nhân (vay vốn tiêu dùng): ngân hàng thu thập các thông tin như tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân, công việc, lịch sử tín dụng (đã từng vay vốn ở đâu, trả nợ vay như thế nào, khoản nợ tồn đọng nếu có ra sao…) nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng và ra quyết định.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: ngân hàng không những thu thập thông tin về tình hình tài chính, về hoạt động kinh doanh mà còn phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn để ra quyết định tín dụng. Trong giai đoạn này thì rủi ro lớn nhất có thể xảy ra đối với ngân hàng là rủi ro về đạo đức.

Trước hết là rủi ro đạo đức từ phía khách hàng thể hiện ở chỗ khách hàng cố tình cung cấp những thông tin sai lệch cho ngân hàng nhằm qua được vòng thẩm định (tính chính xác của các báo cáo tài chính là điều rất khó xác định).

Thứ hai là rủi ro đạo đức từ chính cán bộ tín dụng thể hiện ở chỗ cán bộ tín

dụng thông đồng với khách hàng “chế biến” các số liệu để thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng.

* Thực hiện bảo đảm tín dụng:

Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh thì NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản. Việc yêu cầu khàch hàng vay vốn phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ về tài sản thế chấp khi vay vốn làm giảm bớt phần nào rủi ro cho chi nhánh. Chi nhánh ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành. Ngoài ra ngân hàng còn khai thác và mở rộng thêm các điều kiện đảm bảo tín dụng khác như: bảo lãnh bằng bên thứ ba, bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay,…

Khi khách hàng thế chấp tài sản tại ngân hàng thì tài sản thế chấp được chi nhánh đăng ký giao dịch bảo đảm. Thường xuyên có những thông tin giữa các tổ chức tớn dụng về tài sản của khỏch hàng, cú cỏn bộ thường xuyờn theo dừi, kiểm tra tài sản để tránh tình trạng bị mất mát tài sản. Tuy nhiên NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền cũng không quá coi trọng về tài sản thế chấp, vì trong những năm qua tài sản thế chấp đã chứng tỏ nó không phải là vật đảm bảo cho khoản tín dụng chắc chắn nhất mà sự đảm bảo chắc chắn nhất cho khoản tín dụng của ngân hàng chính là sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng.

Hiện nay ở Việt Nam, các tài sản thế chấp cho ngân hàng chủ yếu là đất, nhà... Nhưng bản thân doanh nghiệp đem tài sản đi thế chấp lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp, hợp lệ. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, đặc biệt khi tài sản thế chấp bị phát mại. Vì không nắm trong tay quyền sở hữu hợp pháp nên ngân hàng rất bị động trong việc quyết định xử lý tài sản thế chấp để hoàn lại vốn vay.

Việc định giá tài sản thế chấp cũng là một vấn đề còn nhiều khúc mắc cần giải quyết. Việc định giá chính xác chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin về thị trường và giá cả bất động sản đầy đủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề kinh doanh bất động sản hiện nay chưa hình thành một cách hợp

pháp, vấn đề định giá tài sản thế chấp còn mang tính áp đặt dưới sự chỉ đạo của ban vật giá chính phủ, UBND tỉnh, thành phố và kinh nghiệm đánh giá của từng NHTM. Trong khi đó việc mua bán tài sản thế chấp bằng phát mại, đấu giá lại là hình thức mua bán theo giá thị trường. Do vậy, việc định giá tài sản thế chấp mang nặng tính hình thức. Để định giá giá trị tài sản trong những điều kiện không thuận lợi như trên, chi nhánh phải cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định về giá trị của tài sản thế chấp của khách hàng để từ đó xác định được mức cho vay phù hợp.

* Lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro:

Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp cho các khoản nợ khó đòi. Đánh giá phân loại nợ được chi nhánh thực hiện thường xuyên và báo cáo lên NHNN & PTNT Việt Nam định kỳ 6 tháng/lần.

* Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ:

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra xem việc chấp hành các quy trình, quy phạm nghiệp vụ kinh doanh của phòng tín dụng có tuân theo hành lang pháp lý hay không. Việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, do đó đã hạn chế tối đa việc không tuân thủ các quy trình, quy định của cán bộ tín dụng.

2.3.2. Các nỗ lực của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong việc xử lý nợ tồn đọng

* Thứ nhất, đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm thì có các giải pháp sau:

- Đối với nợ có tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa án giao cho chi nhánh thì chi nhánh đã tự động xử lý theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Trường hợp bán tài sản thấp hơn giá trị nợ tồn đọng thì phần chênh lệch xử lý từ nguồn dự phòng của chi nhánh.

- Đối với loại nợ có tài sản bảo đảm vay thuộc những vụ án đã được tòa án phán quyết nhưng chưa giao cho chi nhánh thì ngân hàng đề nghi cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho chi nhánh để xử lý.

- Đối với nợ có tài sản đảm bảo chưa bán được thì chi nhánh cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, đi góp vốn liên doanh...

* Thứ hai, nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu: Chi nhánh phân loại nợ báo cáo lên NHNo & PTNT Việt Nam để gửi lên NHNN trình ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ.

* Thứ ba, nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ đang tồn tại và đang hoạt động thì có một số biện pháp như sau:

- Bán nợ để thu hồi vốn, hoặc chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn góp này.

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất,...

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w