Kết quả của Chiến tranh thế giới hai (1939 - 1945)

Một phần của tài liệu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á. (Trang 20 - 24)

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người ( bằng tất cả những cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại). Trong cuộc chiến này có tới 76 nước tuyên bố trong tình trạng chiến tranh so với 36 nước trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Do quy mô cuộc chiến như vậy, đã có tới 110 triệu người bị động viên vào quân đội, hơn 60 triệu người bị giết hoặc bị chết vì chiến tranh ( so với 13 triệu người chết trong thế giới thứ nhất), hơn 90 triệu người bị thương hoặc bị tàn phế ( so với 20 triệu người trong chiến tranh thế giới thứ nhất).

Số người chết ở 10 nước tham chiến chủ yếu như sau : (cả quân nhân và thường dân)

Nước Tổng số người chết % so với số dân năm 1939

Liên Xô 27.000.000 16,2 %

Trung Hoa 13.500.000 2.2 %

Đức 5.600.000 7 %

Ba Lan 5.000.000 14 %

Nhật Bản 2.200.000 3 %

Nam Tư 1.500.000 10 %

Pháp 630.000 1,5 %

Italia 480.000 1,2 %

Anh 382.000 1 %

Mĩ 300.000 0.3 %

[ 15 ; 212 ]

Để thấy được chiến tranh thế giới thứ hai có quy mô lớn nhất và sức tàn phá nhất trong lịch sử, chúng ta có thể tham khảo bảng so sánh giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai như sau:

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai

Số nước tham chiến 38 nước 76 nước

Với số dân 1.000 triệu 1.700 triệu

Số người được vũ trang 70 triệu 110 triệu

Số người chết 10 triệu 60 triệu

Số người bị tàn phế 20 triệu 28 triệu

Chi phí quân sự 20 tỷ đô la 935 tỷ đô la

[ 7 ; 168 ]

Thất bại về vật chất trị giá gấp hơn 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chi phí thiệt hại về vật chất theo con số tính toán của các chuyên gia lên tới 4000 tỉ đô la ( so với 360 tỉ của Chiến tranh thế giới thứ nhất). Hàng tram đô thị lớn bị san bằng : Vacxava ( Ba Lan); Xtalingrat ( Liên Xô); Brexden ( Đức);

Hỉosima và Nagasaki ( Nhật Bản);… Hàng nghìn thành thị, hàng vạn làng mạc bị tàn phá.

Về tinh thần, những giá trị của nền văn minh nhân loại ( về nhân đạo, về nhân quyền,… ) bị trà đạp vì tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã ( đối với người

Do Thái và một số dân tộc khác ), vì việc dùng bom nguyên tử giết hại dân thường.

Đó là chưa kể những thiệt hại mà cuộc chiến tranh đã gây ra cho nền sản xuất của các nước, cũng những nỗi đau thương không thể kể bằng con số mà những đứa trẻ mồ côi, những người vợ góa, những bà mẹ mất con khắp mọi miền trên trái đất đã phải chịu đựng.

Nhân đân Liên Xô đã phải gánh chịu hi sinh nặng nề nhất cho cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân toàn thế giới. Những trận đánh ác liệt đã diễn ra trên đất nước Liên Xô suốt 1.418 ngày đêm. Hai mươi triệu người xô viết đã ngã xuống ( cứ 5 người chết trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì có hai người Liên Xô ). Tổn thất về vật chất của Liên Xô là khoảng 485 tỉ đô la (tính theo giá trị 1941 ). [ 7 ; 168 ]

Trong lịch sử, chưa từng có một cuộc chiến tranh nào gây cho nhân loại những tổn thất như vậy.

Nhưng trong lịch sử chưa có một trận thắng nào có tác động mạnh mẽ và sâu rộng đối với tiến trình lịch sử thế giới như thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh chống phát xít.

Tội phạm gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu này là bọn phát xít Đức; Italia và Nhật Bản được sự “dung dưỡng”, “thỏa hiệp của đế quốc phương Tây”. Nhưng kết quả của cuộc chiến đã đi ngược lại với tính toán của bọn chủ nghĩa đế quốc - các thế lực khiêu chiến. Các bọn đế quốc hiếu chiến, từ bọn phát xít đến các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ - tất cả đều có chung một mục tiêu là tiêu diệt nước xã hội chủ nghĩa duy nhất là Liên Xô. Nhưng trái hẳn với ý tưởng ngông cuồng của bọn phát xít và sự mong đợi của các đế quốc khác, Liên Xô xã hội chủ nghĩa - thành trì của cách mạng và hòa bình thế giới, đã không bị “tiêu diệt” hoặc kiệt quệ vì chiến tranh. Liên Xô đã vượt qua mọi thử thách ác liệt của chiến tranh để giành chiến thắng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã nhanh chóng hàn gắn

vết thương và nhanh chóng tiến lên với những bước đi kỳ diệu trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa khác, tạo thành một hệ thống quốc tế các nước xã hội chủ nghĩa. Trên đường truy kích và tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng hàng loạt các nước châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước Ba Lan, Bungari, Rumani, Hunggari, Anbani, Tiệp Khắc dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản đánh bại các thế lực phản động trong nước, lập nên chính quyền dân chủ nhân dân, đưa đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Sự thủ tiêu phát xít Đức ở miền Đông Đức và sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ Đức ( tháng 10/1949 ) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc củng cố mặt trận xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp bảo vệ hòa bình ở châu Âu và toàn thế giới. Thắng lợi của cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật không những bảo vệ đước nước Liên Xô và nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ khỏi nguy cơ bị chúng xâm lược, mà còn tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở một loạt nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Miến Điện… và mở đường cho một số nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của hệ thống thế giới các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai là bước nhảy vọt của lịch sử.

Đây là thắng lợi vĩ đại của loài người tiến bộ, là đóng góp hết sức to lớn của các nước bị phát xít chiếm đóng. Các cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị chiếm đóng ở châu Âu, châu Á,… đã gây cho quân phát xít tổn thất không nhỏ, đẩy chúng vào tình huống lúng túng, góp phần cùng quân Đồng Minh tiêu diệt hoàn toàn chúng.

Tuy nhiên, lực lượng chống phát xít chủ yếu là Liên Xô, Mĩ, Anh và phần nào có Pháp. Đây là những nước có quân đội mạnh, được trang bị tối tân, lại có nền kinh tế vững vàng, đã giáng những đòn nặng nề và quyết định vào lực lượng

phát xít ở châu Âu, ở Bắc Phi và Viễn Đông, loại dần từng nước phát xít ra khỏi cuộc chiến. Trong những lực lượng này, Liên Xô giữ vai trò một lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi của chiến tranh. Thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh chống phát xít đã đẩy chủ nghĩa tư bản thế giới lao sâu hơn nữa vào cuộc tổng khủng hoảng của nó. Ba nước đế quốc Đức, Italia, Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh và chịu thất bại thảm hại. Các nước đế quốc Anh, Pháp tuy ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế kể chiến tháng, nhưng cũng bị chiến tranh làm suy yếu nghiêm trọng. Chỉ có đế quốc Mỹ lợi dụng tình thế để kiếm lợi nhuận trong chiến tranh đã trở thành tên đế quốc phát triển nhất.

Tình hình đó nói lên sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo thời cơ thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc bị áp bức trong các nước thuộc địa và phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Chiến tranh gây nên tình trạng khủng hoảng của nền thống trị thực dân, tạo thời cơ cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển thắng lợi. Nếu trong chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ đưa đến kết quả là bọn đế quốc thực dân chia lại thuộc địa và các khu ảnh hưởng trên phạm vi thế giới, thì ngay trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều dân tộc đã đứng lên chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thực dân, giành quyền làm chủ vận mệnh Tổ quốc. Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc đã bùng lên thành một cao trào mạnh mẽ từ châu Á sang châu Phi và Mĩ Latinh. Toàn bộ hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa đế quốc thiết lập nên từ nhiều thế kỷ trước đến nay về căn bản đã bị sụp đổ.

Như vậy, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để lại hậu quả nặng nề cho các nước đế quốc, nhưng kết quả của cuộc chiến có tắc đông mạnh mẽ và tạo thời cơ cho các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh giành đức nhiều thắng lợi.

Một phần của tài liệu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á. (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w