ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHểM NGHIấN CỨU 1. Phân bố bệnh theo tuổi

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CHỈ số SLEDAI TRONG ĐÁNH GIÁ mức độ HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG (Trang 38 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHểM NGHIấN CỨU 1. Phân bố bệnh theo tuổi

Qua 55 bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả bảng 3.1 cho thấy độ tuổi trung bình là 32,07±11,76, tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 66 tuổi. Độ tuổi này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (32,06 tuổi) [13], Nguyễn Văn Toàn (30,5±10,9 tuổi) [25], Hoàng Thị Phương Thảo (33,2 ± 11,4 tuổi) [22], Lee J. và Cs (33,3 ± 13,7 tuổi) [54].

Lứa tuổi mắc bệnh tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 16-45 tuổi (85,45%), tương tự với các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị Thu Hương (16-47 tuổi chiếm 85,9%) [13], Phạm Công Chính (15-45 tuổi chiếm 82,86%) [4], Phạm Thị Đào (15-45 tuổi chiếm 81%) [7], Trần Văn Vũ (16-45 tuổi chiếm 90%) [27]. Đây là độ tuổi vẫn trong thời kì sinh sản, lúc nội tiết tố hướng sinh dục phát triển mạnh, hoạt độ estrogen tăng cao phù hợp với giả thuyết về nội tiết trong cơ chế bệnh sinh.

Y văn cũng ghi nhận bệnh Lupus ban đỏ hệ thống thường khởi phát trong độ tuổi sinh sản, hiếm khi khởi phát trước tuổi dậy thì và sau mãn kinh [46], [74].

4.1.2. Phân bố bệnh theo giới

Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.1 cho thấy bệnh nhân nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao 96,36%, nam giới chỉ chiếm 3,64%. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước Huỳnh Phan Phúc Linh (95,8%) [17], Đinh Thị Hương Trúc (97,6%) [26], Trần Văn Vũ (95,3%) [27], Nguyễn Thị Thu Hương (94,87%) [13], Grửnhagen C.M. và Cs (91,5%) [43], Saigal R. và Cs (91,7%) [63]. Điều này chứng tỏ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đa số gặp ở nữ giới. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng hoormon giới tính có một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh cũng như là nguyên nhân phát sinh và phát triển độ nặng của bệnh [13], [46], [74].

4.1.3. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức lao động của bệnh nhân, nghề nghiệp cũng có liên quan đến bệnh qua việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như tia cực tím, thuốc, hóa chất… Theo kết quả biểu đồ 3.2, nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất (43,63%), lao động chân tay (20,00%), sau đó là học sinh sinh viên (12,73%), cán bộ viên chức (10,91%), nghề nghiệp khác (12,73%). Điều này là hợp lý khi bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đã ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức lao động của bản thân bệnh nhân, một nguyên nhân khác là bệnh nhân ý thức được các yếu tố nguy cơ này nên chủ động chuyển nghề phù hợp hơn. Khác với một số nghiên cứu nhận thấy nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất: Nguyễn Văn Toàn (44,4%) [25], Nguyễn Thị Bích Ngọc (40%) [18]. Sự khác biệt này là do sự khác nhau trong chọn mẫu nghiên cứu.

4.1.4. Phân bố bệnh theo dân tộc

Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy dân tộc Kinh chiếm 96,36%, dân tộc khác chiếm 3,64%, trong đó 1 bệnh nhân là người dân tộc Pa Cô, 1 bệnh nhân là người dân tộc Vân Kiều. Yếu tố dân tộc cũng là một trong những yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến bệnh Lupus ban đỏ hệ thống [74]. Tuy nhiên sự khác biệt này có thể được giải thích là do dân tộc Kinh là dân tộc chiếm tỷ lệ đông đảo nhất, ngoài ra các dân tộc thiểu số lại ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe của mình hơn nên số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện cũng hạn chế hơn. Vì vậy cần có những nghiên cứu lớn hơn với cách chọn mẫu phù hợp với tỷ lệ dân số.

4.1.5. Phân bố bệnh theo các yếu tố nguy cơ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua kết quả bảng 3.2 có 46 bệnh nhân là nữ và đang ở trong độ tuổi sinh sản, 10/46 bệnh nhân có liên quan đến quá trình thai nghén, trong đó có 3 bệnh nhân đang mang thai chiếm 6,52%, 7 bệnh nhân sau sinh/sẩy/đình chỉ thai nghén không quá 6 tuần chiếm 15,22%. Trong đó, có 1 bệnh nhân có chỉ định đình chỉ thai nghén do bệnh lý ảnh hưởng đến thai. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp khi bệnh Lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu xảy ra ở nữ giới và trong độ tuổi sinh sản. Với đặc điểm của quá trình thai nghén với nồng độ cao của

estrogen và prolactin có liên quan chặt chẽ đến bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Quá trỡnh thai nghộn ảnh hưởng đến tiến trỡnh của bệnh cũng như quỏ trỡnh theo dừi và điều trị thuốc, ngược lại bệnh Lupus ban đỏ cũng ảnh hưởng đến thai nghén, do vậy bệnh nhõn cần được theo dừi điều trị chặt chẽ hơn trong khi mang thai.

Từ bảng 3.2 cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tiếp xúc ánh sáng là 18,18%. Điều này là phù hợp khi tỷ lệ lao động chân tay trong mẫu nghiên cứu là 20,00%, hầu hết các bệnh nhân phải lao động trong điều kiện phải tiếp xúc ánh nắng mặt trời mà chưa có phương tiện để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với các thành phần có hại như tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời.

4.1.7. Phân bố bệnh theo các yếu tố bệnh

Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 12/55 trường hợp SLE mới được chẩn đoán lần đầu chiếm 21,82%, thấp hơn Bùi Thị Hà (35,6%) [10], Hoàng Thị Phương Thảo (40,00%) [22], sự khác nhau này là do sự khác nhau trong chọn mẫu. Trong số 43 trường hợp đã được chẩn đoán, thời gian mắc bệnh <3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,91%, thời gian mắc bệnh >3 năm là 27,27% với bệnh nhân lâu nhất là 16 năm, tương tự Hoàng Thị Phương Thảo (29,1%) [22], Tạ Thị Hồng Thúy (25,6%) [24]. Kết quả này phù hợp với đặc điểm bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh mạn tính, thời gian điều trị kéo dài. Mặc dù đã có nhiều phương pháp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị giúp cải thiện tiên lượng bệnh. Tuy nhiên bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan, trong đó có tổn thương các cơ quan quan trọng:

tim, thận, thần kinh,… nên tiên lượng thời gian sống còn thấp.

Qua bảng 3.3, trong 43 trường hợp đã được chẩn đoán có 36 trường hợp tuân thủ điều trị tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 83,72%, 6 trường hợp có điều trị song không tái khám và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ điều trị chiếm 13,95%, 1 trường hợp tự ý ngưng điều trị sau khi được chẩn đoán chiếm 2,33%. Kết quả này cho thấy đa số bệnh nhõn hiểu rừ và ý thức được mức độ trầm trọng của bệnh, tớnh chất quan trọng của việc tỏi khỏm theo dừi điều trị đỳng phỏc đồ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 29,09% trường hợp không điều trị thuốc trước lúc vào viện, 31,18% điều trị với Corticoids, 32,73% điều trị kết hợp

Corticoids và ức chế miễn dịch khác với Nguyễn Thị Thu Hương với các tỷ lệ tương ứng là 15,38%; 61,54%; 23,08% [13]. Sự khác nhau này là do sự khác nhau trong chọn mẫu nghiên cứu. Kết quả này cho thấy điều trị chủ yếu vẫn là sử dụng các thuốc nhóm Corticoids và các thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide, Mycophenolat mofetil. Các thuốc ức chế miễn dịch sinh học như Rituximab mặc dù nghiên cứu có hiệu quả tốt nhưng vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

4.2. MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG BỆNH THEO CHỈ SỐ SLEDAI

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CHỈ số SLEDAI TRONG ĐÁNH GIÁ mức độ HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w