Kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) tác động tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á. (Trang 34 - 39)

Đông Nam Á gồm 11 nước. Trước năm 1945 đều là thuộc địa và thị trường của các nước tư bản phương Tây. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ và lần lượt giành được độc lập.

Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã phát triển vào những năm cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Ở nhiều nước lực lượng cách mạng đã xây dựng được những căn cứ địa vững chắc hoặc đã giải phóng được nhiều vùng đất rộng lớn, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển và thắng lợi trong những giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời, thắng lợi của cuộc đấu tranh chống phát xít năm 1945 cũng tạo tiền đề thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng.

Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Thời cơ giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Đồng Nam Á đã đến. Tùy theo bối cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể, nhân dân các nước Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh giành độc lập, tự do. Đông Nam Á trở thành khu vực đầu tiên trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã diễn ra những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, đưa đến việc thành lập các quốc gia độc lập vào thời khắc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, điển hình là hai cuộc cách mạng diễn ra vào tháng Tám/1945 ở Việt Nam và Indonesia.

Từ sau Chiến tranh thê giới thứ hai kết thúc, với sự suy yếu của các nước trong hệ thống thực dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với những con đường khác nhau.

Tác động tới các nước Đông Dương:

Tác động tới Việt Nam

Ở Việt Nam việc tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng căn cứ cách mạng, giáo dục quần chúng đào tạo cán bộ… đã được thực hiện từng bước.

Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở Việt Nam là một nghệ thuật và chỗ tuyệt diệu của nghệ thuật đó là chọn đúng thời cơ. Thời cơ của cuộc Tổng khởi nghĩa chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Do có quá trình chuẩn bị từ trước, những người cách mạng Việt Nam đã chớp đúng thời cơ, hoàn thành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa. Chính quyền cách mạng được thành lập và chở thành chủ nhân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đón tiếp quan Đồng minh vào giải giáp quân Nhật Bản. Bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những quyền lợi cơ bản và nguyện vọng tha thiết của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám cho thấy, những người Cộng sản đã dặt cách mạng Việt Nam vào điều kiện của chiến tranh thế giới, đồng thời có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, kịp thời, có sự chuẩn bị chu đáo và tính toán chính xác, đưa cuộc cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Tác động tới Lào

Mùa thu năm 1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ở Lào bọn thực dân pháp thẳng tay đàn áp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Lào.

Mặt khác, bọn chúng tăng cường cướp bóc, vơ vét của cải đến mức tối đa để phục vụ cho mục đích chiến tranh.

Tháng 6/1940, Pháp bị bại trận, đầu hàng phát xít Đức trên mặt trận châu Âu. Phát xít Nhật - đồng minh châu Á của phát xít Đức, từ lâu đã đặc biệt chú ý tới các nước Đông Dương, tranh thủ thời cơ thuận lợi bắt tay vào hành động. Nhật

đưa ra chiêu bài “châu Á của người châu Á”, thuyết “Đại Đông Á”,… đế quốc Nhật nuôi ý đồ thống trị toàn bộ Đông Á và Đông Nam Á. Thừa cơ Pháp bại trận ở châu Âu, Nhật trực tiếp can thiệp vào Đông Dương, biến ba nước này thành căn cứ chiến lược của chúng. Về phía bọn thực dân Pháp ở Đông Dương, để mong cứu vẫn địa vị lung lay của chúng đã không lùi bước trước sức ép của phát xít Nhật.

Sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, phát xít Nhật buộc bọn cầm quyền thực dân ở Đông Dương phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc, tiếp sau là Nhật lần lượt mở rộng đánh chiếm từ Trung Quốc lan rộng ra các nước châu Á. Nhật không những can thiệp trực tiếp quân sự nhằm thay chân Pháp ở Đông Dương mà chúng còn dung túng, xúi giục bọn quân phiệt Thái Lan, thừa cơ cướp đất của Lào cũng như Campuchia. Với Hiệp ước ngày 8/12/1941, bọn cầm quyền Pháp bắt đầu trao chủ quyền Đông Dương cho Nhật và chịu làm tay sai cho chúng. Ba nước Đông Dương đã thực sự trở thành một thứ thuộc địa và căn cứ quân sự của Nhật.

Nhưng sau khi bị thua đậm ở Thái Bình Dương, Nhật lo tìm đường thoát. Trong lúc mâu thuẫn giữa chúng và thực dân Pháp ở Đông Dương ngày càng gay gắt nhất là khi phái Đờ Gôn ráo riết chống lại chúng. Lào đã là nơi Đồng minh thả người, vũ khí, quân trang, quân dù xuống viện trợ cho phái Đờ Gôn.

Từ đó, nhân dân Lào tuy về hình thức là một nước “bảo trợ” của Pháp, nhưng trên thực tế, nhân dân Lào phải chịu cảnh một cổ hai tròng, trong đó tên chủ nắm quyền quyết định thực sự là bọn phát xít Nhật, mặc dù bộ máy của thực dân Pháp vẫn còn được duy trì. Nhưng từ sự kiện 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Lào chính thức trở thành thuộc địa của phát xít Nhật. Do đó, cuộc sống nhân dân Lào đã bần cùng sau hàng nửa thế kỉ đô hộ của thực dân Pháp, nay lại càng điêu đứng, bần cùng hơn.

Vì vậy, nhân dân đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ từ chống Pháp sang chống phát xít Nhật giành độc lập dân tộc. Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh vô

điều kiện, cùng với Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho Cách mạng Lào.

Tác động tới Campuchia

Campuchia cũng như Lào và Việt Nam đều bị thực dân Pháp xâm lược, và trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, năm 1941, Campuchia cũng trở thành thuộc địa của Nhật. Sau sự kiện Nhật bất ngờ làm đảo chính, lật đổ thực dân Pháp ở Đông Dương, tiếp đó đưa Sơn Ngọc Thành lên làm chính phủ bù nhìn kiêm ngoại trưởng Campuchia.

Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. chiến thắng của lực lượng cách mạng dân chủ do Liên Xô dẫn đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đã ảnh hưởng lớn tới tinh thần cách mạng của Campuchia. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Campuchia có lên cao nhưng thời cơ giành chính quyền đã bị bỏ lỡ. Chính quyền phản động Sơn Ngọc Thành, tay sai phát xít Nhật vẫn tiếp tục tồn tại.

Tác động tới Indonesia

Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Indonesia đã tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại ách thống trị của phát xít Nhật. Khởi nghĩa nông dân ở Xingapocna, Indoramadu, Xemarang…, những cuộc bạo động ở Blita, Keridi, cuộc nổi dậy của công nhân, trí thức, học sinh các thành phố lớn…

đã giáng những đòn mạnh mẽ vào nền thống trị của bọn chiếm đóng.

Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng. Trước thời cơ thuận lợi, phong trào đấu tranh đòi độc lập lên cao sôi nổi ở nhiều nơi. Ngày 17/8/1945, quần chúng nhân dân trước hết là các tổ chức thanh niên chống Nhật, công nhân, nông dân đã thúc đẩy bác sĩ Xucacno và Hatta soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Indonesia. Sau khi Xucacno tuyên bố thành lập (17/8/1945), nhân dân các thành phố lớn rầm rộ biểu tình tuần hành. Phong trào

cách mạng lan rộng trong cả nước, từ các thành phố lớn như Giacacta, Xurabaya… đến những địa phương xa xôi ở đảo Giava và Xumatra, quần chúng nổi dậy chiếm lĩnh các công sở, đài phát thanh, tòa thị chính,… và thành lập chính quyền mới. Ngày 18/8/1945, Hội nghị ủy ban trù bị độc lập Indonesia gồm đại diện các đảng phái, đoàn thể đã họp, thông qua Hiến pháp mới, bầu Xucacno (lãnh tụ của Đảng Quốc dân) làm Tổng thống và Hatta (lãnh tụ Đảng Matsumi) làm phó Tổng thống. Chính phủ mới được thành lập do Sgiaira làm Thủ tướng. Để chuẩn bị lực lượng bảo vệ nước Cộng hòa non trẻ, quân đội nhân dân được thành lập và sẵn sàng đối phó với âm mưu xâm lược của các nước đế quốc.

Tác động tới Miến Điện

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, phong trào giải phóng dân tộc ở Miến Điện lên cao sôi nổi khắp toàn quốc. Lực lượng vũ trang của Liên Minh tự do nhân dân chống phát xít đã lên tới 200 000 người. Ngày 27/3/1945, cuộc khởi nghĩa toàn dân chống phát xít bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Liên minh tự do nhân dân chống phát xít. Ngày 5/5/1945, các lực lượng khởi nghĩa đã phối hợp với quân đội Anh giải phóng Thủ đô Ranggun. Đến tháng 8/1945, toàn bộ lãnh thổ Miến Điện được giải phóng.

Tác động tới Malaixia

Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng Mã Lai.

Phong trào kháng Nhật cứu nước phát triển và lan rộng khắp các bang trong nước.

Đảng cộng sản là lực lượng nòng cốt đứng ra thành lập Quân đội nhân dân kháng Nhật và tổ chức phong trào kháng Nhật. Tháng 8/1945, Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng Cộng sản Mã Lai vận động quần chúng, phối hợp với các lực lượng vũ trang kháng Nhật, giải phóng phần lớn lãnh thổ đất nước trước khi quân Anh quay trở lại và thành lập ủy ban Nhân dân ở một số địa phương.

Như vậy, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với kết quả là thắng lợi thuộc về Liên Xô và các lực lượng dân chủ, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ

nghĩa quân phiệt - bộ phận cực đoan nhất của chủ nghĩa đế quốc. Bản thân các nước đế quốc, thực dân bị các nước phát xít giáng cho một đòn chí tử không những ở chính quốc mà ngay cả các nước thuộc địa. Đây là cơ hội, là điều kiện khách quan có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

2.3 Tác động của các Hội nghị trong Chiến tranh thế giới thứ hai tới phong

Một phần của tài liệu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á. (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w