Các bước tiến hành nghiên cứu 1. Thăm khám lâm sàng

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CHỈ số SLEDAI TRONG ĐÁNH GIÁ mức độ HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG (Trang 26 - 29)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 1. Thăm khám lâm sàng

Tiến hành hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng để chọn đối tượng vào tham gia nghiên cứu theo tiêu chuẩn, ghi nhận các thông tin để điền vào phiếu nghiên cứu.

2.2.4.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng trong nghiên cứu được thực hiện tại khoa Huyết học và khoa Hóa sinh Bệnh viện Trung Ương Huế.

* Kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể anti-dsDNA Vật liệu: Bộ kit ANA, anti-dsDNA của hãng BIO-RAD và máy đọc ELISA PR2100.

Bệnh phẩm: Lấy 2ml máu đông ly tâm tách lấy huyết thanh, bảo quản ở 2-8°C.

Nguyên lý: Phát hiện kháng thể thuộc lớp IgG/IgM đối với các kháng nguyên:

ANA, anti ds-DNA,…bằng phương pháp hấp thụ miễn dịch gắn enzyme (ELISA).

Kết quả: ANA: Âm tính: Tỷ OD <1 Dương tính: Tỷ OD ≥ 1.

Anti-dsDNA: Âm tính: <25 IU/ml Dương tính: ≥25 IU/ml.

* Kỹ thuật xét nghiệm công thức máu

Vật liệu: Máy đếm tế bào máu tự động hiệu Sysmex.

Bệnh phẩm: Máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA 1mg/1ml (ethylen- diamin-tetra-acetic) và được tiến hành trong vòng 1 giờ sau khi lấy máu.

Nguyên lý: Đếm tế bào dòng chảy theo nguyên lý điện trở kháng. Hàm lượng hemoglobin đo bằng phương pháp quang học, dung dịch ly giải làm vỡ hồng cầu giải phóng hemoglobin sau đó hemoglobin được chuyển thành cyanmethemoglobin, mật độ quang của dung dịch này tỷ lệ với lượng hemoglobin trong máu.

Kết quả:Thiếu máu: Hb < 12g/dl Giảm hồng cầu: <4000.000/mm3

Giảm bạch cầu: < 3000/mm3 Giảm lympho: < 1500/mm3 Giảm tiểu cầu < 100.000/mm3

* Kỹ thuật định lượng protein niệu

Vật liệu: Kit hoá chất Total protein UC FS* của hãng Diagnostic Systems và máy sinh hoá tự động AU 680 (đọc ở bước sóng 600nm).

Bệnh phẩm: Lấy 0,5ml nước tiểu của bệnh nhân vào buổi sáng sớm mới ngủ dậy chứa trong dụng cụ đựng sạch không lẫn tạp chất.

Nguyên lý: Theo phương pháp đo quang sử dụng đỏ pyrogallol. Sự kết hợp protein với đỏ pyrogallol/molybdate tạo thành phức hợp màu đỏ. Cường độ màu tỷ lệ với nồng độ protein.

Kết quả: Bình thường protein niệu âm tính hoặc dạng vết, dương tính khi protein niệu > 300mg/l. Protein niệu (mg/24h) = Protein niệu (mg/l) x V nước tiểu (l/24h).

*Kỹ thuật xét nghiệm hồng cầu niệu, bạch cầu niệu:

Vật liệu: Que thử Combur và máy phân tích nước tiểu tự động Urilux.

Bệnh phẩm: Lấy 0,5ml nước tiểu của bệnh nhân vào buổi sáng sớm mới ngủ dậy chứa trong dụng cụ đựng sạch không lẫn tạp chất.

Nguyên lý: Theo nguyên lý phản quang, bộ phận đo tiếp nhận tín hiệu phản quang đã bị hấp thụ một phần từ bề mặt các mảng đã chuyển màu trên que thử.

Kết quả:

Bỡnh thường: Khụng cú hoặc <10 hồng cầu/àl, Dương tớnh: ≥10 hồng cầu/àl.

Khụng cú hoặc <25 bạch cầu/àl, Dương tớnh: ≥25 bạch cầu/àl.

* Kỹ thuật xét nghiệm biland lipid máu:

Vật liệu: Kit hóa chất của hãng Boehringer Mannheim và máy phân tích tự động Hitachi 704.

Bệnh phẩm: Lấy 2ml máu tĩnh mạch của bệnh nhân vào buổi sáng mới ngủ dậy, nhịn đói ít nhất 12 giờ, quay ly tâm, tách huyết tương và tiến hành định lượng.

Nguyên lý: Phương pháp so màu enzyme CHOD-PAP (Cholesterol Oxydase Phenazon AminoPeroxidase) với định lượng Cholesterol, HDL-C (sau khi kết tủa với acid phosphotungstic), LDL-C (sau khi kết tủa với polyanion surfactant và dung dịch

đệm ở pH=6,1), enzyme GOPAP (Glycerolphosphat Oxydase Phenazon AminoPeroxidase) với Triglyceride.

Kết quả: Bình thường: Cholesterol: ≤ 5,2 mmol/l ( ≤ 200 mg/dl).

Triglyceride: ≤ 1,7 mmol/l (≤ 150 mg/dl).

HDL-C: ≥ 1,03 mmol/l (≥ 40 mg/dl).

LDL-C: ≤ 2,58 mmol/l (≤ 100 mg/dl).

*Kỹ thuật xét nghiệm CRP:

Vật liệu: Kít hóa chất của hãng Roche và máy phân tích tự động Cobas 6000.

Bệnh phẩm: Máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA 1mg/1ml (ethylen- diamin-tetra-acetic) và được tiến hành trong vòng 1 giờ sau khi lấy máu.

Nguyên lý: Theo phương pháp miễn dịch đo độ đục của Tina-Quant CRP.

Kết quả: Giá trị bình thường: 0-8 mg/l. Tăng khi CRP >8mg/l.

2.2.4.3. Tính chỉ số SLEDAI của bệnh nhân 2.2.4.4. Theo dừi số ngày nằm viện của bệnh nhõn 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả được thể hiện thành tỷ lệ phần trăm (%) và qua các phép tính toán học trung bình ± độ lệch chuẩn ( ± SD) theo công thức::

: trung bình cộng của mẫu.

X: giá trị từng biến số của mẫu.

n: tổng số nghiên cứu.

Sử dụng test t - Student để so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình, test ANOVA để so sánh sự khác nhau giữa nhiều giá trị trung bình. Kiểm định mối tương quan giữa chỉ số SLEDAI và ngày nằm viện, vẽ biểu đồ chấm, phương trình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Chương 3

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CHỈ số SLEDAI TRONG ĐÁNH GIÁ mức độ HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w