2.4.1. Những tồn tại ở NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền
Mặc dù những năm hoạt động chi nhánh đã thu được những kết quả đáng mừng như: lợi nhuận luôn tăng trưởng qua các năm, tổng vốn huy động và tổng dư nợ qua các năm đều tăng trưởng bền vững. Chi nhánh ngày càng chiếm được nhiều niềm tin trong lòng người dân địa phương. Song bên cạnh những mặt đạt được trên còn một số tồn tại sau:
- Cùng với sự tăng lên của dư nợ thì dư nợ quá hạn cũng tăng lên nhất là năm 2014: tỷ lệ Nợ quá hạn năm 2014 là 92%; năm 2013 là 0,12%; đến năm 2015 tuy tỷ trọng nợ quá hạn đã giảm xuống 0,6% nhưng vẫn cần phải chú ý và có biện pháp giải quyết.
- Trong tổng dư nợ quá hạn thì dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là chiếm tỷ trọng lớn nhất và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2015, bên cạnh đó thì tỷ trọng dư nợ quá hạn của hộ gia đình và cá thể lại giảm đi đáng kể trong những năm gần đây chứng tỏ tỷ trọng dư nợ cho vay của thành phần kinh tế này cũng giảm đi. Trong khi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại là thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển do những giá trị kinh tế mà nó tạo ra và vai trò then chốt trong việc tạo công ăn việc làm,
xóa đói giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các vùng. Nên phải chú trọng phát triển và giảm tối đa mức nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Vẫn còn tồn tại nợ khoanh, tuy số nợ khoanh qua các năm không lớn song nó làm ứ đọng vốn của ngân hàng.
2.4.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên ở chi nhánh bao gồm nguyên nhân chủ quan (do trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng…), nguyên nhân khách quan (do dịch bệnh, thiên tai, do lạm phát…). Sau đây là những nguyên nhân cơ bản :
* Nguyên nhân do khách hàng
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chính và cổ điển nhất. Khách hàng của ngân hàng bao gồm cả người đi vay lẫn người cho vay, với vai trò là trung gian ngân hàng phải gánh chịu rủi ro từ cả hai phía.
Từ phía người cho vay, ngân hàng cũng như bất kỳ tổ chức tín dụng nào đều phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi khách hàng muốn rút tiền trước hạn (nguyên tắc là không được từ chối). Trong giai đoạn vừa qua rủi ro này biểu hiện rừ rệt hơn bao giờ hết. Do nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khú khăn, lạm phỏt tăng, giá cả tăng nên nhu cầu tiền chi tiêu của người dân tăng và số lượng tiền gửi khách hàng muốn rút cũng tăng, mặt khác các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ vay, dẫn đến tình trạng ngân hàng thiếu vốn khả dụng và không thanh toán được cho người gửi tiền. Khi ngân hàng gặp khó khăn như vậy thì tâm lý người gửi tiền lại càng lo sợ và muốn rút tiền về cho an toàn, ngân hàng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các đối tượng khách hàng vay vốn của chi nhánh bao gồm các hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, các công ty cổ phần, công ty TNHH, và các cá nhân, các hộ vay tiêu dùng. Bất kỳ một biến cố, một rủi ro nào xảy đến với các đối tượng khách hàng này cũng
đều khiến ngân hàng có thể gặp phải rủi ro hoặc những hành vi cố ý lừa đảo của khách hàng này cũng khiến ngân hàng phải hứng chịu rủi ro. Ta có thể đưa ra những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thường xuyên nhất từ phía khách hàng vay vốn như sau :
- Khách hàng là các công ty cổ phần, công ty TNHH
+ Các ông chủ của các doanh nghiệp này thường không có trình độ về quản lý, kinh doanh, họ chỉ có chút vốn ban đầu để thành lập công ty TNHH hoặc hùn vốn lại thành lập công ty cổ phần nên họ hầu như chưa có chút kiến thức về mặt hàng mà mình sản xuất, kinh doanh. Vì thế, khi họ vay vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh thường không sử dụng hiệu quả đồng vốn, kinh doanh thua lỗ, không có tiền trả nợ ngân hàng.
+ Do doanh nghiệp thiếu thông tin kinh tế về tài chính trong nước khi đó không nắm bắt được các thông tin thị trường khu vực và các vùng lân cận như là:
nhu cầu thị trường, về đối tác, …
+ Do doanh nghiệp cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích. Đây là hành vi lừa đảo phổ biến của các doanh nghiệp tư nhân mà các cán bộ tín dụng khó lường trước được. Họ thường trình lên ngân hàng các phương án, dự án kinh doanh có tính khả thi cao để xin vay vốn. Các cán bộ tín dụng xem xét thấy đầy đủ mọi điều kiện và quyết định cho vay nhưng đến khi vay được vốn họ lại không sử dụng vào phương án, dự án kinh doanh mà sử dụng vào các mục đích khác.
- Khách hàng là các hộ nông dân
Đối tượng khách hàng này chủ yếu vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt, số còn lại vay vốn để buôn bán nhỏ ngoài chợ. Với các hộ vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt thường họ là những người nông dân chỉ biết chăn nuôi trồng trọt theo kinh nghiệm của bản thân, không mang tính khoa học kỹ thuật. Vì thế khi vay vốn ngân hàng để chăn nuôi, trồng trọt với quy mô lớn thì họ rất dễ gặp phải rủi ro nếu có biến cố xảy đến với vật nuôi cây trồng của họ như làm ăn thua lỗ hoặc mất hầu như toàn bộ vốn dẫn đến không có nguồn vốn trả nợ ngân hàng, đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro tín dụng.
- Khách hàng là cá nhân, hộ vay tiêu dùng.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng từ đối tượng khách hàng này là do các cá nhân, hộ này không lên được một kế hoạch thu nhập, chi tiêu chính xác. Điều này có nghĩa là khi họ gửi đến ngân hàng một kế hoạch chi tiêu để xin ngân hàng cấp một khoản tín dụng thì họ đã không lường trước được những biến cố có thể xảy đến với họ, chẳng hạn bị giảm lương do công ty làm ăn không hiệu quả, bị sa thải... Ngoài ra còn có nguyên nhân rủi ro bất ngờ xảy đến với người vay vốn như ốm đau, tai nạn...
Trên đây là những nguyên nhân riêng gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng của từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra còn có nguyên nhân chung là rủi ro đạo đức: các khách hàng cố tình trây ỳ không trả nợ cho ngân hàng.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng :
- Do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng: ngày nay, số NHTM ngày càng tăng, bao gồm các loại hình như: NHTM quốc doanh, NHTM liên doanh, NHTM cổ phần, chi nhánh NHTM nước ngoài... làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Để lôi kéo khách hàng, ngân hàng có thể cho vay với lãi suất thấp, điều kiện vay nới lỏng, lựa chọn các dự án chưa thật tốt... Đây chính là một trong các nguyên nhân khiến ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng.
- Việc thực hiện thế chấp chưa tốt: Một thực trạng của chi nhánh đó là đối với các khách hàng thân thiết của chi nhánh thì hầu như khi vay vốn không cần có tài sản thế chấp, hoặc có nhưng tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị của khoản vay rất nhiều, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tình trạng cho vay không có tài sản thế chấp tại chi nhánh tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi khách hàng có khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, tài sản dùng làm thế chấp thường là đất đai, nhà xưởng, nhà ở... mà thị trường bất động sản ở Việt Nam nói chung và ở huyện Quảng Điền nói riêng lại không ổn định. Ví dụ như trong giai đoạn sắp tới xuất hiện dư luận cho rằng huyện Quảng Điền sắp được chuyển lên Thị xã khiến cho giá bất động sản tăng gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá chính xác được giá trị của tài sản thế chấp.
- Năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế nhất là đối với các cán
bộ tín dụng ít tuổi, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Cách tổ chức điều hành hoạt động tín dụng và chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro. Có thể thấy điều này trong chính cung cách làm việc của ngân hàng. Ví dụ như việc tách bạch giữa khâu đánh giá tài sản thế chấp với khâu ra quyết định tín dụng cũng còn nhiều vấn đề.
Nhiều khi chính cán bộ tín dụng tham gia vào việc đánh giá nên có thể nếu họ nhận định hồ sơ của khách hàng rất tốt và rất muốn cho vay thì họ có xu hướng đánh giá tốt tài sản đảm bảo để hồ sơ được phê duyệt.
* Nguyên nhân rủi ro do môi trường sản xuất kinh doanh :
Đây là nguyên nhân gây ra nợ xấu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và bản thân khách hàng.
- Do sự không ổn định của nhiều chính sách, cơ chế trong thời gian kinh tế nước ta vận đông theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, với các biện pháp vừa làm vừa sửa, nhiều chính sách không hợp lý gây rủi ro lớn cho ngân hàng, các khách hàng vay vốn.
- Do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, các đại dịch như dịch cúm gia cầm, H1N1, dịch lở mồm long móng ở gia súc...
- Những biến động của nền kinh tế nói chung như tình trạng lạm phát, thị trường chứng khoán suy giảm, giá cả tăng cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN